Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Trung Quốc và bom nguyên tử

3 giờ chiều ngày 16 tháng 10 năm 1964 cộng hoà nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên kích nổ quả bom nguyên tử của-nhà-trồng-được sau chưa đến 10 năm nghiên cứu chế tạo: ngồi chung mâm với Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô làm năm cường quốc hạt nhân

Khởi đầu
khi chỉ nước Mỹ có bom nguyên tử, Mao Trạch Đông và lãnh đạo đảng cộng sản đã lo sợ Mỹ can thiệp hạt nhân vào nội chiến Trung Quốc
tháng 12 năm 1949 Mao Trạch Đông viếng thăm Stalin đàm phán để Trung Quốc tham gia khối Liên Xô, Mao đã tìm kiếm được hứa cho quốc gia non trẻ của mình vào một ô bảo hộ hạt nhân
bấy giờ Liên Xô mới lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom hạt nhân được mấy tháng, đã do dự với quyết định trao đi ô bảo hộ ấy, dù chỉ là ngầm thoả thuận
năm 1945 hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Trung-Xô đã viết rằng: "trong trường hợp một cuộc xâm lược lên một trong những quốc gia ký kết bởi một quốc gia thứ ba, các quốc gia ký kết khác sẽ thực hiện hỗ trợ"
nhận thấy ghi chép ấy có phần qua loa, Chu Ân Lai đã đề nghị bổ sung điều khoản "bằng mọi phương tiện có thể sử dụng được": Liên Xô mới đầu phản đối nhưng sau rốt đã chấp nhận
không có ghi chép nào về vũ khí hạt nhân từng được chính thức ghi lại, cho nên ý nghĩa của tất cả những điều khoản này là tuỳ cách hiểu của tất cả các bên: sau đấy, việc ấy đã được trải nghiệm thực tế trong chiến tranh Triều Tiên

Một ô bảo hộ hạt nhân
khi người Mỹ tiếp cận sông Áp Lục, người Trung Quốc lo lắng rằng người Mỹ cũng sẽ xâm lược Trung Quốc cộng sản: nếu chuyện ấy xảy ra, liệu người Mỹ có sử dụng bom hạt nhân hay không? Liệu Liên Xô có giúp người Trung Quốc?
sau rốt, lãnh đạo đảng đã quyết định can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, tin vào lợi thế quân số và đặt cược rằng người Mỹ sẽ không dám mạo hiểm chiến tranh hạt nhân với Liên Xô
sau chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ đã lơ lửng đe doạ vũ khí hạt nhân lên Trung Quốc: lãnh đạo Trung Quốc gọi ấy là "tống tiền hạt nhân"
quốc vụ khanh John Foster Dulles của chính quyền tổng thống Dwight Eisenhower đã bình luận: "chế độ Trung cộng đã, liên tục và ác ý, thù nghịch với Mỹ"
năm 1954 tư lệnh chiến lược không quân Curtis LeMay nói: "không có mục tiêu thả bom chiến lược nào thích hợp ở Triều Tiên. Tuy nhiên, là tôi thì tôi sẽ thả vài quả bom xuống những nơi thích đáng ở Trung Quốc, Mãn Châu và đông nam Nga"
cuối năm 1954 sang 1955 khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, lãnh đạo quân đội Mỹ đã khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng sau rốt Eisenhower đã cản
ngày 3 tháng 12 năm 1954 Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc ký hiệp ước phòng thủ chung ở quận Columbia [DC district of Columbia] tiểu bang Washington

Chia sẻ
bấy giờ Liên Xô là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc: đã cho vay và giúp Trung Quốc gây dựng những dự án phát triển công nghiệp phong cách Liên Xô
Liên Xô cũng cho quân giải phóng nhân dân Trung Quốc [PLA people liberate army] tên lửa, máy bay và thiết bị quân sự khác
cộng hoà nhân dân Trung Quốc từ lâu biết về chương trình hạt nhân Liên Xô: vài tuần trước lần kích nổ đầu tiên năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ dẫn một phái đoàn đảng cộng sản đi thăm Stalin và bất ngờ đề nghị thăm quan các cơ sở hạt nhân - thay vào đó, Stalin đã cho họ xem một tài liệu thử hạt nhân
Liên Xô chưa bao giờ chuyển giao công nghệ hạt nhân khi Stalin còn sống: cao nhất chỉ là đề nghị "bảo hộ" dưới cái ô hạt nhân

