Tiến trình 7 nanomet
con số chỉ mang tính quảng cáo những sản phẩm chip đang dần cải thiện mức tiêu thụ điện, hiệu năng hoặc "diện tích bề mặt"
hiểu nghĩa đen thì 7 nanomet vô nghĩa không giải thích bất cứ chiều dài không gian vật lý nào
con số chỉ nói lên rằng chip mới cải thiện được 70% so với thế hệ tiền nhiệm là sản phẩm 10 nanomet
và sản phẩm 10 nanomet thì 70% cải thiện hơn thế hệ 14 nanomet
TSMC gọi tiến trình 7 nanomet của công ty là N7
SMIC N+2
tiến trình của SMIC đặt tên là N+2 là kế tục tiến trình N+1 ra mắt tháng 10 năm 2020
cả hai tiến trình dùng quang khắc nhúng DUV khắc nhiều lần, là cách mà nhiều xưởng đã lựa chọn áp dụng trước khi xuất hiện EUV
N+2 của SMIC có thể sử dụng EUV và công ty [SMIC] cũng đã thử mua thiết bị của ASML để xài nhưng Mỹ đã đặt lệnh cấm công nghệ này, chặn mất lối phát triển này
SemiAnalysis của TechInsights viết rằng N+2 phải 99% giống với N7 của TSMC
nghĩa là, kích cỡ đo lường của bóng bán dẫn - cái thứ hình dạng giống vây (tay bơi) của con cá, gọi là FinFEST - và sắp đặt của chúng [bóng bán dẫn] là giống nhau
TSMC bán ra chip N7 số lượng lớn năm 2018 nghĩa là SMIC muốn bán số lượng lớn chip cùng thế hệ với N7 thì cũng đã muộn 4 đến 6 năm
dù N+2 vẫn là một trong tiến trình tiên tiến nhất của bất cứ xưởng nào từng bán cho khách nhưng chưa chắc khả thi thương mại nếu không có EUV
công nghệ nhúng 193 nanomet và khắc nhiều lần vẫn dùng được để fab chip ở những tiến trình tiên tiến hơn N7
tháng 1 năm 2022 giám đốc nghiên cứu phát triển, tiến sĩ Burn Lin huyền thoại của TSMC cha đẻ của quang khắc nhúng 193 nanomet, trả lời phỏng vấn rằng SMIC có thể fab chip ngang ngửa N5 mà chỉ cần kỹ thuật khắc nhiều lần không cần EUV nhưng quy mô không lớn
vấn đề là liệu tiến trình của họ [SMIC] có thể có tỷ lệ đạt ở quy mô đủ lớn
Samsung đã ra mắt nhiều tiến trình xử lý thực sự tiên tiến nhưng sản phẩm chip chưa đạt đủ tỷ lệ đạt [yield]
yield nghĩa là sản phẩm có thể được dùng và thử quy mô
Intel vẫn nổi tiếng là đã vật lộn phấn đấu từ tiến trình tương đương 10 nanomet lên tiến trình 7 nanomet mà không có EUV
TSMC chào bán loạt N7 mà không đả động rắc rối gì và N+2 là tiến trình rất giống N7 nên có lẽ đường cong học tỷ lệ đạt [yield learning] cũng giống
thị trường đã khác năm 2018
xưởng có EUV sẽ có lợi thế kinh tế hơn xưởng chỉ có DUV
một tiến trình cỡ N7 chỉ có kỹ thuật khắc nhiều lần sẽ bị những hạn chế sản xuất gây hạn chế nghiêm trọng về mặt thiết kế [cho các nhà thiết kế]
một sản phẩm không được lý tưởng lắm
N+2 có khả thi thương mại không trong thị trường lớn? Trong thị trường mở thì có lẽ là không
đã có tiến trình hiệu năng cao hơn N7 như N6 của TSMC cải tiến và trang bị EUV
HiSilicon và SMIC
có thể SMIC đang kỳ vọng N+2 là sản phẩm chỉ bán ở Trung Quốc
N+2 có thể đã xâm phạm bí quyết thương mại N7 của TSMC
năm 2002 và 2006 TSMC kiện thành công ra toà án Mỹ để được lệnh cấm nhập khẩu những sản phẩm của SMIC được chế tạo sử dụng bí quyết thương mại của TSMC
lần này TSMC có thể làm tương tự và nếu thành công sẽ loại bỏ được khả dĩ N+2 của SMIC làm sản phẩm xuất khẩu và để lại lựa chọn duy nhất cho thị trường nội Trung Quốc và xuất sang những đất nước thân thiện
SMIC có muốn xuất sang quốc gia như Mỹ - đã nhấn mạnh trong báo cáo tài chính mới nhất - nhưng có lẽ không đặt hết trứng vào thị trường ấy
ngành thiết kế chip Trung Quốc đã tiến bộ lớn kể từ vụ kiện TSMC-SMIC giữa thập niên 2000
ngành đã tinh vi hơn và công nghiệp điện tử Trung Quốc đã trưởng thành
dễ thấy công ty HiSilicon - cánh tay thiết kế chip chủ lực của Huawei và từng là công ty bán dẫn lớn nhất Trung Quốc - sẽ muốn sử dụng N+2 cho những vi xử lý di động hiệu năng cao cho những sản phẩm điện thoại nổi tiếng và chip máy chủ cho dịch vụ điện toán đám mây
chưa kể HiSilicon là một trong những khách sộp của TSMC bên cạnh Apple - xưởng đã fab cho HiSilicon loạt chip Kirin 980 và 985 và 990 sử dụng tiến trình N7
thậm chí một số tay đào Bitcoin đã dùng N+2
SMIC có lẽ đang động đến tổ kiến lửa nhưng có lẽ đáng vì HiSilicon và Huewei là khách sộp đặt mua đơn hàng lớn có thể mang lợi thế quy mô cho xưởng [SMIC] và học tỷ lệ đạt nhanh [yield optimize]
HiSilicon và SMIC sẽ là bộ đôi đáng gờm
với đủ sản lượng, N+2 sẽ được cải thiện
năm 2018 TSMC bán ra hàng triệu đĩa wafer N7 cho khách như Apple trước khi EUV xuất hiện và nhờ đó cũng đã tiến bộ [dù chưa có EUV]
SMIC chắc hẳn cũng sẽ làm được
Động lực
Trung Quốc đặt việc sản xuất bán dẫn tiên tiến làm ưu tiên chính sách từ lâu, căn bản là từ thập niên 2000
khác biệt hiện nay là: Liang Mong-Song đồng giám đốc điều hành của SMIC là người cũ của TSMC và nổi tiếng sáng dạ về kỹ thuật, khó tính và lập trường tránh né chạy theo tiến trình mới nhất
năm 2017 Liang gia nhập SMIC sau khi rời Samsung và mang theo 200 nhân viên nghiên cứu phát triển quốc tịch Đài Loan và Hàn Quốc và ngay lập tức tái định vị lại công ty từ một nhà sản xuất hạng hai thành một gã khổng lồ tiến trình tiên tiến
miễn là Liang làm đồng CEO của SMIC - tương lai chưa chắc vì lịch sử nhảy việc của ông - SMIC tiếp tục đẩy lên tiến trình mới nhất
Intel nên trải thảm đỏ mời ông này và đội của ông này về Mỹ
Quốc gia Vùng Vịnh
Ả-rập đang chi hàng trăm triệu đôla vào một giải đấu gôn
Abu Dhabi đặt cược 10 tỷ đôla vào GlobalFoundries
Cấm DUV
được tiếp cận công nghệ quang khắc mới nhất là trọng yếu cho cuộc trường chinh của SMIC đến với công nghệ tiên tiến nhất
tin mới đây rằng chính phủ Mỹ đang thúc giục ASML của Hà Lan và Nikon của Nhật Bản chặn xuất khẩu những máy quang khắc DUV nhúng sang Trung Quốc
động thái chính phủ Mỹ vào thời điểm bán ra N+2 có lẽ không phải tình cờ
Mỹ từ lâu đã chặn xuất khẩu và bán hàng những máy EUV đến Trung Quốc
máy quang khắc nhúng sử dụng nước và dung dịch để cải thiện cấu hình của công nghệ tia laser argon florua 193 nanomet lâu đời - công nghệ gọi là "khô"
DUV là hòn đá tảng của nền sản xuất bán dẫn hiện đại và đã khá "trưởng thành"
mẫu đầu tiên ra mắt năm 2003
ngày nay chỉ ASML và Nikon bán máy quang khắc nhúng
máy argon florua 193 nanomet khô có thể được chỉnh sửa thành máy quang khắc nhúng, chỉ mất chưa đến 5 năm, nhưng cần nỗ lực kỹ thuật và chuyên môn lớn
ngành bán dẫn phương Tây chuyển đổi từ "khô" sang quang khắc nhúng thế hệ đầu tiên đã mất 2 đến 3 năm
một tiến trình cỡ N7 sẽ cần những kỹ thuật nhúng tinh diệu hơn nữa nêu lâu hơn nữa
hiện tại Nhật Bản và Hà Lan chưa quyết định lệnh cấm nào
chính phủ Trung Quốc vẫn đang đáp trả với nhấn mạnh vào bất bình đẳng và chơi xấu
thị trường tự do nhưng châu Âu thì vẫn bảo vệ ngành xe ôtô và Trung Quốc bảo vệ ngành viễn thông và internet và Mỹ thì đã bảo vệ ngành máy tính kể từ hồi chiến tranh lạnh đến giờ
những hiệp ước kiểm soát xuất khẩu đã cản trở các công nghệ Mỹ cập bến những quốc gia thù nghịch, đã gây tranh cãi nhiều thập kỷ
các nhà nghiên cứu chính sách và diễn đàn Internet vẫn đang tranh luận về hiệu quả của những chính sách bảo hộ ấy
ví dụ: nếu cấm xuất khẩu công nghệ quang khắc nhúng 193 nanomet mà lại không cấm cả công nghệ argon florua khô thì chỉ tốn thêm SMIC 4 đến 6 năm đạt đến tiến trình tiên tiến
một lệnh cấm cũng chỉ kích thích thêm đầu tư đáng kể vào quang khắc nội Trung, trước hết là đầu tư vào thiết bị để bảo trì thiết bị nhúng hiệu hữu và sau đó là quá trình tuỳ chỉnh máy từ "khô" sang "nhúng"
nếu thành thạo, kinh nghiệm chuyên môn có thể được nâng tầm lên thành một hệ thống mạch lạc hơn
công ty như thế liệu có bán được một hệ thống hoàn thiện sánh ngang ASML hay Nikon hay không?