Khrushchev
năm 1953 Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo Liên Xô: có vẻ Nikita muốn người Trung Quốc ủng hộ để tăng ảnh hưởng trong nước của mình và giúp ông đạt mục tiêu dọn sạch chủ nghĩa Stalin
tháng 9 năm 1954 Nikita phát biểu với uỷ ban trung ương đảng: "trước sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Trung Quốc, nếu ta không giúp Trung Quốc phát triển công nghiệp, ta sẽ lỡ cơ hội lịch sử để củng cố tình bằng hữu"
ít hôm sau, Nikita dẫn một phái đoàn sang cộng hoà nhân dân Trung Quốc
tháng 10 năm 1954 trong một buổi gặp mặt, Mao đề nghị Nikita hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc
Nikita đã cố thuyết phục Trung Quốc không lựa chọn con đường vũ khí hạt nhân, mong muốn Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế, rằng Liên Xô đã cung cấp ô bảo hộ hạt nhân cho Trung Quốc rồi
Trung Quốc khăng khăng và sau rốt, Nikita và Liên Xô đồng ý hợp tác cung cấp một số thứ nhất định cho sử dụng điện hạt nhân mục đích hoà bình

Hoà bình
tháng 4 năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc và Liên Xô ký kết 'hiệp ước hợp tác hạt nhân Trung-Xô' theo đó Liên Xô chấp nhận trao cho Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu một nhà máy điện hạt nhân thử nghiệm công suất 6500 đến 10000 kilowatt và một thiết bị gia tốc cyclotron công suất 12.5 đến 25 mega electron volt với giá 430 triệu ruble
Liên Xô gửi một đội chuyên gia hạt nhân, dẫn đầu bởi trưởng học viện vật lý hạt nhân Liên Xô, để trình chiếu một số phim ảnh về điện hạt nhân: họ cũng tổ chức một bài giảng cho khán giả là 1400 nhà khoa học Trung Quốc, trong đó có cả Chu Ân Lai
Liên Xô cũng gửi nhiều nhà khoa học đi Trung Quốc thám hiểm những mỏ dự trữ urani ở Tân Cương: urani hữu ích sẽ được sử dụng nội địa Trung Quốc, thừa dư sẽ xuất khẩu đi Liên Xô
tháng 2 năm 1956 Nikita đồng ý mở rộng hợp tác: gửi thêm sinh viên Trung Quốc đi du học Liên Xô để giúp xây dựng những cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho Trung Quốc

Nhân lực
bấy giờ, mặc dù hợp tác tốt đẹp nhưng Mao và các đồng chí của mình vẫn coi ấy là 'liên minh vì lợi ích trước mắt' sẽ không tồn tại mãi mãi: và họ phải khai thác tối đa, chuyển giao càng nhiều công nghệ càng tốt khi còn đang hợp tác
năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc có ngân sách nghiên cứu khoa học là 15 triệu đôla thì năm 1956 đã tăng lên thành 100 triệu đôla
trường đại học khoa học viện Trung Quốc nhận được tiền đầu tư lớn, phần lớn để mua những văn bản khoa học từ phương tây
chương trình hạt nhân Trung Quốc tuyển chọn những nhân lực tài năng nhất: chương trình cũng tuyển những nhà khoa học sinh ra ở Trung Quốc đang học hoặc làm việc ở phương tây - ví dụ tiến sĩ Tiền Học Sâm đồng sáng lập phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực [JPL jet propulsion lab]
tiến sĩ Tiền Học Sâm [Qian Xuesen] bị gây tranh cãi sau khi mất việc vì Mỹ cáo buộc cảm tình cộng sản: sự vụ là một vết nhơ ở Mỹ và một cơ hội cho cộng hoà nhân dân Trung Quốc
những nhà khoa học nước ngoài khác có: giáo sư vật lý Tiền Vĩ Trường [Qian Weichang] sau là phó chủ tịch Trung Quốc nhân dân chính trị hiệp thương hội nghị [chính hiệp toàn quốc]
Qian Sanqiang học phản ứng phân hạch urani và tia gamma ở học viện Curie ở Paris, sau khi trở về Trung Quốc ông là giám đốc viện vật lý của học viện không gian Trung Quốc
Qian Sanqiang có vợ He Zehui cũng là nhà vật lý nổi tiếng
Peng Huanwu là nhà vật lý lượng tử đã nhận được 2 bằng tiến sĩ chỉ trong 10 năm và là sinh viên Trung Quốc đầu tiên theo học Max Born giành giải nobel
phe cực tả của đảng cộng sản Trung Quốc đã tấn công những tiến sĩ Peng và Qian về nước làm việc vì là trí thức cánh hữu: đến nỗi năm 1956 Chu Ân Lai tổ chức họp để chấm dứt việc đấu tố - nhưng các nhà khoa học vẫn phải tản cư khỏi các thành phố đến nơi hẻo lánh để được yên ổn

Hợp tác toàn diện
đến năm 1957 Liên Xô đã chuyển giao và hỗ trợ phát triển những lò phản ứng cho điện hạt nhân mục đích hoà bình
nhưng người Trung Quốc cũng gần như đã biết cách sản xuất nhà máy gia tốc và lò phản ứng hạt nhân: có nhiều văn bản đã xuất bản ở phương tây - vũ khí hạt nhân thì khác, cần những kỹ thuật đặc biệt và nhiều hạ tầng để hỗ trợ
Liên Xô phản đối ý tưởng chia sẻ thiết kế hoặc kiến thức sản xuất về vũ khí hạt nhân
cuối tháng 10 năm 1956 nổ ra loạt biểu tình phản đối cộng sản ở Hungary và Ba Lan: Liên Xô đã phản ứng ở cả hai nơi bằng đàn áp bạo lực - Liên Xô cần hậu thuẫn của đồng minh nước ngoài lớn nhất là Trung Quốc
năm 1957 Nikita, bất chấp can ngăn của quân đội và Ivan Kurchatov cha đẻ chương trình hạt nhân Liên Xô, đã đồng ý chuyển giao công nghệ bom nguyên tử cho Trung Quốc
tháng 10 năm 1957 Trung Quốc và Liên Xô ký kết "thoả thuận sản xuất vũ khí mới và thiết bị công nghệ quân sự và thành lập của ngành điện hạt nhân hoàn chỉnh ở Trung Quốc"
theo ấy, Liên Xô sẽ cung cấp cả một quả bom nguyên tử 'mô hình mang tính giáo dục' hoàn thiện, cùng với những thiết kế và tài liệu, và công nghệ để đóng gói [case] xử lý urani và plutoni, và hướng dẫn thử nghiệm