khoảng cách có lẽ còn lớn hơn ước tính, nhiều năm, nhưng hoàn toàn có thể [đủ động lực bao gồm khách hàng người dùng cuối và đầu tư chính phủ]
Kết
một tiến trình 7 nanomet "chuẩn" quy mô lớn và tỷ lệ đạt tốt là một thành tựu của ngành sản xuất tiên tiến Trung Quốc
chỉ 3 công ty khác từng tiến bộ lên được mức quy mô và phức tạp naý
Mỹ không thể làm được nhiều, bất cứ lệnh cấm "nhúng" nào được đưa ra cũng không tạo được sát thương lâu mà chỉ có thể duy trì và có thể kéo rộng một chút khoảng cách bán dẫn Mỹ-Trung
chính quyền [Mỹ] có lẽ biết và sẽ tận dụng ít năm khoảng cách ấy, giống như đã làm với các công ty đối thủ Nhật Bản trước đây, hiện giờ các công ty Mỹ có lẽ sẽ lại nỗ lực tiến lên, không thể chỉ khóc lóc cậy nhờ chính phủ áp lệnh bảo hộ công nghệ và cấm bán thiết bị sản xuất
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022
Trung Quốc, cái chết đen và Thái Bình Thiên Quốc
năm 1851 Thái Bình Thiên Quốc nổ ra: trong 14 năm, ước tính 20 triệu người chết - một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử thế giới
chiến tranh đã đau thương, nội chiến và chiến tranh tôn giáo còn thảm khốc hơn, nhưng 1 thế kỷ rưỡi sau Thái Bình Thiên Quốc thì mấy ai còn nhớ tàn ác
Thái Bình Thiên Quốc
Hồng Tú Toàn là một người Khách Gia ở Quảng Đông, mơ thấy mình là em trai của chúa Jesus, rằng mình sẽ dẫn dắt thế giới đến cách mạng
Hồng Tú Toàn tập hợp người ủng hộ và tự xưng một quốc gia Thiên Chúa giáo là Thái Bình Thiên Quốc [Taiping heavenly kingdom] khởi nghĩa chống nhà Thanh
Thái Bình Thiên Quốc có 3 triệu người, muốn khởi nghĩa thay đổi xã hội Trung Quốc: không còn tài sản tư hữu, không còn chủ đất, không còn học giả theo Khổng Tử - quét sạch tất cả tham nhũng
Chết chóc
Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu ở tỉnh Quảng Tây ngày nay, đặt thủ đô là Nam Kinh của tỉnh Giang Tô: trong cuộc khởi nghĩa, quân Thái Bình đã hành quân qua tất cả là 18 tỉnh Trung Quốc
năm 1871 du khách Ferdinand Von Richthofen nhớ lại ở một số nơi, chỉ 3% dân số sống sót chiến sự
một tháng chiến sự ở hạt Yining, tỉnh Giang Tây có hơn 10 vạn người chết
ví dụ năm 1862 giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao ở tỉnh Chiết Giang: quân triều đình bỏ chạy - một người tên là Bao Lishen đã tập hợp quân dân kháng cự
8 tháng giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao, cứ mỗi lần thất bại họ lại trút giận lên những làng láng giềng: thảm sát mọi người - nhưng làng Bao chưa thất thủ
dần dà, kháng chiến của làng Bao đã thu hút người tị nạn giàu có từ khắp Chiết Giang, mang đến hàng triệu tiền mặt: quân Thái Bình Thiên Quốc nổi giận cắt đường cấp nước của làng - dân làng phải uống nước bẩn từ một dòng sông đầy xác chết và đã bị lở miệng
quân Thái Bình Thiên Quốc quá mạnh: sau rốt Bao Lishen bị giết và làng Bao thất thủ - một chục vạn người ô hợp ở làng Bao mà quân Thái Bình không đủ thời gian hay công sức xử bắn
cho nên quân Thái Bình nhốt nam nữ và trẻ em vào những ngôi nhà, lấy vải sợi tre bao quanh nhà và châm lửa đốt: ngọn lửa cháy suốt 11 ngày đêm
tài liệu cũng ghi nhận những vụ thảm sát của cả hai phe: khi chiếm được một vùng, quân Thái Bình sẽ diệt sạch người Mãn sống ở đó - ngược lại, quân Thanh giết hàng nghìn người Khách Gia
1 triệu người Khách Gia bị giết khi Thái Bình Thiên Quốc sụp đổ: được coi là một trong 4 cuộc di cư lớn của người Khách Gia
Thái Bình Thiên Quốc là sự kiện nhân khẩu lớn trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, giống như cái chết đen ở châu Âu thế kỷ 14
Chính quyền
nhà Thanh quản lý tài chính của đế chế khá thô thiển: phần lớn doanh thu từ thuế đất và cống nạp gạo - một hạn ngạch được quy định cho chính quyền các tỉnh phải nộp mỗi năm
dưới triều đình Khang Hi năm 1712, hạn ngạch thuế đất đã giữ nguyên và không thay đổi sau nhiều năm: nếu doanh thu không đổi thì chi tiêu và lương bổng của các chức sắc cũng giữ nguyên
ngoài ra, quốc gia cực kỳ chênh lệch giàu nghèo: trước chiến tranh, 40-80% đất thuộc sở hữu của 10% dân số - chủ đất dần dà có thể khoá nông dân vào bẫy nợ và chiếm đất
để đạt đủ hạn ngạch cống nạp lên triều đình, bên cạnh thu thuế nông dân thì các chức sắc đã thu thuế các chủ đất thấp kém, thường thất bại - triều đình thiếu tiền mà nông dân lẫn chủ đất đều tức giận
rồi những khoản bồi thường mà nhà Thanh phải trả nước ngoài như người Anh sau chiến tranh thuốc phiện, nhà Thanh liên tục hụt ngân sách: nguồn thu nhà nước thường không đủ nên triều đình phải tìm vốn bằng cách rao bán quan chức để lấy tiền mặt - không đủ tiền nâng cấp bảo trì cầu đường, đê điều...
Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, mới đầu triều đình cho quân riêng đi đàn áp nhưng nhanh chóng thất bại vì thiếu nguồn lực, chiến trường quá rộng lớn và sức mạnh của quân Thái Bình - các tỉnh phải tự xoay xở đối phó với giặc Thái Bình
quý tộc và chủ đất địa phương, lo sợ bị cướp nếu Thái Bình chiếm được Trung Quốc, đã tự xử lý: tập hợp dân quân người Hán để chống lại
để mộ lính, ta phải tăng nguồn doanh thu quản trị để chi trả: năm 1853 một chức sắc địa phương và lãnh đạo dân quân có tên là Lei Yixian ở Giang Tô đã tạo ra một sắc thuế độc nhất vô nhị là "lijin" giống như một loại thuế quan cấp tỉnh đánh lên hàng ra vào tỉnh
ví dụ: loại thuế này không thể được phép ở Mỹ vì 'lijin' giống như trái táo cấm trong kinh thánh - cắt bỏ mối ràng buộc ngân sách giữa các tỉnh và triều đình nhà Thanh ở trung ương
cùng với việc các tỉnh có quân đội riêng thì ấy là con đường dẫn thẳng đến thời kỳ lãnh chúa cát cứ Trung Quốc
Kinh tế xã hội
chiến tranh đã tái định hình Trung Quốc
đầu tiên, những nơi bị nội chiến tàn phá đã bị đình trệ về-mặt-dân-số dù đã tận 1 thế kỷ rưỡi qua đi: Thượng Hải là một trong số ít thành phố thoát nạn chiến tranh, đã tăng trưởng thành vị thế thống trị trong nền kinh tế Trung Quốc - tương đồng với hiệu ứng nhân khẩu ở châu Âu sau cái chết đen
thứ hai, vì quá nhiều người chết, nội chiến đã tái cân bằng mối quan hệ giữa chủ đất và nông dân: quân Thái Bình Thiên Quốc đã hành quyết địa chủ - phương pháp chủ yếu để phục vụ lý tưởng rằng nhà nước quản lý đất đai
sau Thái Bình Thiên Quốc, triều đình bắt đầu thực hiện chế độ cải cách ruộng đất tiến bộ đáng chú ý: căn bản trao quyền lợi ruộng đất cho người canh tác [nông dân] thay vì địa chủ vắng mặt
khi nhà Thanh chiếm lại đất, triều đình hầu như đã tôn trọng những thay đổi của quân Thái Bình Thiên Quốc
thảm sát dân số và bỏ lại đất hoang đã tạo nền móng cho một nền kinh tế hiện đại hơn :dân số tăng trưởng chậm lại và nhiều người giàu hơn - có thể đầu tư cho con cái
đạo luật thuế lijin cũng cho giúp mỗi tỉnh có tiền mở trường và tài trợ giáo dục: các nhà khoa học và doanh nhân bắt đầu xuất hiện
cho nên, nội chiến đẫm máu nhất thế giới đã giúp miền nam Trung Quốc thoát bẫy Malthus: nền kinh tế nam Trung Quốc chuyển mình từ thâm dụng lao động, chủ yếu làm nông nghiệp, sang một nền kinh tế thâm dụng vốn, ví dụ công nghiệp - dọn đường cho các tỉnh miền nam Trung Quốc giàu có nhất đại lục hôm nay
Kết
Thái Bình Thiên Quốc diễn ra cùng lúc với nội chiến Hoa Kỳ
sau rốt, triều đình nhà Thanh chiến thắng nhưng đại lục thì phi trung ương hơn và năm 1911 đế chế nhà Thanh sụp đổ
không phải tác giả ca ngợi chiến tranh giết chết 20 triệu người là tốt, cũng không phải là ta nên tuyên chiến để "loại bỏ" tầng lớp hạ lưu - cuộc sống và quản trị nhà nước thì không phải chỉ có tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghệ
cũng không thể trực tiếp liên hệ những chết chóc của chiến tranh với công nghiệp hoá sau này của vùng đất: ví dụ miền nam nước Mỹ vẫn tiếp tục nghèo hàng thập kỷ sau nội chiến Hoa Kỳ
chiến tranh đã đau thương, nội chiến và chiến tranh tôn giáo còn thảm khốc hơn, nhưng 1 thế kỷ rưỡi sau Thái Bình Thiên Quốc thì mấy ai còn nhớ tàn ác
Thái Bình Thiên Quốc
Hồng Tú Toàn là một người Khách Gia ở Quảng Đông, mơ thấy mình là em trai của chúa Jesus, rằng mình sẽ dẫn dắt thế giới đến cách mạng
Hồng Tú Toàn tập hợp người ủng hộ và tự xưng một quốc gia Thiên Chúa giáo là Thái Bình Thiên Quốc [Taiping heavenly kingdom] khởi nghĩa chống nhà Thanh
Thái Bình Thiên Quốc có 3 triệu người, muốn khởi nghĩa thay đổi xã hội Trung Quốc: không còn tài sản tư hữu, không còn chủ đất, không còn học giả theo Khổng Tử - quét sạch tất cả tham nhũng
Chết chóc
Thái Bình Thiên Quốc bắt đầu ở tỉnh Quảng Tây ngày nay, đặt thủ đô là Nam Kinh của tỉnh Giang Tô: trong cuộc khởi nghĩa, quân Thái Bình đã hành quân qua tất cả là 18 tỉnh Trung Quốc
năm 1871 du khách Ferdinand Von Richthofen nhớ lại ở một số nơi, chỉ 3% dân số sống sót chiến sự
một tháng chiến sự ở hạt Yining, tỉnh Giang Tây có hơn 10 vạn người chết
ví dụ năm 1862 giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao ở tỉnh Chiết Giang: quân triều đình bỏ chạy - một người tên là Bao Lishen đã tập hợp quân dân kháng cự
8 tháng giặc Thái Bình Thiên Quốc tấn công làng Bao, cứ mỗi lần thất bại họ lại trút giận lên những làng láng giềng: thảm sát mọi người - nhưng làng Bao chưa thất thủ
dần dà, kháng chiến của làng Bao đã thu hút người tị nạn giàu có từ khắp Chiết Giang, mang đến hàng triệu tiền mặt: quân Thái Bình Thiên Quốc nổi giận cắt đường cấp nước của làng - dân làng phải uống nước bẩn từ một dòng sông đầy xác chết và đã bị lở miệng
quân Thái Bình Thiên Quốc quá mạnh: sau rốt Bao Lishen bị giết và làng Bao thất thủ - một chục vạn người ô hợp ở làng Bao mà quân Thái Bình không đủ thời gian hay công sức xử bắn
cho nên quân Thái Bình nhốt nam nữ và trẻ em vào những ngôi nhà, lấy vải sợi tre bao quanh nhà và châm lửa đốt: ngọn lửa cháy suốt 11 ngày đêm
tài liệu cũng ghi nhận những vụ thảm sát của cả hai phe: khi chiếm được một vùng, quân Thái Bình sẽ diệt sạch người Mãn sống ở đó - ngược lại, quân Thanh giết hàng nghìn người Khách Gia
1 triệu người Khách Gia bị giết khi Thái Bình Thiên Quốc sụp đổ: được coi là một trong 4 cuộc di cư lớn của người Khách Gia
Thái Bình Thiên Quốc là sự kiện nhân khẩu lớn trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19, giống như cái chết đen ở châu Âu thế kỷ 14
Chính quyền
nhà Thanh quản lý tài chính của đế chế khá thô thiển: phần lớn doanh thu từ thuế đất và cống nạp gạo - một hạn ngạch được quy định cho chính quyền các tỉnh phải nộp mỗi năm
dưới triều đình Khang Hi năm 1712, hạn ngạch thuế đất đã giữ nguyên và không thay đổi sau nhiều năm: nếu doanh thu không đổi thì chi tiêu và lương bổng của các chức sắc cũng giữ nguyên
ngoài ra, quốc gia cực kỳ chênh lệch giàu nghèo: trước chiến tranh, 40-80% đất thuộc sở hữu của 10% dân số - chủ đất dần dà có thể khoá nông dân vào bẫy nợ và chiếm đất
để đạt đủ hạn ngạch cống nạp lên triều đình, bên cạnh thu thuế nông dân thì các chức sắc đã thu thuế các chủ đất thấp kém, thường thất bại - triều đình thiếu tiền mà nông dân lẫn chủ đất đều tức giận
rồi những khoản bồi thường mà nhà Thanh phải trả nước ngoài như người Anh sau chiến tranh thuốc phiện, nhà Thanh liên tục hụt ngân sách: nguồn thu nhà nước thường không đủ nên triều đình phải tìm vốn bằng cách rao bán quan chức để lấy tiền mặt - không đủ tiền nâng cấp bảo trì cầu đường, đê điều...
Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, mới đầu triều đình cho quân riêng đi đàn áp nhưng nhanh chóng thất bại vì thiếu nguồn lực, chiến trường quá rộng lớn và sức mạnh của quân Thái Bình - các tỉnh phải tự xoay xở đối phó với giặc Thái Bình
quý tộc và chủ đất địa phương, lo sợ bị cướp nếu Thái Bình chiếm được Trung Quốc, đã tự xử lý: tập hợp dân quân người Hán để chống lại
để mộ lính, ta phải tăng nguồn doanh thu quản trị để chi trả: năm 1853 một chức sắc địa phương và lãnh đạo dân quân có tên là Lei Yixian ở Giang Tô đã tạo ra một sắc thuế độc nhất vô nhị là "lijin" giống như một loại thuế quan cấp tỉnh đánh lên hàng ra vào tỉnh
ví dụ: loại thuế này không thể được phép ở Mỹ vì 'lijin' giống như trái táo cấm trong kinh thánh - cắt bỏ mối ràng buộc ngân sách giữa các tỉnh và triều đình nhà Thanh ở trung ương
cùng với việc các tỉnh có quân đội riêng thì ấy là con đường dẫn thẳng đến thời kỳ lãnh chúa cát cứ Trung Quốc
Kinh tế xã hội
chiến tranh đã tái định hình Trung Quốc
đầu tiên, những nơi bị nội chiến tàn phá đã bị đình trệ về-mặt-dân-số dù đã tận 1 thế kỷ rưỡi qua đi: Thượng Hải là một trong số ít thành phố thoát nạn chiến tranh, đã tăng trưởng thành vị thế thống trị trong nền kinh tế Trung Quốc - tương đồng với hiệu ứng nhân khẩu ở châu Âu sau cái chết đen
thứ hai, vì quá nhiều người chết, nội chiến đã tái cân bằng mối quan hệ giữa chủ đất và nông dân: quân Thái Bình Thiên Quốc đã hành quyết địa chủ - phương pháp chủ yếu để phục vụ lý tưởng rằng nhà nước quản lý đất đai
sau Thái Bình Thiên Quốc, triều đình bắt đầu thực hiện chế độ cải cách ruộng đất tiến bộ đáng chú ý: căn bản trao quyền lợi ruộng đất cho người canh tác [nông dân] thay vì địa chủ vắng mặt
khi nhà Thanh chiếm lại đất, triều đình hầu như đã tôn trọng những thay đổi của quân Thái Bình Thiên Quốc
thảm sát dân số và bỏ lại đất hoang đã tạo nền móng cho một nền kinh tế hiện đại hơn :dân số tăng trưởng chậm lại và nhiều người giàu hơn - có thể đầu tư cho con cái
đạo luật thuế lijin cũng cho giúp mỗi tỉnh có tiền mở trường và tài trợ giáo dục: các nhà khoa học và doanh nhân bắt đầu xuất hiện
cho nên, nội chiến đẫm máu nhất thế giới đã giúp miền nam Trung Quốc thoát bẫy Malthus: nền kinh tế nam Trung Quốc chuyển mình từ thâm dụng lao động, chủ yếu làm nông nghiệp, sang một nền kinh tế thâm dụng vốn, ví dụ công nghiệp - dọn đường cho các tỉnh miền nam Trung Quốc giàu có nhất đại lục hôm nay
Kết
Thái Bình Thiên Quốc diễn ra cùng lúc với nội chiến Hoa Kỳ
sau rốt, triều đình nhà Thanh chiến thắng nhưng đại lục thì phi trung ương hơn và năm 1911 đế chế nhà Thanh sụp đổ
không phải tác giả ca ngợi chiến tranh giết chết 20 triệu người là tốt, cũng không phải là ta nên tuyên chiến để "loại bỏ" tầng lớp hạ lưu - cuộc sống và quản trị nhà nước thì không phải chỉ có tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghệ
cũng không thể trực tiếp liên hệ những chết chóc của chiến tranh với công nghiệp hoá sau này của vùng đất: ví dụ miền nam nước Mỹ vẫn tiếp tục nghèo hàng thập kỷ sau nội chiến Hoa Kỳ
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022
Tưởng Giới Thạch thuyết phục Mỹ dừng đạo luật từ chối người Trung Quốc nhập cư
Đạo luật từ chối người Trung Quốc
Chinese exclusion act năm 1882 từ chối tiếp nhận toàn bộ người lao động Trung Quốc nhập cư vào Mỹ
đến nay, đạo luật ngoại trừ người Hoa vẫn là đạo luật liên bang Mỹ duy nhất từng được thực thi để nhắm vào một nhóm dân tộc thiểu số độc nhất
đạo luật ngoại trừ người Hoa ra đời vì chủ nghĩa bản địa bài ngoại đã rộ lên chống lại một cú hích lớn số lượng người Hoa nhập cư vào Mỹ, là kết quả của cơn sốt vàng California năm 1848 gần nửa thế kỷ, hơn 2 vạn người Hoa nhập cư vào Mỹ, phần lớn dọc bờ biển Thái Bình Dương suy thoái kinh tế toàn quốc gây thất nghiệp, người lao động da trắng đổ lỗi người Hoa nhập cư, coi họ là thứ dân thấp kém về cả văn hoá lẫn chủng tộc
người Hoa nhập cư làm ở mỏ vàng và đường sắt được trả lương thấp hơn và điều kiện khắc nghiệt hơn người da trắng, người Hoa có những phong tục kỳ lạ, mặc trang phục kỳ lạ... quốc hội thi hành đạo luật từ chối người Hoa năm 1882 để đáp ứng những phản ứng phân biệt chủng tộc: ấy mới là đạo luật đầu tiên trong số nhiều đạo luật hạn chế nhập cư được áp dụng sau đó với mục tiêu công khai là chặn dòng người châu Á nhập cư vào Mỹ - đạo luật cuối cùng được áp dụng năm 1924
Thế chiến 2
người Mỹ đã thụ động can dự chiến tranh theo phe người Anh nhưng miễn là công chúng giữ tâm lý chống chiến tranh thì chính phủ không làm gì hơn là cấp hậu cần và tài chính cho đồng minh
trận Trân Châu cảng nổ ra đã xoay chiều dư luận và người Mỹ tuyên chiến bấy giờ Trung Quốc đã trong tình trạng chiến tranh toàn diện với người Nhật Bản
chiến tranh Trung-Nhật lần 2, Tưởng Giới Thạch là lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, hay tin Trân Châu cảng, đã triệu đại sữ Mỹ đến Trùng Khánh và đề nghị hai nước liên minh quân sự để đánh phát xít [phe Trục]
tháng 1 năm 1942 tuyên bố đồng minh được xuất bản, Trung Quốc liên minh với Mỹ, Anh và Liên Xô
phần lý do tại sao tổng thống Franklin Delano Roosevelt và người Mỹ rộng lòng chấp nhận hoà ước với Tưởng là vì từ đầu thì Mỹ muốn ưu tiên chiến trường châu Âu
người Mỹ cần củng cố Trung Hoa Dân Quốc để đánh Nhật Bản và giữ chân hàng triệu quân Nhật không tham chiến với phần còn lại của phe Trục
để hiện thực hoá chính sách ưu tiên châu Âu, đầu tiên người Mỹ cho Trung Hoa Dân Quốc vay 500 triệu đôla và quảng bá Trung Quốc tham dự những vấn đề quốc tế
tháng 5 năm 1942 tổng thống Roosevelt nói: "trong tương lai, một Trung Quốc độc lập sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc duy trì hoà bình và thịnh vượng không chỉ ở Đông Á mà cả toàn thế giới"
chính phủ Roosevelt đã thực hiện đúng theo lời nói trên: ví dụ tháng 1 năm 1943 Mỹ chính thức từ bỏ tất cả lãnh thổ đóng ở Trung Quốc
trên diễn đàn thế giới, các nước Đồng Minh tiếp tục nhấn mạnh vị thế Trung Quốc trong tứ cường: cùng với Mỹ, Anh và Liên Xô
Phản ứng của Nhật Bản
Nhật Bản dĩ nhiên không lọt tai lý lẽ tuyên truyền ấy - đã đáp trả một thông điệp mạnh mẽ rằng: người Mỹ bóc lột người châu Á, người da trắng vẫn không tôn trọng người châu Á và động thái quảng cáo của Mỹ là đạo đức giả "mặt khác, người Nhật Bản sẽ đoàn kết tất cả người châu Á chống lại đế quốc châu Âu và dẫn dắt trật tự thế giới mới"
một trong những luận điểm mạnh nhất của cuộc chiến tuyên giáo này đã xoay quanh đạo luật từ chối người Hoa năm 1882
tuyên giáo Nhật Bản xoáy vào đạo luật phân biệt chủng tộc ấy, chỉ trích người Mỹ đạo đức giả và chế giễu những nỗ lực nâng Trung Quốc lên vị thế bình đẳng trong tứ cường phe Đồng Minh
"bạn có lẽ nghĩ rằng người Trung Quốc hải ngoại ở Mỹ được đối xử tử tế nhờ những quan hệ với đồng minh... nhưng thực tế ngược lại. Ví dụ Mỹ đã bắt quân dịch nhiều người Hoa độc thân... người Nhật Bản chúng tôi chưa bao giờ đối xử tệ bạc với người Trung Quốc ở Nhật Bản... khác biệt giữa bản chất vô nhân đạo của người Mỹ và bản chất của người Nhật là có thể thấy ở sự việc thực tế"
"nếu chính phủ Mỹ không gỡ bỏ những đạo luật phân biệt người Hoa, người châu Á có lẽ sẽ không bao giờ được đối xử bình đẳng... mọi người châu Á [phải] đoàn kết đánh đuổi đế quốc Mỹ và đế quốc Anh khỏi châu Á để gây dựng một châu Á thịnh vượng cho người châu Á"
Gỡ bỏ đạo luật 1882
Trân Châu cảng đã đoàn kết quốc gia ủng hộ nỗ lực chiến tranh, và dư luận về chiến sự của chiến tranh Trung-Nhật lần 2 đã ủng hộ người Hoa dũng cảm đánh người Nhật Bản độc ác ở Thái Bình Dương một khảo sát năm 1939 cho thấy tỷ lệ ủng hộ người Hoa tăng đến 74%
năm 1943 bà Tống Mỹ Linh vợ Tưởng Giới Thạch viếng thăm và phát biểu cảm động trước quốc hội Mỹ nữ nhà văn Pearl S.Buck [Trại Trân Châu] và những nhà hoạt động đã thúc giục bình đẳng sắc tộc và gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa và quốc hội phải phản hồi từ tháng 5 năm 1943 những người vận động bắt đầu kêu gọi gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa để kỷ niệm 32 năm khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911 - ngày 10 tháng 10 năm 1943
tháng 5 năm 1943 uỷ ban quốc hội về vấn đề nhập cư và quốc gia hoá đã bắt đầu buổi điều trần để chất vấn việc gỡ bỏ
gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa dĩ nhiên gây chú ý: những hiệp hội lão thành chuyên môn [veteran association], công đoàn và những tổ chức yêu nước [patriotic society] chống lại người Hoa nhập cư - những tổ chức yêu nước đặc biệt nói những từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc, gọi người Hoa về mặt đạo đức là những người đê tiện nhất quả đất
Mansfield Freeman chủ tịch của công ty bảo hiểm nhân thọ AIG đã sống ở Trung Quốc 20 năm và đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ gỡ bỏ: "thương mại với Trung Quốc và 400 triệu người Hoa sẽ là những nhân tố rất quan trọng cho thịnh vượng hậu chiến của Mỹ"
nghị sĩ Walter Judd từng 12 năm làm nhà truyền giáo ở Trung Quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn: "Thái Bình Dương sẽ được thái bình nếu Mỹ có được bên kia đại dương một Trung Quốc mạnh, độc lập, dân chủ và thân thiện"
quân đội ủng hộ mạnh mẽ nhất, nói rằng việc gỡ bỏ sẽ giúp Mỹ thắng cuộc chiến nhờ đưa Trung Quốc về vị thế cân bằng mọi mặt với các quốc gia đồng minh khác: có thể thực hiện bằng cách công nhận vị trí của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc đấu tranh cho dân chủ và tương lai xán lạn của Trung Quốc trong một thế giới dân chủ thời hậu chiến - rằng một Trung Quốc dân chủ mạnh mẽ sẽ về phe với Mỹ, rất hữu ích chống lại Nga mà đồng thời ngăn cản người Anh tái áp đặt chủ nghĩa đế quốc lên châu Á hậu chiến
cho nên Trung Quốc là then chốt và cần được tôn trọng
Kết
ngày 11 tháng 10 năm 1943 tranh luận việc gỡ bỏ đã mang ra quốc hội: dường như bất khả thi, thậm chí quốc hội có lẽ sẽ thắt chặt những quy định nhập cư hơn nữa
tổng thống Roosevelt đã can thiệp - ông thỉnh cầu lên quốc hội rằng: "Hãy chọn thế chủ động trong cuộc chiến tuyên giáo này và gỡ bỏ những quy định xúc phạm đồng minh chính duy nhất của chúng ta ở lục địa châu Á"