Hữu ích không?
Nikita và các đảng viên Liên Xô khác cảm thấy rằng họ đã chuyển giao một trong những bí mật sâu thẳm nhất: sau này Nikita nói trong những hồi ký cá nhân rằng "trước khi đứt gãy quan hệ, chúng tôi đã đưa cho người Trung Quốc gần như mọi thứ họ yêu cầu. Chúng tôi không giấu giếm gì"
nhưng thực ra Liên Xô đã bảo các nhà khoa học của mình tự tiết chế và không bao giờ đề cập những tiết chế ấy là gì: cho nên các nhà khoa học thường khá thụ động - nhưng với những kiến thức họ được phép tiết lộ, các nhà khoa học khá cởi mở và sẵn lòng truyền dạy - dù sao thì người Trung Quốc không ấn tượng lắm với cái họ nhận được, ít nhất trong vấn đề cụ thể về thiết kế vũ khí hạt nhân
ngày 15 tháng 7 năm 1958 trong một buổi giảng Liên Xô về lý thuyết, cấu trúc và lắp ráp của một vũ khí hạt nhân, người Liên Xô cho rằng họ đã tiết lộ nhiều bí mật hàng đầu: nhưng không có tài liệu đưa ra - chỉ một phác hoạ cơ bản trên bảng đen - và khán giả chủ yếu là nhân sự hành chính, không phải các nhà khoa học
không đưa ra tham số [parameter] hay công thức nào, không cho phép ghi chép lại: lý do vì bài giảng sẽ kèm quả bom mẫu làm cho mục đích giáo dục
người Trung Quốc cũng tuyên bố bài giảng năm 1958 của Liên Xô là dữ liệu hoàn toàn sai, rốt cuộc đã chỉ sai đường cho các nhà khoa học Trung Quốc sau ấy
tiến sĩ Qian Sangqiang bấy giờ đã quen thuộc với những ý tưởng hiện hữu về vũ khí hạt nhân nhờ thời gian từng ở Mỹ, đã tham dự buổi nghe giảng, và sau đó đã nói: "cái họ nói cho chúng ta là giống như thông tin chúng ta có thể lấy từ những quốc gia tư bản khác nhưng thiếu đi một ít chi tiết"
cuối thập niên 1950 chia rẽ Trung Xô nổ ra càng làm khó xác định được ai nói thật trong cuộc đấu khẩu "ông nói gà bà nói vịt" về đóng góp của Liên Xô và Trung Quốc trong chương trình hạt nhân Trung Quốc

Những thứ nữa
dù sao thì trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân, quy mô của Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc là lớn: ví dụ hai nước hợp tác trong những nỗ lực khám phá và khai thác - những mỏ urani ở Tân Cương là khá lớn, Liên Xô đã giúp khảo sát vệ tinh và phòng thí nghiệm thăm dò
tuy nhiên, ở những mỏ urani Tân Cương thì Trung Quốc tuyên bố rằng hỗ trợ Liên Xô đã không thực sự hữu ích: Liên Xô giục Trung Quốc thăm dò ở những đất trầm tích - nhưng hoá ra những mỏ urani tốt nhất thì đã tìm thấy giữa những đá hoa cương, một loại đá phun trào núi lửa
Liên Xô bàn giao những tên lửa tốt nhất: quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-12 mà các nhà khoa học đã mất nhiều năm phát triển - thì người Trung Quốc có được miễn phí
Sergei Khrushchev con trai của Nikita nhớ lại: "cứ để họ lấy R-12 đi... hai nghìn kilomet thôi chứ tầm bắn chưa xa lắm." sau đó Nikita im lặng. Có lẽ bố tôi nhận ra rằng vũ khí ấy có thể quay lại phản phé?... sau một chút ngập ngừng, Nikita nói tiếp... "cứ để họ lấy R-12. Và mọi thứ khác nữa"
Hai lựa chọn phát triển bom
một quả bom hạt nhân phong cách thập niên 1950 là ghép vào nhau những vật liệu phân hạch thành mức siêu tới hạn [supercriticality] là một loạt những phản ứng dây chuyền hạt nhân không kiểm soát
đầu tiên ta cần nhiều vật liệu phân hạch: ban đầu người Trung Quốc tìm cách chế tạo song song [dual-track] cả urani 235 và plutoni bom làm bởi urani 235 sẽ cần sử dụng nhà máy khuếch tán khí để tách biệt urani 235 khỏi urani 238: Liên Xô đã ảnh hưởng sâu sắc phần này của dây chuyền sản xuất, cụ thể là sản xuất urani 235
khuếch tán khí là ta buộc urani hexaflorua thể hơi đi qua một rào cản nhiều lỗ rỗng: urani 235 sẽ nhẹ hơn chút so với đồng vị 238 cho nên sẽ di chuyển nhanh hơn và dễ đi qua lỗ rỗng hơn
nhà máy khuếch tán khí nằm ở thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc miền tây bắc Trung Quốc: đầu tháng 8 năm 1959 trinh sát vệ tinh Mỹ đã phát giác nhà máy
mặt khác, một quả bom plutoni sẽ cần xây dựng một lò phản ứng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất vật liệu: lò sẽ biến nhiên liệu đồng vị urani 238 thành urani 239 khi nhiên liệu được lấy khỏi lò phản ứng và làm mát, nó chứa lẫn lộn plutoni, urani và những thứ khác: sau khi làm nguội, ta cần chiết tách ra và xử lý plutoni để biến nó thành một kim loại - một quá trình nguy hiểm và độc hại
Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nhiên liệu plutoni tích hợp: cũng sử dụng thiết kế Liên Xô ban đầu cho những lò phản ứng và nhà máy chiết tách hoá học - ở quận Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc

Bất ổn
hợp tác công nghệ quân sự ấy đã diễn ra từ năm 1957 đến 1960
chia rẽ Trung-Xô xảy ra: đầu năm 1956 Nikita có bài diễn văn bí mật "về sùng bái cá nhân và hậu quả" chỉ trích tệ sùng bái cá nhân Stalin - bài diễn văn đã chọc tức Mao Trạch Đông, người coi ấy là gián tiếp tấn công mình
tháng 11 năm 1957 Mao Trạch Đông nói ở hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và đảng công nhân ở Matxcơva rằng: "nếu tình huống tồi tệ nhất và một nửa nhân loại chết [trong một cuộc chiến hạt nhân], nửa còn lại sẽ sống tiếp trong khi chủ nghĩa đế quốc bị xoá bỏ và toàn thế giới sẽ trở thành chủ nghĩa xã hội. Chỉ sau một vài năm, sẽ có lại 2.7 tỷ người nữa và chắc chắn sẽ nhiều thêm"
ngày nay, những nhân vật hay ra vẻ trên Reddit và Elon Musk suốt ngày nói giống Mao Trạch Đông, không lạ: nhưng bấy giờ thì câu nói đã có sức ảnh hưởng và khiến Liên Xô phải suy nghĩ
một trong những chuyển giao lớn của thoả thuận tháng 10 năm 1957 là một mẫu "bom cho mục đích giáo dục": nhưng với bình luận khiếm nhã của Mao Trạch Đông - chỉ một tháng sau khi Liên Xô và Trung Quốc ký kết thoả thuận - đã khiến Nikita và phần còn lại của lãnh đạo Liên Xô nhụt chí
đầu năm 1958 lãnh đạo Liên Xô quyết định rút lời cho việc chuyển giao này, hồi ký của Nikita ghi lại: "họ thu dọn các thứ và gói gọn lại, để sẵn sàng mang đi Trung Quốc. Bấy giờ bộ trưởng chịu trách nhiệm cho vũ khí hạt nhân đã báo cáo cho tôi. Ông ấy biết quan hệ với Trung Quốc đã xuống dốc vô vọng... sau rốt chúng tôi quyết định hoãn việc gửi đi những mẫu [prototype]" năm 1958 những chuyên gia an ninh Matxcơva bất đồng với khoang chứa bom và đã yêu cầu chỉnh sửa, lần này qua lần khác năm 1959 công nhân Trung Quốc đã nhiều lần hẹn ra ga tàu hoả để tiếp nhận bom, nhưng đều trở về tay trắng sau rốt, Liên Xô đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao bom, nói với người Trung Quốc rằng việc ấy sẽ gây căng thẳng quan hệ với phương tây

Tan vỡ
năm 1958 diễn ra khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai: Mao bắt đầu pháo kích các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ để quân quốc gia phải rút lui - căng thẳng lại đe doạ nổ ra chiến tranh hạt nhân
từ lâu Stalin đã tin rằng Mao cố ý cố gắng kích động thế chiến 3 với hi vọng rằng Liên Xô và Mỹ sẽ đánh nhau và quên béng Trung Quốc lẫn Đài Loan
sau loạt sự kiện này, Nikita nhận ra mình đã mắc một sai lầm kinh khủng: tháng 6 năm 1959 Nikita gửi một lá thư thông báo người Trung Quốc về việc ngừng hợp tác quân sự - các cố vấn quân sự được gọi về, phần lớn đã đi ngay trong vòng một tháng, nhưng cũng phải tận tháng 7 năm 1960 cố vấn Liên Xô cuối cùng mới thu dọn hành lý rời Trung Quốc
sau rốt, 40% thiết bị và vật liệu thô được Liên Xô hứa hẹn đã không được chuyển giao: trong số 30 dự án công nghiệp hạt nhân Trung-Xô, chỉ số ít hoàn thiện và 9 dự án đã ngừng hoàn toàn - nhiều trường hợp đã buộc người Trung Quốc làm lại từ đầu

Tự mò
các cố vấn Liên Xô rút lui đã gây hụt hẫng nhưng không hoàn toàn bất ngờ: nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã nói với uỷ ban trung ương đảng rằng Liên Xô muốn duy trì khoảng cách công nghệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, cho nên hỗ trợ công nghệ của Liên Xô là không đáng tin
tháng 1 năm 1960 Trung Quốc khởi động dự án 596 - cái tên kỷ niệm "ngày quốc sỉ" Liên Xô rút lại viện trợ: Chu Ân Lai nói với các đồng chí trong bài phát biểu rằng họ sẽ 'tự thân vận động' 'đạt được đột phá trong 3 năm' 'làm chủ được bí quyết kỹ thuật trong 5 năm' và có một kho dự trữ bom trong 8 năm chịu áp lực kinh tế xã hội từ Đại nhảy vọt, người Trung Quốc quyết định từ bỏ việc chế tạo song song [dual-track], ngừng phương pháp bom plutoni và tiến đến chỉ làm với thiết kế urani 235

Urani 235
tháng 7 năm 1960 những cố vấn Liên Xô cuối cùng rời cơ sở Lan Châu, đích thân giám đốc nhà máy Wang Jiefu đã hộ tống 5 chuyên gia cuối cùng ra sân bay
các cố vấn đi mất đã buộc các kỹ thuật viên ở Lan Châu tự xoay xở, phân loại và phân phối hàng vạn vật liệu thô và hàng cho dây chuyền sản xuất urani 235 khắp Trung Quốc
mặc dù ở nơi hẻo lánh, bối cảnh chính trị đã ảnh hưởng nhà máy: dưới sức nóng của Đại nhảy vọt, các kỹ thuật viên đã buộc tháo dỡ thiết bị điện Liên Xô cung cấp dưới danh nghĩa "cải tiến kỹ thuật"
bộ trưởng công nghiệp cơ khí Tống Nhiệm Cùng đã phải trực tiếp thỉnh cầu Mao Trạch Đông để bảo dừng việc tháo dỡ
năm 1960 nạn đói đã lan đến nhân viên nhà máy nhưng giám đốc Wang Jiefu từ chối làm chậm tiến độ, đã chia khẩu phần ăn cho công nhân và gia đình, và đích thân đi hái rau dại với các cán bộ đồng nghiệp
cuối năm 1961 sau 700 ngày khó khăn sau khi Liên Xô cắt trợ giúp, máy móc của nhà máy Lan Châu đã được cài đặt thành công: người Trung Quốc đã xoay xở tìm được những thay thế hợp lý cho nhiều linh kiện Liên Xô - nổi tiếng nhất là một dầu bôi trơn đặc biệt cho những ống [pump] khuếch tán khí, cái mà các cố vấn đã giữ trong một phòng khoá kín và đã đem theo khi rời đi
giữa năm 1963 các nhà khoa học Lan Châu đã thành công chế tạo được urani 235 thuần khiết số lượng lớn
tháng 1 năm 1964 bộ đã đạt 90% làm giàu
Mao Trạch Đông nhận được một bản báo cáo và đã viết nguệch ngoạc "tốt lắm" [very good] ở lề tờ giấy