quốc hội tôn trọng yêu cầu của tổng thống và nghị sĩ Warren Grant Magnuson đề xuất soạn thảo để Roosevelt ký thành luật ngày 17 tháng 12 năm 1943 phải đến năm 1952 tất cả người châu Á mới hoàn toàn được phép nhập cư và nhận quốc tịch, nằm trong hạn ngạch [quota]
và đến năm 1965 tất cả hạn ngạch mới được gỡ bỏ, phần vì tiến bộ xã hội trong phong trào dân quyền
Chinese exclusion act năm 1882 từ chối tiếp nhận toàn bộ người lao động Trung Quốc nhập cư vào Mỹ
đến nay, đạo luật ngoại trừ người Hoa vẫn là đạo luật liên bang Mỹ duy nhất từng được thực thi để nhắm vào một nhóm dân tộc thiểu số độc nhất
đạo luật ngoại trừ người Hoa ra đời vì chủ nghĩa bản địa bài ngoại đã rộ lên chống lại một cú hích lớn số lượng người Hoa nhập cư vào Mỹ, là kết quả của cơn sốt vàng California năm 1848 gần nửa thế kỷ, hơn 2 vạn người Hoa nhập cư vào Mỹ, phần lớn dọc bờ biển Thái Bình Dương suy thoái kinh tế toàn quốc gây thất nghiệp, người lao động da trắng đổ lỗi người Hoa nhập cư, coi họ là thứ dân thấp kém về cả văn hoá lẫn chủng tộc
người Hoa nhập cư làm ở mỏ vàng và đường sắt được trả lương thấp hơn và điều kiện khắc nghiệt hơn người da trắng, người Hoa có những phong tục kỳ lạ, mặc trang phục kỳ lạ... quốc hội thi hành đạo luật từ chối người Hoa năm 1882 để đáp ứng những phản ứng phân biệt chủng tộc: ấy mới là đạo luật đầu tiên trong số nhiều đạo luật hạn chế nhập cư được áp dụng sau đó với mục tiêu công khai là chặn dòng người châu Á nhập cư vào Mỹ - đạo luật cuối cùng được áp dụng năm 1924
Thế chiến 2
người Mỹ đã thụ động can dự chiến tranh theo phe người Anh nhưng miễn là công chúng giữ tâm lý chống chiến tranh thì chính phủ không làm gì hơn là cấp hậu cần và tài chính cho đồng minh
trận Trân Châu cảng nổ ra đã xoay chiều dư luận và người Mỹ tuyên chiến bấy giờ Trung Quốc đã trong tình trạng chiến tranh toàn diện với người Nhật Bản
chiến tranh Trung-Nhật lần 2, Tưởng Giới Thạch là lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, hay tin Trân Châu cảng, đã triệu đại sữ Mỹ đến Trùng Khánh và đề nghị hai nước liên minh quân sự để đánh phát xít [phe Trục]
tháng 1 năm 1942 tuyên bố đồng minh được xuất bản, Trung Quốc liên minh với Mỹ, Anh và Liên Xô
phần lý do tại sao tổng thống Franklin Delano Roosevelt và người Mỹ rộng lòng chấp nhận hoà ước với Tưởng là vì từ đầu thì Mỹ muốn ưu tiên chiến trường châu Âu
người Mỹ cần củng cố Trung Hoa Dân Quốc để đánh Nhật Bản và giữ chân hàng triệu quân Nhật không tham chiến với phần còn lại của phe Trục
để hiện thực hoá chính sách ưu tiên châu Âu, đầu tiên người Mỹ cho Trung Hoa Dân Quốc vay 500 triệu đôla và quảng bá Trung Quốc tham dự những vấn đề quốc tế
tháng 5 năm 1942 tổng thống Roosevelt nói: "trong tương lai, một Trung Quốc độc lập sẽ đóng vai trò đáng kể trong việc duy trì hoà bình và thịnh vượng không chỉ ở Đông Á mà cả toàn thế giới"
chính phủ Roosevelt đã thực hiện đúng theo lời nói trên: ví dụ tháng 1 năm 1943 Mỹ chính thức từ bỏ tất cả lãnh thổ đóng ở Trung Quốc
trên diễn đàn thế giới, các nước Đồng Minh tiếp tục nhấn mạnh vị thế Trung Quốc trong tứ cường: cùng với Mỹ, Anh và Liên Xô
Phản ứng của Nhật Bản
Nhật Bản dĩ nhiên không lọt tai lý lẽ tuyên truyền ấy - đã đáp trả một thông điệp mạnh mẽ rằng: người Mỹ bóc lột người châu Á, người da trắng vẫn không tôn trọng người châu Á và động thái quảng cáo của Mỹ là đạo đức giả "mặt khác, người Nhật Bản sẽ đoàn kết tất cả người châu Á chống lại đế quốc châu Âu và dẫn dắt trật tự thế giới mới"
một trong những luận điểm mạnh nhất của cuộc chiến tuyên giáo này đã xoay quanh đạo luật từ chối người Hoa năm 1882
tuyên giáo Nhật Bản xoáy vào đạo luật phân biệt chủng tộc ấy, chỉ trích người Mỹ đạo đức giả và chế giễu những nỗ lực nâng Trung Quốc lên vị thế bình đẳng trong tứ cường phe Đồng Minh
"bạn có lẽ nghĩ rằng người Trung Quốc hải ngoại ở Mỹ được đối xử tử tế nhờ những quan hệ với đồng minh... nhưng thực tế ngược lại. Ví dụ Mỹ đã bắt quân dịch nhiều người Hoa độc thân... người Nhật Bản chúng tôi chưa bao giờ đối xử tệ bạc với người Trung Quốc ở Nhật Bản... khác biệt giữa bản chất vô nhân đạo của người Mỹ và bản chất của người Nhật là có thể thấy ở sự việc thực tế"
"nếu chính phủ Mỹ không gỡ bỏ những đạo luật phân biệt người Hoa, người châu Á có lẽ sẽ không bao giờ được đối xử bình đẳng... mọi người châu Á [phải] đoàn kết đánh đuổi đế quốc Mỹ và đế quốc Anh khỏi châu Á để gây dựng một châu Á thịnh vượng cho người châu Á"
Gỡ bỏ đạo luật 1882
Trân Châu cảng đã đoàn kết quốc gia ủng hộ nỗ lực chiến tranh, và dư luận về chiến sự của chiến tranh Trung-Nhật lần 2 đã ủng hộ người Hoa dũng cảm đánh người Nhật Bản độc ác ở Thái Bình Dương một khảo sát năm 1939 cho thấy tỷ lệ ủng hộ người Hoa tăng đến 74%
năm 1943 bà Tống Mỹ Linh vợ Tưởng Giới Thạch viếng thăm và phát biểu cảm động trước quốc hội Mỹ nữ nhà văn Pearl S.Buck [Trại Trân Châu] và những nhà hoạt động đã thúc giục bình đẳng sắc tộc và gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa và quốc hội phải phản hồi từ tháng 5 năm 1943 những người vận động bắt đầu kêu gọi gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa để kỷ niệm 32 năm khởi nghĩa Vũ Xương ngày 10 tháng 10 năm 1911 - ngày 10 tháng 10 năm 1943
tháng 5 năm 1943 uỷ ban quốc hội về vấn đề nhập cư và quốc gia hoá đã bắt đầu buổi điều trần để chất vấn việc gỡ bỏ
gỡ bỏ đạo luật từ chối người Hoa dĩ nhiên gây chú ý: những hiệp hội lão thành chuyên môn [veteran association], công đoàn và những tổ chức yêu nước [patriotic society] chống lại người Hoa nhập cư - những tổ chức yêu nước đặc biệt nói những từ ngữ mang tính phân biệt chủng tộc, gọi người Hoa về mặt đạo đức là những người đê tiện nhất quả đất
Mansfield Freeman chủ tịch của công ty bảo hiểm nhân thọ AIG đã sống ở Trung Quốc 20 năm và đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ gỡ bỏ: "thương mại với Trung Quốc và 400 triệu người Hoa sẽ là những nhân tố rất quan trọng cho thịnh vượng hậu chiến của Mỹ"
nghị sĩ Walter Judd từng 12 năm làm nhà truyền giáo ở Trung Quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn: "Thái Bình Dương sẽ được thái bình nếu Mỹ có được bên kia đại dương một Trung Quốc mạnh, độc lập, dân chủ và thân thiện"
quân đội ủng hộ mạnh mẽ nhất, nói rằng việc gỡ bỏ sẽ giúp Mỹ thắng cuộc chiến nhờ đưa Trung Quốc về vị thế cân bằng mọi mặt với các quốc gia đồng minh khác: có thể thực hiện bằng cách công nhận vị trí của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc đấu tranh cho dân chủ và tương lai xán lạn của Trung Quốc trong một thế giới dân chủ thời hậu chiến - rằng một Trung Quốc dân chủ mạnh mẽ sẽ về phe với Mỹ, rất hữu ích chống lại Nga mà đồng thời ngăn cản người Anh tái áp đặt chủ nghĩa đế quốc lên châu Á hậu chiến
cho nên Trung Quốc là then chốt và cần được tôn trọng
Kết
ngày 11 tháng 10 năm 1943 tranh luận việc gỡ bỏ đã mang ra quốc hội: dường như bất khả thi, thậm chí quốc hội có lẽ sẽ thắt chặt những quy định nhập cư hơn nữa
tổng thống Roosevelt đã can thiệp - ông thỉnh cầu lên quốc hội rằng: "Hãy chọn thế chủ động trong cuộc chiến tuyên giáo này và gỡ bỏ những quy định xúc phạm đồng minh chính duy nhất của chúng ta ở lục địa châu Á"
quốc hội tôn trọng yêu cầu của tổng thống và nghị sĩ Warren Grant Magnuson đề xuất soạn thảo để Roosevelt ký thành luật ngày 17 tháng 12 năm 1943 phải đến năm 1952 tất cả người châu Á mới hoàn toàn được phép nhập cư và nhận quốc tịch, nằm trong hạn ngạch [quota]
và đến năm 1965 tất cả hạn ngạch mới được gỡ bỏ, phần vì tiến bộ xã hội trong phong trào dân quyền
Trung Quốc và bom nguyên tử
3 giờ chiều ngày 16 tháng 10 năm 1964 cộng hoà nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên kích nổ quả bom nguyên tử của-nhà-trồng-được sau chưa đến 10 năm nghiên cứu chế tạo: ngồi chung mâm với Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô làm năm cường quốc hạt nhân
Khởi đầu
khi chỉ nước Mỹ có bom nguyên tử, Mao Trạch Đông và lãnh đạo đảng cộng sản đã lo sợ Mỹ can thiệp hạt nhân vào nội chiến Trung Quốc tháng 12 năm 1949 Mao Trạch Đông viếng thăm Stalin đàm phán để Trung Quốc tham gia khối Liên Xô, Mao đã tìm kiếm được hứa cho quốc gia non trẻ của mình vào một ô bảo hộ hạt nhân bấy giờ Liên Xô mới lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom hạt nhân được mấy tháng, đã do dự với quyết định trao đi ô bảo hộ ấy, dù chỉ là ngầm thoả thuận năm 1945 hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Trung-Xô đã viết rằng: "trong trường hợp một cuộc xâm lược lên một trong những quốc gia ký kết bởi một quốc gia thứ ba, các quốc gia ký kết khác sẽ thực hiện hỗ trợ" nhận thấy ghi chép ấy có phần qua loa, Chu Ân Lai đã đề nghị bổ sung điều khoản "bằng mọi phương tiện có thể sử dụng được": Liên Xô mới đầu phản đối nhưng sau rốt đã chấp nhận không có ghi chép nào về vũ khí hạt nhân từng được chính thức ghi lại, cho nên ý nghĩa của tất cả những điều khoản này là tuỳ cách hiểu của tất cả các bên: sau đấy, việc ấy đã được trải nghiệm thực tế trong chiến tranh Triều Tiên
Một ô bảo hộ hạt nhân
khi người Mỹ tiếp cận sông Áp Lục, người Trung Quốc lo lắng rằng người Mỹ cũng sẽ xâm lược Trung Quốc cộng sản: nếu chuyện ấy xảy ra, liệu người Mỹ có sử dụng bom hạt nhân hay không? Liệu Liên Xô có giúp người Trung Quốc? sau rốt, lãnh đạo đảng đã quyết định can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, tin vào lợi thế quân số và đặt cược rằng người Mỹ sẽ không dám mạo hiểm chiến tranh hạt nhân với Liên Xô sau chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ đã lơ lửng đe doạ vũ khí hạt nhân lên Trung Quốc: lãnh đạo Trung Quốc gọi ấy là "tống tiền hạt nhân" quốc vụ khanh John Foster Dulles của chính quyền tổng thống Dwight Eisenhower đã bình luận: "chế độ Trung cộng đã, liên tục và ác ý, thù nghịch với Mỹ" năm 1954 tư lệnh chiến lược không quân Curtis LeMay nói: "không có mục tiêu thả bom chiến lược nào thích hợp ở Triều Tiên. Tuy nhiên, là tôi thì tôi sẽ thả vài quả bom xuống những nơi thích đáng ở Trung Quốc, Mãn Châu và đông nam Nga" cuối năm 1954 sang 1955 khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, lãnh đạo quân đội Mỹ đã khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng sau rốt Eisenhower đã cản ngày 3 tháng 12 năm 1954 Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc ký hiệp ước phòng thủ chung ở quận Columbia [DC district of Columbia] tiểu bang Washington
Chia sẻ
bấy giờ Liên Xô là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc: đã cho vay và giúp Trung Quốc gây dựng những dự án phát triển công nghiệp phong cách Liên Xô Liên Xô cũng cho quân giải phóng nhân dân Trung Quốc [PLA people liberate army] tên lửa, máy bay và thiết bị quân sự khác cộng hoà nhân dân Trung Quốc từ lâu biết về chương trình hạt nhân Liên Xô: vài tuần trước lần kích nổ đầu tiên năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ dẫn một phái đoàn đảng cộng sản đi thăm Stalin và bất ngờ đề nghị thăm quan các cơ sở hạt nhân - thay vào đó, Stalin đã cho họ xem một tài liệu thử hạt nhân Liên Xô chưa bao giờ chuyển giao công nghệ hạt nhân khi Stalin còn sống: cao nhất chỉ là đề nghị "bảo hộ" dưới cái ô hạt nhân
Khrushchev
năm 1953 Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo Liên Xô: có vẻ Nikita muốn người Trung Quốc ủng hộ để tăng ảnh hưởng trong nước của mình và giúp ông đạt mục tiêu dọn sạch chủ nghĩa Stalin tháng 9 năm 1954 Nikita phát biểu với uỷ ban trung ương đảng: "trước sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Trung Quốc, nếu ta không giúp Trung Quốc phát triển công nghiệp, ta sẽ lỡ cơ hội lịch sử để củng cố tình bằng hữu" ít hôm sau, Nikita dẫn một phái đoàn sang cộng hoà nhân dân Trung Quốc tháng 10 năm 1954 trong một buổi gặp mặt, Mao đề nghị Nikita hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc Nikita đã cố thuyết phục Trung Quốc không lựa chọn con đường vũ khí hạt nhân, mong muốn Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế, rằng Liên Xô đã cung cấp ô bảo hộ hạt nhân cho Trung Quốc rồi Trung Quốc khăng khăng và sau rốt, Nikita và Liên Xô đồng ý hợp tác cung cấp một số thứ nhất định cho sử dụng điện hạt nhân mục đích hoà bình
Hoà bình
tháng 4 năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc và Liên Xô ký kết 'hiệp ước hợp tác hạt nhân Trung-Xô' theo đó Liên Xô chấp nhận trao cho Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu một nhà máy điện hạt nhân thử nghiệm công suất 6500 đến 10000 kilowatt và một thiết bị gia tốc cyclotron công suất 12.5 đến 25 mega electron volt với giá 430 triệu ruble Liên Xô gửi một đội chuyên gia hạt nhân, dẫn đầu bởi trưởng học viện vật lý hạt nhân Liên Xô, để trình chiếu một số phim ảnh về điện hạt nhân: họ cũng tổ chức một bài giảng cho khán giả là 1400 nhà khoa học Trung Quốc, trong đó có cả Chu Ân Lai Liên Xô cũng gửi nhiều nhà khoa học đi Trung Quốc thám hiểm những mỏ dự trữ urani ở Tân Cương: urani hữu ích sẽ được sử dụng nội địa Trung Quốc, thừa dư sẽ xuất khẩu đi Liên Xô tháng 2 năm 1956 Nikita đồng ý mở rộng hợp tác: gửi thêm sinh viên Trung Quốc đi du học Liên Xô để giúp xây dựng những cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho Trung Quốc
Nhân lực
bấy giờ, mặc dù hợp tác tốt đẹp nhưng Mao và các đồng chí của mình vẫn coi ấy là 'liên minh vì lợi ích trước mắt' sẽ không tồn tại mãi mãi: và họ phải khai thác tối đa, chuyển giao càng nhiều công nghệ càng tốt khi còn đang hợp tác năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc có ngân sách nghiên cứu khoa học là 15 triệu đôla thì năm 1956 đã tăng lên thành 100 triệu đôla trường đại học khoa học viện Trung Quốc nhận được tiền đầu tư lớn, phần lớn để mua những văn bản khoa học từ phương tây chương trình hạt nhân Trung Quốc tuyển chọn những nhân lực tài năng nhất: chương trình cũng tuyển những nhà khoa học sinh ra ở Trung Quốc đang học hoặc làm việc ở phương tây - ví dụ tiến sĩ Tiền Học Sâm đồng sáng lập phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực [JPL jet propulsion lab] tiến sĩ Tiền Học Sâm [Qian Xuesen] bị gây tranh cãi sau khi mất việc vì Mỹ cáo buộc cảm tình cộng sản: sự vụ là một vết nhơ ở Mỹ và một cơ hội cho cộng hoà nhân dân Trung Quốc những nhà khoa học nước ngoài khác có: giáo sư vật lý Tiền Vĩ Trường [Qian Weichang] sau là phó chủ tịch Trung Quốc nhân dân chính trị hiệp thương hội nghị [chính hiệp toàn quốc] Qian Sanqiang học phản ứng phân hạch urani và tia gamma ở học viện Curie ở Paris, sau khi trở về Trung Quốc ông là giám đốc viện vật lý của học viện không gian Trung Quốc Qian Sanqiang có vợ He Zehui cũng là nhà vật lý nổi tiếng Peng Huanwu là nhà vật lý lượng tử đã nhận được 2 bằng tiến sĩ chỉ trong 10 năm và là sinh viên Trung Quốc đầu tiên theo học Max Born giành giải nobel phe cực tả của đảng cộng sản Trung Quốc đã tấn công những tiến sĩ Peng và Qian về nước làm việc vì là trí thức cánh hữu: đến nỗi năm 1956 Chu Ân Lai tổ chức họp để chấm dứt việc đấu tố - nhưng các nhà khoa học vẫn phải tản cư khỏi các thành phố đến nơi hẻo lánh để được yên ổn
Hợp tác toàn diện
đến năm 1957 Liên Xô đã chuyển giao và hỗ trợ phát triển những lò phản ứng cho điện hạt nhân mục đích hoà bình nhưng người Trung Quốc cũng gần như đã biết cách sản xuất nhà máy gia tốc và lò phản ứng hạt nhân: có nhiều văn bản đã xuất bản ở phương tây - vũ khí hạt nhân thì khác, cần những kỹ thuật đặc biệt và nhiều hạ tầng để hỗ trợ Liên Xô phản đối ý tưởng chia sẻ thiết kế hoặc kiến thức sản xuất về vũ khí hạt nhân cuối tháng 10 năm 1956 nổ ra loạt biểu tình phản đối cộng sản ở Hungary và Ba Lan: Liên Xô đã phản ứng ở cả hai nơi bằng đàn áp bạo lực - Liên Xô cần hậu thuẫn của đồng minh nước ngoài lớn nhất là Trung Quốc năm 1957 Nikita, bất chấp can ngăn của quân đội và Ivan Kurchatov cha đẻ chương trình hạt nhân Liên Xô, đã đồng ý chuyển giao công nghệ bom nguyên tử cho Trung Quốc tháng 10 năm 1957 Trung Quốc và Liên Xô ký kết "thoả thuận sản xuất vũ khí mới và thiết bị công nghệ quân sự và thành lập của ngành điện hạt nhân hoàn chỉnh ở Trung Quốc" theo ấy, Liên Xô sẽ cung cấp cả một quả bom nguyên tử 'mô hình mang tính giáo dục' hoàn thiện, cùng với những thiết kế và tài liệu, và công nghệ để đóng gói [case] xử lý urani và plutoni, và hướng dẫn thử nghiệm
Hữu ích không?
Nikita và các đảng viên Liên Xô khác cảm thấy rằng họ đã chuyển giao một trong những bí mật sâu thẳm nhất: sau này Nikita nói trong những hồi ký cá nhân rằng "trước khi đứt gãy quan hệ, chúng tôi đã đưa cho người Trung Quốc gần như mọi thứ họ yêu cầu. Chúng tôi không giấu giếm gì" nhưng thực ra Liên Xô đã bảo các nhà khoa học của mình tự tiết chế và không bao giờ đề cập những tiết chế ấy là gì: cho nên các nhà khoa học thường khá thụ động - nhưng với những kiến thức họ được phép tiết lộ, các nhà khoa học khá cởi mở và sẵn lòng truyền dạy - dù sao thì người Trung Quốc không ấn tượng lắm với cái họ nhận được, ít nhất trong vấn đề cụ thể về thiết kế vũ khí hạt nhân ngày 15 tháng 7 năm 1958 trong một buổi giảng Liên Xô về lý thuyết, cấu trúc và lắp ráp của một vũ khí hạt nhân, người Liên Xô cho rằng họ đã tiết lộ nhiều bí mật hàng đầu: nhưng không có tài liệu đưa ra - chỉ một phác hoạ cơ bản trên bảng đen - và khán giả chủ yếu là nhân sự hành chính, không phải các nhà khoa học không đưa ra tham số [parameter] hay công thức nào, không cho phép ghi chép lại: lý do vì bài giảng sẽ kèm quả bom mẫu làm cho mục đích giáo dục người Trung Quốc cũng tuyên bố bài giảng năm 1958 của Liên Xô là dữ liệu hoàn toàn sai, rốt cuộc đã chỉ sai đường cho các nhà khoa học Trung Quốc sau ấy tiến sĩ Qian Sangqiang bấy giờ đã quen thuộc với những ý tưởng hiện hữu về vũ khí hạt nhân nhờ thời gian từng ở Mỹ, đã tham dự buổi nghe giảng, và sau đó đã nói: "cái họ nói cho chúng ta là giống như thông tin chúng ta có thể lấy từ những quốc gia tư bản khác nhưng thiếu đi một ít chi tiết" cuối thập niên 1950 chia rẽ Trung Xô nổ ra càng làm khó xác định được ai nói thật trong cuộc đấu khẩu "ông nói gà bà nói vịt" về đóng góp của Liên Xô và Trung Quốc trong chương trình hạt nhân Trung Quốc
Những thứ nữa
dù sao thì trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân, quy mô của Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc là lớn: ví dụ hai nước hợp tác trong những nỗ lực khám phá và khai thác - những mỏ urani ở Tân Cương là khá lớn, Liên Xô đã giúp khảo sát vệ tinh và phòng thí nghiệm thăm dò tuy nhiên, ở những mỏ urani Tân Cương thì Trung Quốc tuyên bố rằng hỗ trợ Liên Xô đã không thực sự hữu ích: Liên Xô giục Trung Quốc thăm dò ở những đất trầm tích - nhưng hoá ra những mỏ urani tốt nhất thì đã tìm thấy giữa những đá hoa cương, một loại đá phun trào núi lửa Liên Xô bàn giao những tên lửa tốt nhất: quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-12 mà các nhà khoa học đã mất nhiều năm phát triển - thì người Trung Quốc có được miễn phí Sergei Khrushchev con trai của Nikita nhớ lại: "cứ để họ lấy R-12 đi... hai nghìn kilomet thôi chứ tầm bắn chưa xa lắm." sau đó Nikita im lặng. Có lẽ bố tôi nhận ra rằng vũ khí ấy có thể quay lại phản phé?... sau một chút ngập ngừng, Nikita nói tiếp... "cứ để họ lấy R-12. Và mọi thứ khác nữa" Hai lựa chọn phát triển bom
một quả bom hạt nhân phong cách thập niên 1950 là ghép vào nhau những vật liệu phân hạch thành mức siêu tới hạn [supercriticality] là một loạt những phản ứng dây chuyền hạt nhân không kiểm soát đầu tiên ta cần nhiều vật liệu phân hạch: ban đầu người Trung Quốc tìm cách chế tạo song song [dual-track] cả urani 235 và plutoni bom làm bởi urani 235 sẽ cần sử dụng nhà máy khuếch tán khí để tách biệt urani 235 khỏi urani 238: Liên Xô đã ảnh hưởng sâu sắc phần này của dây chuyền sản xuất, cụ thể là sản xuất urani 235 khuếch tán khí là ta buộc urani hexaflorua thể hơi đi qua một rào cản nhiều lỗ rỗng: urani 235 sẽ nhẹ hơn chút so với đồng vị 238 cho nên sẽ di chuyển nhanh hơn và dễ đi qua lỗ rỗng hơn nhà máy khuếch tán khí nằm ở thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc miền tây bắc Trung Quốc: đầu tháng 8 năm 1959 trinh sát vệ tinh Mỹ đã phát giác nhà máy mặt khác, một quả bom plutoni sẽ cần xây dựng một lò phản ứng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất vật liệu: lò sẽ biến nhiên liệu đồng vị urani 238 thành urani 239 khi nhiên liệu được lấy khỏi lò phản ứng và làm mát, nó chứa lẫn lộn plutoni, urani và những thứ khác: sau khi làm nguội, ta cần chiết tách ra và xử lý plutoni để biến nó thành một kim loại - một quá trình nguy hiểm và độc hại Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nhiên liệu plutoni tích hợp: cũng sử dụng thiết kế Liên Xô ban đầu cho những lò phản ứng và nhà máy chiết tách hoá học - ở quận Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc
Bất ổn
hợp tác công nghệ quân sự ấy đã diễn ra từ năm 1957 đến 1960 chia rẽ Trung-Xô xảy ra: đầu năm 1956 Nikita có bài diễn văn bí mật "về sùng bái cá nhân và hậu quả" chỉ trích tệ sùng bái cá nhân Stalin - bài diễn văn đã chọc tức Mao Trạch Đông, người coi ấy là gián tiếp tấn công mình tháng 11 năm 1957 Mao Trạch Đông nói ở hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và đảng công nhân ở Matxcơva rằng: "nếu tình huống tồi tệ nhất và một nửa nhân loại chết [trong một cuộc chiến hạt nhân], nửa còn lại sẽ sống tiếp trong khi chủ nghĩa đế quốc bị xoá bỏ và toàn thế giới sẽ trở thành chủ nghĩa xã hội. Chỉ sau một vài năm, sẽ có lại 2.7 tỷ người nữa và chắc chắn sẽ nhiều thêm" ngày nay, những nhân vật hay ra vẻ trên Reddit và Elon Musk suốt ngày nói giống Mao Trạch Đông, không lạ: nhưng bấy giờ thì câu nói đã có sức ảnh hưởng và khiến Liên Xô phải suy nghĩ một trong những chuyển giao lớn của thoả thuận tháng 10 năm 1957 là một mẫu "bom cho mục đích giáo dục": nhưng với bình luận khiếm nhã của Mao Trạch Đông - chỉ một tháng sau khi Liên Xô và Trung Quốc ký kết thoả thuận - đã khiến Nikita và phần còn lại của lãnh đạo Liên Xô nhụt chí đầu năm 1958 lãnh đạo Liên Xô quyết định rút lời cho việc chuyển giao này, hồi ký của Nikita ghi lại: "họ thu dọn các thứ và gói gọn lại, để sẵn sàng mang đi Trung Quốc. Bấy giờ bộ trưởng chịu trách nhiệm cho vũ khí hạt nhân đã báo cáo cho tôi. Ông ấy biết quan hệ với Trung Quốc đã xuống dốc vô vọng... sau rốt chúng tôi quyết định hoãn việc gửi đi những mẫu [prototype]" năm 1958 những chuyên gia an ninh Matxcơva bất đồng với khoang chứa bom và đã yêu cầu chỉnh sửa, lần này qua lần khác năm 1959 công nhân Trung Quốc đã nhiều lần hẹn ra ga tàu hoả để tiếp nhận bom, nhưng đều trở về tay trắng sau rốt, Liên Xô đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao bom, nói với người Trung Quốc rằng việc ấy sẽ gây căng thẳng quan hệ với phương tây
Tan vỡ
năm 1958 diễn ra khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai: Mao bắt đầu pháo kích các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ để quân quốc gia phải rút lui - căng thẳng lại đe doạ nổ ra chiến tranh hạt nhân từ lâu Stalin đã tin rằng Mao cố ý cố gắng kích động thế chiến 3 với hi vọng rằng Liên Xô và Mỹ sẽ đánh nhau và quên béng Trung Quốc lẫn Đài Loan sau loạt sự kiện này, Nikita nhận ra mình đã mắc một sai lầm kinh khủng: tháng 6 năm 1959 Nikita gửi một lá thư thông báo người Trung Quốc về việc ngừng hợp tác quân sự - các cố vấn quân sự được gọi về, phần lớn đã đi ngay trong vòng một tháng, nhưng cũng phải tận tháng 7 năm 1960 cố vấn Liên Xô cuối cùng mới thu dọn hành lý rời Trung Quốc sau rốt, 40% thiết bị và vật liệu thô được Liên Xô hứa hẹn đã không được chuyển giao: trong số 30 dự án công nghiệp hạt nhân Trung-Xô, chỉ số ít hoàn thiện và 9 dự án đã ngừng hoàn toàn - nhiều trường hợp đã buộc người Trung Quốc làm lại từ đầu
Tự mò
các cố vấn Liên Xô rút lui đã gây hụt hẫng nhưng không hoàn toàn bất ngờ: nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã nói với uỷ ban trung ương đảng rằng Liên Xô muốn duy trì khoảng cách công nghệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, cho nên hỗ trợ công nghệ của Liên Xô là không đáng tin tháng 1 năm 1960 Trung Quốc khởi động dự án 596 - cái tên kỷ niệm "ngày quốc sỉ" Liên Xô rút lại viện trợ: Chu Ân Lai nói với các đồng chí trong bài phát biểu rằng họ sẽ 'tự thân vận động' 'đạt được đột phá trong 3 năm' 'làm chủ được bí quyết kỹ thuật trong 5 năm' và có một kho dự trữ bom trong 8 năm chịu áp lực kinh tế xã hội từ Đại nhảy vọt, người Trung Quốc quyết định từ bỏ việc chế tạo song song [dual-track], ngừng phương pháp bom plutoni và tiến đến chỉ làm với thiết kế urani 235
Urani 235
tháng 7 năm 1960 những cố vấn Liên Xô cuối cùng rời cơ sở Lan Châu, đích thân giám đốc nhà máy Wang Jiefu đã hộ tống 5 chuyên gia cuối cùng ra sân bay các cố vấn đi mất đã buộc các kỹ thuật viên ở Lan Châu tự xoay xở, phân loại và phân phối hàng vạn vật liệu thô và hàng cho dây chuyền sản xuất urani 235 khắp Trung Quốc mặc dù ở nơi hẻo lánh, bối cảnh chính trị đã ảnh hưởng nhà máy: dưới sức nóng của Đại nhảy vọt, các kỹ thuật viên đã buộc tháo dỡ thiết bị điện Liên Xô cung cấp dưới danh nghĩa "cải tiến kỹ thuật" bộ trưởng công nghiệp cơ khí Tống Nhiệm Cùng đã phải trực tiếp thỉnh cầu Mao Trạch Đông để bảo dừng việc tháo dỡ năm 1960 nạn đói đã lan đến nhân viên nhà máy nhưng giám đốc Wang Jiefu từ chối làm chậm tiến độ, đã chia khẩu phần ăn cho công nhân và gia đình, và đích thân đi hái rau dại với các cán bộ đồng nghiệp cuối năm 1961 sau 700 ngày khó khăn sau khi Liên Xô cắt trợ giúp, máy móc của nhà máy Lan Châu đã được cài đặt thành công: người Trung Quốc đã xoay xở tìm được những thay thế hợp lý cho nhiều linh kiện Liên Xô - nổi tiếng nhất là một dầu bôi trơn đặc biệt cho những ống [pump] khuếch tán khí, cái mà các cố vấn đã giữ trong một phòng khoá kín và đã đem theo khi rời đi giữa năm 1963 các nhà khoa học Lan Châu đã thành công chế tạo được urani 235 thuần khiết số lượng lớn tháng 1 năm 1964 bộ đã đạt 90% làm giàu Mao Trạch Đông nhận được một bản báo cáo và đã viết nguệch ngoạc "tốt lắm" [very good] ở lề tờ giấy
Thiết kế vũ khí
nổ hạt nhân là do những phản ứng phân hạch thành chuỗi dây chuyền không kiểm soát: nguyên tử urani chia tách và tạo thêm hạt neutron, những neutron sẽ tiếp tục va đập những nguyên tử khác, gây thêm chia tách... đến khi tự ổn định lại bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima là một thiết kế "súng" bắn một mảnh sang mảnh khác: tiền nhiệm của thiết kế "co sập" [implosion] sử dụng những vụ nổ hình thù đặc biệt để đập vỡ một mảnh plutoni sắp-tới-hạn [sub-critical] thành mức siêu-tới-hạn [supercriticality] 'co sập' là thiết kế bom Mỹ ném xuống Nagasaki và cũng là thiết kế Trung Quốc lựa chọn thử nghiệm vì cần ít vật liệu phân hạch hơn: nhưng Trung Quốc thử urani 235 thay vì plutoni Mỹ xài vấn đề chìa khoá mà thiết kế bom Trung Quốc cần làm là đồng bộ hoá đúng mực những vụ nổ để kích hoạt một loạt những phản ứng hạt nhân dây chuyền: căn thời gian sai sẽ khiến những hạt neutron lạc lõng tứ tung - một vụ bùng nổ sớm hạt neutron sẽ kết quả là hiệu năng không được như mong muốn chương trình vũ khí hạt nhân Anh đã được lợi thế là có một số nhà khoa học từng làm ở phòng thí nghiệm Los Alamos, trong khi người Trung Quốc không được lợi ấy nhưng họ biết một quả bom là khả thi và lý thuyết cách thực hiện năm 1960 người Trung Quốc đã xong công việc lý thuyết và sẵn sàng thực sự làm, được hỗ trợ bởi cóp nhặt một số phần việc của Liên Xô, thêm một số công trình nghiên cứu cần thiết nữa... từng chút một làm việc ở ngoại ô Bắc Kinh, đội đã sử dụng những máy tính [calculator] tay để làm những công thức và mô phỏng: cuối năm 1962 họ đã thành thạo lý thuyết 'co sập' và năm 1963 họ đã có thiết kế hoàn chỉnh cho cơ chế 'co sập' cuối năm 1963 urani đã đến nhà máy sản xuất linh kiện nguyên tử ở Túc Bắc tỉnh Cam Túc và một đội nghệ nhân đã đúc máy những urani thành một quả bóng những urani đã làm giàu, sau đó đóng gói thành quả bom 596
Phản ứng
đầu năm 1959 chính phủ Mỹ đã biết về chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc và đã cân nhắc can thiệp để chặn năm 1961 tổng thống Kennedy nói với một phóng viên rằng Trung Quốc có vũ khí hạt nhân sẽ khiến toàn bộ Đông Nam Á rơi vào tay cộng sản đầu thập niên 1960 Kennedy dò ý tứ Khrushchev về can thiệp quân sự để ngăn chương trình: Khrushchev chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng ấy và nhiều thành viên chính quyền Kennedy đã phản đối mạnh mẽ, hạ thấp giả thuyết về những hậu quả quân sự của một Trung Quốc có hạt nhân Trung Quốc quyết định thử bom 'co sập' sử dụng urani thay vì plutoni đã gây bối rối tình báo Mỹ: năm 1964 người Mỹ đã thấy người Trung Quốc chuẩn bị thử bom nhưng dường như không có nhà máy nhiên liệu plutoni thích hợp - tình báo Mỹ biết về nhà máy khuếch tán khí ở Lan Châu nhưng nhận định sai lầm rằng nó quá nhỏ cho một chương trình hạt nhân nghiêm túc
Kết
chương trình bom hạt nhân nội địa của cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã tuyển dụng nhiều chục vạn nhân viên ở hơn 900 nhà máy, học viện nghiên cứu và trường học khắp 20 tỉnh: rất tốn kém ở một quốc gia kém phát triển ước tính mới nhất cho thấy chương trình vũ khí hạt nhân 10 năm đã chi tiêu 10.7 tỷ nhân dân tệ tương đương 4.1 tỷ đôla Mỹ theo thời giá năm 1957 giữa những năm khó khăn thời kỳ Đại nhảy vọt năm 1966 Đặng Tiểu Bình nói với đại sứ Romani rằng nếu Liên Xô không phá vỡ hiệp ước thì người Trung Quốc đã không thể xây dựng được quả bom nhanh đến thế không biết Liên Xô giúp được bao nhiêu, nhưng có vẻ việc bị chọc tức và xúc phạm bởi bãi bỏ hiệp ước đã giúp người Trung Quốc có sức mạnh ý chí để hoàn thiện dự án bom hạt nhân
Khởi đầu
khi chỉ nước Mỹ có bom nguyên tử, Mao Trạch Đông và lãnh đạo đảng cộng sản đã lo sợ Mỹ can thiệp hạt nhân vào nội chiến Trung Quốc tháng 12 năm 1949 Mao Trạch Đông viếng thăm Stalin đàm phán để Trung Quốc tham gia khối Liên Xô, Mao đã tìm kiếm được hứa cho quốc gia non trẻ của mình vào một ô bảo hộ hạt nhân bấy giờ Liên Xô mới lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom hạt nhân được mấy tháng, đã do dự với quyết định trao đi ô bảo hộ ấy, dù chỉ là ngầm thoả thuận năm 1945 hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Trung-Xô đã viết rằng: "trong trường hợp một cuộc xâm lược lên một trong những quốc gia ký kết bởi một quốc gia thứ ba, các quốc gia ký kết khác sẽ thực hiện hỗ trợ" nhận thấy ghi chép ấy có phần qua loa, Chu Ân Lai đã đề nghị bổ sung điều khoản "bằng mọi phương tiện có thể sử dụng được": Liên Xô mới đầu phản đối nhưng sau rốt đã chấp nhận không có ghi chép nào về vũ khí hạt nhân từng được chính thức ghi lại, cho nên ý nghĩa của tất cả những điều khoản này là tuỳ cách hiểu của tất cả các bên: sau đấy, việc ấy đã được trải nghiệm thực tế trong chiến tranh Triều Tiên
Một ô bảo hộ hạt nhân
khi người Mỹ tiếp cận sông Áp Lục, người Trung Quốc lo lắng rằng người Mỹ cũng sẽ xâm lược Trung Quốc cộng sản: nếu chuyện ấy xảy ra, liệu người Mỹ có sử dụng bom hạt nhân hay không? Liệu Liên Xô có giúp người Trung Quốc? sau rốt, lãnh đạo đảng đã quyết định can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, tin vào lợi thế quân số và đặt cược rằng người Mỹ sẽ không dám mạo hiểm chiến tranh hạt nhân với Liên Xô sau chiến tranh Triều Tiên, người Mỹ đã lơ lửng đe doạ vũ khí hạt nhân lên Trung Quốc: lãnh đạo Trung Quốc gọi ấy là "tống tiền hạt nhân" quốc vụ khanh John Foster Dulles của chính quyền tổng thống Dwight Eisenhower đã bình luận: "chế độ Trung cộng đã, liên tục và ác ý, thù nghịch với Mỹ" năm 1954 tư lệnh chiến lược không quân Curtis LeMay nói: "không có mục tiêu thả bom chiến lược nào thích hợp ở Triều Tiên. Tuy nhiên, là tôi thì tôi sẽ thả vài quả bom xuống những nơi thích đáng ở Trung Quốc, Mãn Châu và đông nam Nga" cuối năm 1954 sang 1955 khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, lãnh đạo quân đội Mỹ đã khuyến nghị sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng sau rốt Eisenhower đã cản ngày 3 tháng 12 năm 1954 Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc ký hiệp ước phòng thủ chung ở quận Columbia [DC district of Columbia] tiểu bang Washington
Chia sẻ
bấy giờ Liên Xô là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc: đã cho vay và giúp Trung Quốc gây dựng những dự án phát triển công nghiệp phong cách Liên Xô Liên Xô cũng cho quân giải phóng nhân dân Trung Quốc [PLA people liberate army] tên lửa, máy bay và thiết bị quân sự khác cộng hoà nhân dân Trung Quốc từ lâu biết về chương trình hạt nhân Liên Xô: vài tuần trước lần kích nổ đầu tiên năm 1949, Lưu Thiếu Kỳ dẫn một phái đoàn đảng cộng sản đi thăm Stalin và bất ngờ đề nghị thăm quan các cơ sở hạt nhân - thay vào đó, Stalin đã cho họ xem một tài liệu thử hạt nhân Liên Xô chưa bao giờ chuyển giao công nghệ hạt nhân khi Stalin còn sống: cao nhất chỉ là đề nghị "bảo hộ" dưới cái ô hạt nhân
Khrushchev
năm 1953 Nikita Khrushchev trở thành lãnh đạo Liên Xô: có vẻ Nikita muốn người Trung Quốc ủng hộ để tăng ảnh hưởng trong nước của mình và giúp ông đạt mục tiêu dọn sạch chủ nghĩa Stalin tháng 9 năm 1954 Nikita phát biểu với uỷ ban trung ương đảng: "trước sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Trung Quốc, nếu ta không giúp Trung Quốc phát triển công nghiệp, ta sẽ lỡ cơ hội lịch sử để củng cố tình bằng hữu" ít hôm sau, Nikita dẫn một phái đoàn sang cộng hoà nhân dân Trung Quốc tháng 10 năm 1954 trong một buổi gặp mặt, Mao đề nghị Nikita hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc Nikita đã cố thuyết phục Trung Quốc không lựa chọn con đường vũ khí hạt nhân, mong muốn Trung Quốc tập trung phát triển kinh tế, rằng Liên Xô đã cung cấp ô bảo hộ hạt nhân cho Trung Quốc rồi Trung Quốc khăng khăng và sau rốt, Nikita và Liên Xô đồng ý hợp tác cung cấp một số thứ nhất định cho sử dụng điện hạt nhân mục đích hoà bình
Hoà bình
tháng 4 năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc và Liên Xô ký kết 'hiệp ước hợp tác hạt nhân Trung-Xô' theo đó Liên Xô chấp nhận trao cho Trung Quốc và các quốc gia Đông Âu một nhà máy điện hạt nhân thử nghiệm công suất 6500 đến 10000 kilowatt và một thiết bị gia tốc cyclotron công suất 12.5 đến 25 mega electron volt với giá 430 triệu ruble Liên Xô gửi một đội chuyên gia hạt nhân, dẫn đầu bởi trưởng học viện vật lý hạt nhân Liên Xô, để trình chiếu một số phim ảnh về điện hạt nhân: họ cũng tổ chức một bài giảng cho khán giả là 1400 nhà khoa học Trung Quốc, trong đó có cả Chu Ân Lai Liên Xô cũng gửi nhiều nhà khoa học đi Trung Quốc thám hiểm những mỏ dự trữ urani ở Tân Cương: urani hữu ích sẽ được sử dụng nội địa Trung Quốc, thừa dư sẽ xuất khẩu đi Liên Xô tháng 2 năm 1956 Nikita đồng ý mở rộng hợp tác: gửi thêm sinh viên Trung Quốc đi du học Liên Xô để giúp xây dựng những cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho Trung Quốc
Nhân lực
bấy giờ, mặc dù hợp tác tốt đẹp nhưng Mao và các đồng chí của mình vẫn coi ấy là 'liên minh vì lợi ích trước mắt' sẽ không tồn tại mãi mãi: và họ phải khai thác tối đa, chuyển giao càng nhiều công nghệ càng tốt khi còn đang hợp tác năm 1955 cộng hoà nhân dân Trung Quốc có ngân sách nghiên cứu khoa học là 15 triệu đôla thì năm 1956 đã tăng lên thành 100 triệu đôla trường đại học khoa học viện Trung Quốc nhận được tiền đầu tư lớn, phần lớn để mua những văn bản khoa học từ phương tây chương trình hạt nhân Trung Quốc tuyển chọn những nhân lực tài năng nhất: chương trình cũng tuyển những nhà khoa học sinh ra ở Trung Quốc đang học hoặc làm việc ở phương tây - ví dụ tiến sĩ Tiền Học Sâm đồng sáng lập phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực [JPL jet propulsion lab] tiến sĩ Tiền Học Sâm [Qian Xuesen] bị gây tranh cãi sau khi mất việc vì Mỹ cáo buộc cảm tình cộng sản: sự vụ là một vết nhơ ở Mỹ và một cơ hội cho cộng hoà nhân dân Trung Quốc những nhà khoa học nước ngoài khác có: giáo sư vật lý Tiền Vĩ Trường [Qian Weichang] sau là phó chủ tịch Trung Quốc nhân dân chính trị hiệp thương hội nghị [chính hiệp toàn quốc] Qian Sanqiang học phản ứng phân hạch urani và tia gamma ở học viện Curie ở Paris, sau khi trở về Trung Quốc ông là giám đốc viện vật lý của học viện không gian Trung Quốc Qian Sanqiang có vợ He Zehui cũng là nhà vật lý nổi tiếng Peng Huanwu là nhà vật lý lượng tử đã nhận được 2 bằng tiến sĩ chỉ trong 10 năm và là sinh viên Trung Quốc đầu tiên theo học Max Born giành giải nobel phe cực tả của đảng cộng sản Trung Quốc đã tấn công những tiến sĩ Peng và Qian về nước làm việc vì là trí thức cánh hữu: đến nỗi năm 1956 Chu Ân Lai tổ chức họp để chấm dứt việc đấu tố - nhưng các nhà khoa học vẫn phải tản cư khỏi các thành phố đến nơi hẻo lánh để được yên ổn
Hợp tác toàn diện
đến năm 1957 Liên Xô đã chuyển giao và hỗ trợ phát triển những lò phản ứng cho điện hạt nhân mục đích hoà bình nhưng người Trung Quốc cũng gần như đã biết cách sản xuất nhà máy gia tốc và lò phản ứng hạt nhân: có nhiều văn bản đã xuất bản ở phương tây - vũ khí hạt nhân thì khác, cần những kỹ thuật đặc biệt và nhiều hạ tầng để hỗ trợ Liên Xô phản đối ý tưởng chia sẻ thiết kế hoặc kiến thức sản xuất về vũ khí hạt nhân cuối tháng 10 năm 1956 nổ ra loạt biểu tình phản đối cộng sản ở Hungary và Ba Lan: Liên Xô đã phản ứng ở cả hai nơi bằng đàn áp bạo lực - Liên Xô cần hậu thuẫn của đồng minh nước ngoài lớn nhất là Trung Quốc năm 1957 Nikita, bất chấp can ngăn của quân đội và Ivan Kurchatov cha đẻ chương trình hạt nhân Liên Xô, đã đồng ý chuyển giao công nghệ bom nguyên tử cho Trung Quốc tháng 10 năm 1957 Trung Quốc và Liên Xô ký kết "thoả thuận sản xuất vũ khí mới và thiết bị công nghệ quân sự và thành lập của ngành điện hạt nhân hoàn chỉnh ở Trung Quốc" theo ấy, Liên Xô sẽ cung cấp cả một quả bom nguyên tử 'mô hình mang tính giáo dục' hoàn thiện, cùng với những thiết kế và tài liệu, và công nghệ để đóng gói [case] xử lý urani và plutoni, và hướng dẫn thử nghiệm
Hữu ích không?
Nikita và các đảng viên Liên Xô khác cảm thấy rằng họ đã chuyển giao một trong những bí mật sâu thẳm nhất: sau này Nikita nói trong những hồi ký cá nhân rằng "trước khi đứt gãy quan hệ, chúng tôi đã đưa cho người Trung Quốc gần như mọi thứ họ yêu cầu. Chúng tôi không giấu giếm gì" nhưng thực ra Liên Xô đã bảo các nhà khoa học của mình tự tiết chế và không bao giờ đề cập những tiết chế ấy là gì: cho nên các nhà khoa học thường khá thụ động - nhưng với những kiến thức họ được phép tiết lộ, các nhà khoa học khá cởi mở và sẵn lòng truyền dạy - dù sao thì người Trung Quốc không ấn tượng lắm với cái họ nhận được, ít nhất trong vấn đề cụ thể về thiết kế vũ khí hạt nhân ngày 15 tháng 7 năm 1958 trong một buổi giảng Liên Xô về lý thuyết, cấu trúc và lắp ráp của một vũ khí hạt nhân, người Liên Xô cho rằng họ đã tiết lộ nhiều bí mật hàng đầu: nhưng không có tài liệu đưa ra - chỉ một phác hoạ cơ bản trên bảng đen - và khán giả chủ yếu là nhân sự hành chính, không phải các nhà khoa học không đưa ra tham số [parameter] hay công thức nào, không cho phép ghi chép lại: lý do vì bài giảng sẽ kèm quả bom mẫu làm cho mục đích giáo dục người Trung Quốc cũng tuyên bố bài giảng năm 1958 của Liên Xô là dữ liệu hoàn toàn sai, rốt cuộc đã chỉ sai đường cho các nhà khoa học Trung Quốc sau ấy tiến sĩ Qian Sangqiang bấy giờ đã quen thuộc với những ý tưởng hiện hữu về vũ khí hạt nhân nhờ thời gian từng ở Mỹ, đã tham dự buổi nghe giảng, và sau đó đã nói: "cái họ nói cho chúng ta là giống như thông tin chúng ta có thể lấy từ những quốc gia tư bản khác nhưng thiếu đi một ít chi tiết" cuối thập niên 1950 chia rẽ Trung Xô nổ ra càng làm khó xác định được ai nói thật trong cuộc đấu khẩu "ông nói gà bà nói vịt" về đóng góp của Liên Xô và Trung Quốc trong chương trình hạt nhân Trung Quốc
Những thứ nữa
dù sao thì trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân, quy mô của Liên Xô chuyển giao cho Trung Quốc là lớn: ví dụ hai nước hợp tác trong những nỗ lực khám phá và khai thác - những mỏ urani ở Tân Cương là khá lớn, Liên Xô đã giúp khảo sát vệ tinh và phòng thí nghiệm thăm dò tuy nhiên, ở những mỏ urani Tân Cương thì Trung Quốc tuyên bố rằng hỗ trợ Liên Xô đã không thực sự hữu ích: Liên Xô giục Trung Quốc thăm dò ở những đất trầm tích - nhưng hoá ra những mỏ urani tốt nhất thì đã tìm thấy giữa những đá hoa cương, một loại đá phun trào núi lửa Liên Xô bàn giao những tên lửa tốt nhất: quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa R-12 mà các nhà khoa học đã mất nhiều năm phát triển - thì người Trung Quốc có được miễn phí Sergei Khrushchev con trai của Nikita nhớ lại: "cứ để họ lấy R-12 đi... hai nghìn kilomet thôi chứ tầm bắn chưa xa lắm." sau đó Nikita im lặng. Có lẽ bố tôi nhận ra rằng vũ khí ấy có thể quay lại phản phé?... sau một chút ngập ngừng, Nikita nói tiếp... "cứ để họ lấy R-12. Và mọi thứ khác nữa" Hai lựa chọn phát triển bom
một quả bom hạt nhân phong cách thập niên 1950 là ghép vào nhau những vật liệu phân hạch thành mức siêu tới hạn [supercriticality] là một loạt những phản ứng dây chuyền hạt nhân không kiểm soát đầu tiên ta cần nhiều vật liệu phân hạch: ban đầu người Trung Quốc tìm cách chế tạo song song [dual-track] cả urani 235 và plutoni bom làm bởi urani 235 sẽ cần sử dụng nhà máy khuếch tán khí để tách biệt urani 235 khỏi urani 238: Liên Xô đã ảnh hưởng sâu sắc phần này của dây chuyền sản xuất, cụ thể là sản xuất urani 235 khuếch tán khí là ta buộc urani hexaflorua thể hơi đi qua một rào cản nhiều lỗ rỗng: urani 235 sẽ nhẹ hơn chút so với đồng vị 238 cho nên sẽ di chuyển nhanh hơn và dễ đi qua lỗ rỗng hơn nhà máy khuếch tán khí nằm ở thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc miền tây bắc Trung Quốc: đầu tháng 8 năm 1959 trinh sát vệ tinh Mỹ đã phát giác nhà máy mặt khác, một quả bom plutoni sẽ cần xây dựng một lò phản ứng nhiên liệu hạt nhân để sản xuất vật liệu: lò sẽ biến nhiên liệu đồng vị urani 238 thành urani 239 khi nhiên liệu được lấy khỏi lò phản ứng và làm mát, nó chứa lẫn lộn plutoni, urani và những thứ khác: sau khi làm nguội, ta cần chiết tách ra và xử lý plutoni để biến nó thành một kim loại - một quá trình nguy hiểm và độc hại Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nhiên liệu plutoni tích hợp: cũng sử dụng thiết kế Liên Xô ban đầu cho những lò phản ứng và nhà máy chiết tách hoá học - ở quận Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc
Bất ổn
hợp tác công nghệ quân sự ấy đã diễn ra từ năm 1957 đến 1960 chia rẽ Trung-Xô xảy ra: đầu năm 1956 Nikita có bài diễn văn bí mật "về sùng bái cá nhân và hậu quả" chỉ trích tệ sùng bái cá nhân Stalin - bài diễn văn đã chọc tức Mao Trạch Đông, người coi ấy là gián tiếp tấn công mình tháng 11 năm 1957 Mao Trạch Đông nói ở hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và đảng công nhân ở Matxcơva rằng: "nếu tình huống tồi tệ nhất và một nửa nhân loại chết [trong một cuộc chiến hạt nhân], nửa còn lại sẽ sống tiếp trong khi chủ nghĩa đế quốc bị xoá bỏ và toàn thế giới sẽ trở thành chủ nghĩa xã hội. Chỉ sau một vài năm, sẽ có lại 2.7 tỷ người nữa và chắc chắn sẽ nhiều thêm" ngày nay, những nhân vật hay ra vẻ trên Reddit và Elon Musk suốt ngày nói giống Mao Trạch Đông, không lạ: nhưng bấy giờ thì câu nói đã có sức ảnh hưởng và khiến Liên Xô phải suy nghĩ một trong những chuyển giao lớn của thoả thuận tháng 10 năm 1957 là một mẫu "bom cho mục đích giáo dục": nhưng với bình luận khiếm nhã của Mao Trạch Đông - chỉ một tháng sau khi Liên Xô và Trung Quốc ký kết thoả thuận - đã khiến Nikita và phần còn lại của lãnh đạo Liên Xô nhụt chí đầu năm 1958 lãnh đạo Liên Xô quyết định rút lời cho việc chuyển giao này, hồi ký của Nikita ghi lại: "họ thu dọn các thứ và gói gọn lại, để sẵn sàng mang đi Trung Quốc. Bấy giờ bộ trưởng chịu trách nhiệm cho vũ khí hạt nhân đã báo cáo cho tôi. Ông ấy biết quan hệ với Trung Quốc đã xuống dốc vô vọng... sau rốt chúng tôi quyết định hoãn việc gửi đi những mẫu [prototype]" năm 1958 những chuyên gia an ninh Matxcơva bất đồng với khoang chứa bom và đã yêu cầu chỉnh sửa, lần này qua lần khác năm 1959 công nhân Trung Quốc đã nhiều lần hẹn ra ga tàu hoả để tiếp nhận bom, nhưng đều trở về tay trắng sau rốt, Liên Xô đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao bom, nói với người Trung Quốc rằng việc ấy sẽ gây căng thẳng quan hệ với phương tây
Tan vỡ
năm 1958 diễn ra khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai: Mao bắt đầu pháo kích các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ để quân quốc gia phải rút lui - căng thẳng lại đe doạ nổ ra chiến tranh hạt nhân từ lâu Stalin đã tin rằng Mao cố ý cố gắng kích động thế chiến 3 với hi vọng rằng Liên Xô và Mỹ sẽ đánh nhau và quên béng Trung Quốc lẫn Đài Loan sau loạt sự kiện này, Nikita nhận ra mình đã mắc một sai lầm kinh khủng: tháng 6 năm 1959 Nikita gửi một lá thư thông báo người Trung Quốc về việc ngừng hợp tác quân sự - các cố vấn quân sự được gọi về, phần lớn đã đi ngay trong vòng một tháng, nhưng cũng phải tận tháng 7 năm 1960 cố vấn Liên Xô cuối cùng mới thu dọn hành lý rời Trung Quốc sau rốt, 40% thiết bị và vật liệu thô được Liên Xô hứa hẹn đã không được chuyển giao: trong số 30 dự án công nghiệp hạt nhân Trung-Xô, chỉ số ít hoàn thiện và 9 dự án đã ngừng hoàn toàn - nhiều trường hợp đã buộc người Trung Quốc làm lại từ đầu
Tự mò
các cố vấn Liên Xô rút lui đã gây hụt hẫng nhưng không hoàn toàn bất ngờ: nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã nói với uỷ ban trung ương đảng rằng Liên Xô muốn duy trì khoảng cách công nghệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, cho nên hỗ trợ công nghệ của Liên Xô là không đáng tin tháng 1 năm 1960 Trung Quốc khởi động dự án 596 - cái tên kỷ niệm "ngày quốc sỉ" Liên Xô rút lại viện trợ: Chu Ân Lai nói với các đồng chí trong bài phát biểu rằng họ sẽ 'tự thân vận động' 'đạt được đột phá trong 3 năm' 'làm chủ được bí quyết kỹ thuật trong 5 năm' và có một kho dự trữ bom trong 8 năm chịu áp lực kinh tế xã hội từ Đại nhảy vọt, người Trung Quốc quyết định từ bỏ việc chế tạo song song [dual-track], ngừng phương pháp bom plutoni và tiến đến chỉ làm với thiết kế urani 235
Urani 235
tháng 7 năm 1960 những cố vấn Liên Xô cuối cùng rời cơ sở Lan Châu, đích thân giám đốc nhà máy Wang Jiefu đã hộ tống 5 chuyên gia cuối cùng ra sân bay các cố vấn đi mất đã buộc các kỹ thuật viên ở Lan Châu tự xoay xở, phân loại và phân phối hàng vạn vật liệu thô và hàng cho dây chuyền sản xuất urani 235 khắp Trung Quốc mặc dù ở nơi hẻo lánh, bối cảnh chính trị đã ảnh hưởng nhà máy: dưới sức nóng của Đại nhảy vọt, các kỹ thuật viên đã buộc tháo dỡ thiết bị điện Liên Xô cung cấp dưới danh nghĩa "cải tiến kỹ thuật" bộ trưởng công nghiệp cơ khí Tống Nhiệm Cùng đã phải trực tiếp thỉnh cầu Mao Trạch Đông để bảo dừng việc tháo dỡ năm 1960 nạn đói đã lan đến nhân viên nhà máy nhưng giám đốc Wang Jiefu từ chối làm chậm tiến độ, đã chia khẩu phần ăn cho công nhân và gia đình, và đích thân đi hái rau dại với các cán bộ đồng nghiệp cuối năm 1961 sau 700 ngày khó khăn sau khi Liên Xô cắt trợ giúp, máy móc của nhà máy Lan Châu đã được cài đặt thành công: người Trung Quốc đã xoay xở tìm được những thay thế hợp lý cho nhiều linh kiện Liên Xô - nổi tiếng nhất là một dầu bôi trơn đặc biệt cho những ống [pump] khuếch tán khí, cái mà các cố vấn đã giữ trong một phòng khoá kín và đã đem theo khi rời đi giữa năm 1963 các nhà khoa học Lan Châu đã thành công chế tạo được urani 235 thuần khiết số lượng lớn tháng 1 năm 1964 bộ đã đạt 90% làm giàu Mao Trạch Đông nhận được một bản báo cáo và đã viết nguệch ngoạc "tốt lắm" [very good] ở lề tờ giấy
Thiết kế vũ khí
nổ hạt nhân là do những phản ứng phân hạch thành chuỗi dây chuyền không kiểm soát: nguyên tử urani chia tách và tạo thêm hạt neutron, những neutron sẽ tiếp tục va đập những nguyên tử khác, gây thêm chia tách... đến khi tự ổn định lại bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima là một thiết kế "súng" bắn một mảnh sang mảnh khác: tiền nhiệm của thiết kế "co sập" [implosion] sử dụng những vụ nổ hình thù đặc biệt để đập vỡ một mảnh plutoni sắp-tới-hạn [sub-critical] thành mức siêu-tới-hạn [supercriticality] 'co sập' là thiết kế bom Mỹ ném xuống Nagasaki và cũng là thiết kế Trung Quốc lựa chọn thử nghiệm vì cần ít vật liệu phân hạch hơn: nhưng Trung Quốc thử urani 235 thay vì plutoni Mỹ xài vấn đề chìa khoá mà thiết kế bom Trung Quốc cần làm là đồng bộ hoá đúng mực những vụ nổ để kích hoạt một loạt những phản ứng hạt nhân dây chuyền: căn thời gian sai sẽ khiến những hạt neutron lạc lõng tứ tung - một vụ bùng nổ sớm hạt neutron sẽ kết quả là hiệu năng không được như mong muốn chương trình vũ khí hạt nhân Anh đã được lợi thế là có một số nhà khoa học từng làm ở phòng thí nghiệm Los Alamos, trong khi người Trung Quốc không được lợi ấy nhưng họ biết một quả bom là khả thi và lý thuyết cách thực hiện năm 1960 người Trung Quốc đã xong công việc lý thuyết và sẵn sàng thực sự làm, được hỗ trợ bởi cóp nhặt một số phần việc của Liên Xô, thêm một số công trình nghiên cứu cần thiết nữa... từng chút một làm việc ở ngoại ô Bắc Kinh, đội đã sử dụng những máy tính [calculator] tay để làm những công thức và mô phỏng: cuối năm 1962 họ đã thành thạo lý thuyết 'co sập' và năm 1963 họ đã có thiết kế hoàn chỉnh cho cơ chế 'co sập' cuối năm 1963 urani đã đến nhà máy sản xuất linh kiện nguyên tử ở Túc Bắc tỉnh Cam Túc và một đội nghệ nhân đã đúc máy những urani thành một quả bóng những urani đã làm giàu, sau đó đóng gói thành quả bom 596
Phản ứng
đầu năm 1959 chính phủ Mỹ đã biết về chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc và đã cân nhắc can thiệp để chặn năm 1961 tổng thống Kennedy nói với một phóng viên rằng Trung Quốc có vũ khí hạt nhân sẽ khiến toàn bộ Đông Nam Á rơi vào tay cộng sản đầu thập niên 1960 Kennedy dò ý tứ Khrushchev về can thiệp quân sự để ngăn chương trình: Khrushchev chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng ấy và nhiều thành viên chính quyền Kennedy đã phản đối mạnh mẽ, hạ thấp giả thuyết về những hậu quả quân sự của một Trung Quốc có hạt nhân Trung Quốc quyết định thử bom 'co sập' sử dụng urani thay vì plutoni đã gây bối rối tình báo Mỹ: năm 1964 người Mỹ đã thấy người Trung Quốc chuẩn bị thử bom nhưng dường như không có nhà máy nhiên liệu plutoni thích hợp - tình báo Mỹ biết về nhà máy khuếch tán khí ở Lan Châu nhưng nhận định sai lầm rằng nó quá nhỏ cho một chương trình hạt nhân nghiêm túc
Kết
chương trình bom hạt nhân nội địa của cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã tuyển dụng nhiều chục vạn nhân viên ở hơn 900 nhà máy, học viện nghiên cứu và trường học khắp 20 tỉnh: rất tốn kém ở một quốc gia kém phát triển ước tính mới nhất cho thấy chương trình vũ khí hạt nhân 10 năm đã chi tiêu 10.7 tỷ nhân dân tệ tương đương 4.1 tỷ đôla Mỹ theo thời giá năm 1957 giữa những năm khó khăn thời kỳ Đại nhảy vọt năm 1966 Đặng Tiểu Bình nói với đại sứ Romani rằng nếu Liên Xô không phá vỡ hiệp ước thì người Trung Quốc đã không thể xây dựng được quả bom nhanh đến thế không biết Liên Xô giúp được bao nhiêu, nhưng có vẻ việc bị chọc tức và xúc phạm bởi bãi bỏ hiệp ước đã giúp người Trung Quốc có sức mạnh ý chí để hoàn thiện dự án bom hạt nhân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)