Thiết kế vũ khí
nổ hạt nhân là do những phản ứng phân hạch thành chuỗi dây chuyền không kiểm soát: nguyên tử urani chia tách và tạo thêm hạt neutron, những neutron sẽ tiếp tục va đập những nguyên tử khác, gây thêm chia tách... đến khi tự ổn định lại
bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima là một thiết kế "súng" bắn một mảnh sang mảnh khác: tiền nhiệm của thiết kế "co sập" [implosion] sử dụng những vụ nổ hình thù đặc biệt để đập vỡ một mảnh plutoni sắp-tới-hạn [sub-critical] thành mức siêu-tới-hạn [supercriticality]
'co sập' là thiết kế bom Mỹ ném xuống Nagasaki và cũng là thiết kế Trung Quốc lựa chọn thử nghiệm vì cần ít vật liệu phân hạch hơn: nhưng Trung Quốc thử urani 235 thay vì plutoni Mỹ xài
vấn đề chìa khoá mà thiết kế bom Trung Quốc cần làm là đồng bộ hoá đúng mực những vụ nổ để kích hoạt một loạt những phản ứng hạt nhân dây chuyền: căn thời gian sai sẽ khiến những hạt neutron lạc lõng tứ tung - một vụ bùng nổ sớm hạt neutron sẽ kết quả là hiệu năng không được như mong muốn
chương trình vũ khí hạt nhân Anh đã được lợi thế là có một số nhà khoa học từng làm ở phòng thí nghiệm Los Alamos, trong khi người Trung Quốc không được lợi ấy nhưng họ biết một quả bom là khả thi và lý thuyết cách thực hiện
năm 1960 người Trung Quốc đã xong công việc lý thuyết và sẵn sàng thực sự làm, được hỗ trợ bởi cóp nhặt một số phần việc của Liên Xô, thêm một số công trình nghiên cứu cần thiết nữa... từng chút một
làm việc ở ngoại ô Bắc Kinh, đội đã sử dụng những máy tính [calculator] tay để làm những công thức và mô phỏng: cuối năm 1962 họ đã thành thạo lý thuyết 'co sập' và năm 1963 họ đã có thiết kế hoàn chỉnh cho cơ chế 'co sập'
cuối năm 1963 urani đã đến nhà máy sản xuất linh kiện nguyên tử ở Túc Bắc tỉnh Cam Túc và một đội nghệ nhân đã đúc máy những urani thành một quả bóng những urani đã làm giàu, sau đó đóng gói thành quả bom 596

Phản ứng
đầu năm 1959 chính phủ Mỹ đã biết về chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc và đã cân nhắc can thiệp để chặn
năm 1961 tổng thống Kennedy nói với một phóng viên rằng Trung Quốc có vũ khí hạt nhân sẽ khiến toàn bộ Đông Nam Á rơi vào tay cộng sản
đầu thập niên 1960 Kennedy dò ý tứ Khrushchev về can thiệp quân sự để ngăn chương trình: Khrushchev chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng ấy và nhiều thành viên chính quyền Kennedy đã phản đối mạnh mẽ, hạ thấp giả thuyết về những hậu quả quân sự của một Trung Quốc có hạt nhân
Trung Quốc quyết định thử bom 'co sập' sử dụng urani thay vì plutoni đã gây bối rối tình báo Mỹ: năm 1964 người Mỹ đã thấy người Trung Quốc chuẩn bị thử bom nhưng dường như không có nhà máy nhiên liệu plutoni thích hợp - tình báo Mỹ biết về nhà máy khuếch tán khí ở Lan Châu nhưng nhận định sai lầm rằng nó quá nhỏ cho một chương trình hạt nhân nghiêm túc

Kết
chương trình bom hạt nhân nội địa của cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã tuyển dụng nhiều chục vạn nhân viên ở hơn 900 nhà máy, học viện nghiên cứu và trường học khắp 20 tỉnh: rất tốn kém ở một quốc gia kém phát triển
ước tính mới nhất cho thấy chương trình vũ khí hạt nhân 10 năm đã chi tiêu 10.7 tỷ nhân dân tệ tương đương 4.1 tỷ đôla Mỹ theo thời giá năm 1957 giữa những năm khó khăn thời kỳ Đại nhảy vọt
năm 1966 Đặng Tiểu Bình nói với đại sứ Romani rằng nếu Liên Xô không phá vỡ hiệp ước thì người Trung Quốc đã không thể xây dựng được quả bom nhanh đến thế
không biết Liên Xô giúp được bao nhiêu, nhưng có vẻ việc bị chọc tức và xúc phạm bởi bãi bỏ hiệp ước đã giúp người Trung Quốc có sức mạnh ý chí để hoàn thiện dự án bom hạt nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét