Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Trung Quốc và ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn

Tiền Học Sâm trăn chối rằng: "thập niên 1960 chúng ta dành hết nỗ lực cho dự án "hai quả bom, một vệ tinh" và đã có thành tựu. Thập niên 1970 chúng ta không tập trung vào linh kiện bán dẫn, và đã chịu thiệt thòi vì thế."
sau Cách mạng Văn Hoá, cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã 3 lần dấn thân vào ngành linh kiện bán dẫn, và đã thành công ở lần thứ 3

Khởi đầu
Hoa kiều Hoàng Côn (ảnh dưới) sáng lập cộng đồng hàn lâm vật lý thể rắn Trung Quốc
năm 1919 Hoàng Côn sinh ra ở Bắc Kinh, sau đến học vật lý ở trường đại học Bristol và có bằng tiến sĩ
từ cuối thập niên 1940 Hoàng Côn hợp tác với Max Born xuất bản sách giáo khoa "thuyết động lực học của vật lý mạng lưới" trình làng năm 1954
ngày 25 tháng 6 năm 1950 chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Xue Xide học vật lý bề mặt và chất bán dẫn ở MIT, đã cùng Hoàng Côn trở về Trung Quốc thành lập khoa vật lý thể rắn ở trường đại học Bắc Kinh
Hoàng Côn viết sách giáo khoa "vật lý chất bán dẫn" (ảnh dưới) cùng Xue Xide
trường đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đã theo chân
ngày nay, trường đại học Bắc Kinh vẫn được coi là cái nôi của ngành linh kiện bán dẫn Trung Quốc
Nhà máy 774
năm 1953 được Liên Xô trợ giúp, Trung Quốc tiến hành kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất; một trong số 156 dự án công nghiệp là nhà máy 774, có tên khác là nhà máy ống điện tử Bắc Kinh
thập niên 1950 nhà máy 774 trình làng tinh thể germani, và ít năm sau là tinh thể silic
nhờ thế, khu công nghiệp điện tử ở tiểu quận Jiuxianqiao thành Bắc Kinh đã tăng trưởng
đầu thập niên 1960 nhà máy 774 bắt đầu sản xuất bóng bán dẫn mối-nối hợp kinh germani, một cải tiến của bóng bán dẫn lưỡng cực Shockley phát minh; ở Mỹ, trước khi xuất hiện bóng bán dẫn phẳng, bóng bán dẫn mối-nối hợp kim đã được thị trường ưa chuộng
lấy một miếng tinh thể germani và những hột mồi-nổ [fuse bead] indi đặt ở hai phía của miếng tinh thể germani, đây là công việc thủ công; công nhân nhà máy 774 sử dụng một mỏ hàn của-nhà-trồng-được để hàn những hạt indi lên miếng germani
cuối năm 1963 những linh kiện này đã được lắp vào radio Trung Quốc và được chào bán ở Hồng Kong
sau này, tài sản nhà máy 774 được bán cho một công ty quỹ tư nhân, lập ra tập đoàn Bắc Kinh Orient Electronics Technology, nay là một trong những công ty OLED hàng đầu thế giới

Mạch tích hợp
thập niên 1950 mạch tích hợp được trình làng, đã tạo điều kiện gây dựng một khu công nghiệp linh kiện bán dẫn khác ở phía nam
năm 1965 một nhà máy linh kiện ở Thượng Hải đã hợp tác với học viện luyện kim Thượng Hải, thuộc Đại học Khoa học viện Trung Quốc, để sản xuất một mạch tích hợp kiểu-TTL [transistor-transistor-logic] ứng dụng quân sự và chương trình hàng không vũ trụ
năm 1965 dự án tên lửa Minuteman 2 có lúc đỉnh điểm đã mua 15000 mạch tích hợp mỗi tuần
trước năm 1964 sứ mệnh Apollo ước tinh đã mua 20 vạn IC
năm 1959 Huang Chang là tiến sĩ ở đại học Harvard, từng làm ở Sylvania Semiconductors và lấy được Thường Trú Nhân ở Mỹ, đã hồi hương theo đàn anh Tiền Học Sâm để góp sức cho chương trình tên lửa Trung Quốc; nhiều máy tính cho những tên lửa ấy đã được gây dựng với bóng bán dẫn tự-sản-xuất

Mặt trận thứ ba
năm 1964 Mao Trạch Đông ban hành chính sách 'mặt trận thứ ba' di dời nhiều cơ sở công nghiệp nặng và quân sự Trung Quốc vào sâu trong đại lục, để đối phó với quan hệ xấu đi với Liên Xô; chính sách đã tái định cư 500 nhà máy, 1 triệu rưỡi công nhân và tổng đầu tư 200 tỷ nhân dân tệ
năm 1970 quân đội di dời cơ sở nghiên cứu mạch tích hợp ở Hà Bắc - học viện 24 - đến huyện Vĩnh Xuyên ở Trùng Khánh
ở nhiều nơi kém phát triển, có nơi ghi nhận tăng trưởng công ty 700% nhưng mặt khác thì chính sách 'mặt trận thứ ba' cũng làm gián đoạn chuỗi cung; nhiều nơi tái định cư ở miền núi và thiếu mạng lưới giao thông, và tách biệt cơ sở nghiên cứu phát triển với cơ sở sản xuất, gây khó khăn cho những thành quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm được thực thi ở những xưởng fab; những vấn đề ở xưởng đã bị xử lý bởi những công nhân không-đủ-đào-tạo, gây ra lợi suất [yield] và năng suất thấp

Cách mạng văn hoá
từ năm 1965 đến 1975 Mao Trạch Đông tổ chức cách mạng văn hoá, nhiều trường đại học đã bị đóng cửa, những trường còn hoạt động đã chịu bất ổn lớn; những ai có quan hệ với phương Tây hoặc được giáo dục ở phương Tây, trong đó có Hoàng Côn, đã bị truy tố, bị tước bỏ chức vụ hoặc bị bắt lao động ở hợp tác xã; những sinh viên sẽ bị bắt làm việc ở nhà máy hoặc học tập chính trị
tháng 12 năm 1978 trường đại học đã mở cửa lại, khi Đặng Tiểu Bình tái định hướng đường lối quốc gia
'mặt trận thứ ba' di dời học viện 24 đã giúp cơ sở nghiên cứu mạch tích hợp này thoát nạn Cách mạng Văn Hoá và được hoạt động trong yên bình, nhưng cũng không tránh được Trung Quốc bị cô lập và tụt lùi lại so với công nghệ thế giới

Bám đuổi
cuối thập niên 1970 đầu 1980 Trung Quốc khôi phục, những nỗ lực ban đầu của phát triển ngành linh kiện bán dẫn Trung Quốc là đơn giản và phi tập trung; ở mặt trận giáo dục, mở rộng nguồn nhân lực, bằng cách đào tạo sinh viên bán dẫn và gửi đi du học phương Tây
chính quyền các cấp đã mua những thiết bị mới ở nước ngoài để nâng cấp những nhà máy bán dẫn sở-hữu-nhà-nước, tổng cộng đã chi 1.3 tỷ nhân dân tệ
từ năm 1984 đến 1990 chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước và trường đại học đã tài trợ xây mới 33 xưởng fab bán dẫn
năm 1949 Uỷ ban hợp tác về Quản lý Xuất khẩu Đa phương [CoCOM] được thành lập và đã áp dụng những kiểm soát xuất khẩu, nhưng người Trung Quốc ít bị ảnh hưởng vì hầu hết chỉ nhập khẩu công nghệ sườn-sau [trailing edge] không bị hạn chế; Trung Quốc, giống như Liên Xô, cũng giỏi lách luật, thường nhập lậu qua Hồng Kong
kinh phí có hạn, bấy giờ chính quyền Trung Quốc cũng nhập khẩu thiết bị để gây dựng những ngành điện tử và máy tính; những thiết bị sản xuất linh kiện bán dẫn đã thường là đồ cũ, đồ đã qua sử dụng; công nhân nhà máy thường không biết nhiều về cách thức những thiết bị ấy hoạt động
người nước ngoài viếng thăm những nhà máy ấy đã kể rằng thiếu những quy trình sản xuất thành thạo, công nhân bị coi là công việc 'bát cơm sắt' [iron bowl]; công nhân đông quá mức cần thiết, và hầu hết không làm việc hiệu quả
sau này, hiệp hội ngành linh kiện bán dẫn Trung Quốc báo cáo rằng đã điều tra kết quả của 24 dây chuyền được nhập về, chỉ có 10 dây chuyền hoạt động đúng chức năng
ngành điện tử Trung Quốc tăng trưởng - nản lòng với sản lượng IC nội địa - đã tìm đến hàng nhập khẩu
thập niên 1980 chỉ có nhà máy Vô Tích số 742 hoạt động đạt kỳ vọng

Nhà máy Vô Tích số 742
năm 1960 nhà máy radio Giang Nam được thành lập, sản xuất đi-ốp do Liên Xô thiết kế ở thành phố Vô Tích
năm 1968 nhà máy radio Giang Nam là doanh nghiệp nhà nước, đã sáp nhập với một trường công nghiệp, sản xuất thiết bị rời rạc được sử dụng trong thiết bị quân sự, như radio; nhà máy đã được trao tặng nhiều huy chương vàng
năm 1980 chính phủ Trung Quốc lựa chọn nhà máy 742 làm nhà máy nòng cốt cho dự án 65 mới, một phần của kế hoạch 5-năm lần thứ sau 1981-1985, theo đó chính phủ tài trợ 270 triệu nhân dân tệ để mua lại 2 dây chuyền sản xuất của Toshiba: đĩa wafer lưỡng cực 3 inch ở nút tiến trình 5 micromet, và đĩa wafer 4 inch ở nút tiến trình bộ nhớ - đều lạc hậu khá xa so với nút tiến trình mũi nhọn
Toshiba tiếp đón một số kỹ sư Trung Quốc ở nhà máy để học hỏi quy trình [recipe]; chuyển giao công nghệ đã diễn tiến mượt mà, năm 1984 dây chuyền đi vào sản xuất công nghiệp, sản xuất 30 triệu đĩa wafer năm ấy
năm 1985 nhà máy tăng lợi suất [yield] lên đến 80%, sản xuất hơn 70 triệu mạch tích hợp cho tivi (ảnh dưới: giám đốc Wang Hongjin của nhà máy Vô Tích số 742)
cuối năm 1980 một nửa tivi Trung Quốc được công bố là trang bị chip sản xuất ở nhà máy 742
năm 1986-1987 nhà máy 742 sáp nhập chi nhánh ở thành phố Vô Tích của học viện 24, tạo nên công ty vi điện tử Vô Tích Huajing
bất chấp Trung Quốc bị cô lập, nhà máy Huajing tiếp nhận những chuyên gia nước ngoài, sách vở của Hội kỹ sư điện và điện Tử [IEEE] và cử nhân viên đi nước ngoài nghiên cứu
năm 1987 Huajing là công ty Trung Quốc tiên phong đưa mạch tích hợp hạng-LSI vào sản xuất và sản xuất mẫu-thử [prototype] chip RAM 64K hạng-VLSI

Dự án 908
năm 1983 lãnh đạo Trung Quốc biết rằng nỗ lực bám đuổi đầu tiên trong ngành linh kiện bán dẫn đã không thành tựu, và đã rút ra nhiều lý do: đầu tư bừa bãi những cơ sở bán dẫn, dẫn đến thiếu quy mô và sản lượng
năm 1989 Quốc vụ viện đã phê chuẩn một biện pháp mới để ứng phó vấn đề trên: tiêu thụ nội địa 400 triệu chip, sản lượng trong nước ở tất cả những xưởng fab rải rác là 114 triệu; chưa kể, những chip này đã lạc hậu
các người hoạch định chính sách Trung Quốc đã dọn dẹp và tạo nên 5 công ty linh kiện bán dẫn ở cả miền bắc và miền nam: 2 ở Thượng Hải, 1 ở Thiệu Hưng, 1 ở Bắc Kinh và 1 ở Huajing quận Từ Hối, Thượng Hải
năm 1990 trình làng dự án 908 phô diễn cho thế giới rằng Trung Quốc có thể gây dựng một nhà sản xuất tích hợp thiết kế hàng đầu trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn; phần lớn nhất của gói đầu tư là trao kinh phí 2 tỷ nhân dân tệ cho Huajing nâng cấp dây chuyền đĩa wafer 5 inch lên dây chuyền wafer 6 inch , bấy giờ được coi là công nghệ mũi nhọn, hoạt động trên nút tiến trình 1 micromet hoặc 800 nanomet, sản lượng 12000 wafer mỗi tháng
năm 1989 GDP đầu người ở đại lục là 1538 nhân dân tệ, tương đương 400 đôla Mỹ; dây chuyền của dự án 908 đã lạc hậu trước cả khi được đưa vào vận hành
năm 1997 xưởng fab có sản lượng tối đa 12000 wafer mỗi tháng, nhưng thực tế chỉ làm 800 đĩa wafer mỗi tháng, Huajing rơi vào khủng hoảng
ở Trung Quốc, linh kiện bán dẫn luôn là dự án được tài trợ của nhà nước, Huajing xuất thân là nhà máy chính phủ, dự án 908 là chính-phủ-khởi-xướng
dự án 907 cũng chịu số phận tương tự, bất cứ quyết định đầu tư nào, ví dụ máy in thạch bản, cần chính phủ phê duyệt, cho nên đã lãng phí thời gian
chính phủ địa phương đã đấu tranh công chức [bureaucratic] về cách làm và mục tiêu làm việc, ví dụ 26 cơ quan đã tranh chấp địa điểm thực hiện hoạt động nạo vét [dredging operation]; có thể thấy, những tranh chấp này sẽ ảnh hưởng những quyết định chiến lược kinh doanh, ví dụ theo đuổi DRAM hay chip logic mạch tích hợp chuyên dụng [ASIC]
giữa thập niên 1980 Samsung đối mặt quyết định tương tự trên, một nhóm giám đốc đã tranh luận; sau rốt, chủ tịch Lee Byung-chul quyết định sản xuất bộ nhớ

Huajing
Huajing và nhiều cơ quan đỡ đầu của chính phủ đã quyết định làm cả DRAM và ASIC với số lượng ngang nhau, dẫn đến tình huống cả hai đều được sản xuất kém
lãnh đạo Huajing là những người có kinh nghiệm, mới đầu đã xoay xở dự án khổng lồ này; nhóm đã phân quyền ra những đơn vị hoạt động nhỏ hơn, đổi lại đã khuyến khích xây-dựng-đế-chế và làm bùng nổ quy mô của công ty
cuối thập niên 1990 Huajing có 26 nhà máy, doanh nghiệp và chi nhánh, dưới trướng lãnh đạo của 9 phòng ban; không chỉ phân tán ra khắp toàn bộ chuỗi cung linh kiện bán dẫn, từ vật liệu, đến thiết kế, đến wafer, để lắp ráp, Huajing có cả bệnh viện riêng, dịch vụ giữ trẻ, hệ thống trường học và những trung tâm cộng đồng
Đài Loan và Hàn Quốc hưởng lợi từ làn sóng nhân lực hồi hương, cụ thể là những kỹ sư điện, được đào tạo ở phương Tây
năm 1950 chiến tranh Triều Tiên, cộng hoà nhân dân Trung Quốc bị áp lệnh hạn chế xuất khẩu ở công nghệ mũi nhọn Mỹ, và ở cả Đài Loan - một đối tác chuyển giao công nghệ
năm 1994 chính phủ Trung Quốc đàm phán một hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Huajing và Lucent Technologies - cũ là Bell Labs - đào tạo kỹ sư và chuyển giao một nút tiến trình, cùng với những khối [block] sở hữu trí tuệ [IP] cho một công nghệ chuyển mạch viễn thông
chính phủ đàm phán, nên Huajing không có tiếng nói trong việc ra quyết định; các giám đốc Huajing biết rằng công ty chưa sẵn sàng, và chỉ muốn một công nghệ rẻ tiền, công-nghệ-thấp để bắt đầu, trước khi thăng tiến công nghệ; chức sắc chính phủ đã lựa chọn cho Huajing, rẽ về phía một công nghệ bóng bẩy mà Huajing không thể hấp thụ
chưa hết, thứ họ nhận được, họ đã không thể sử dụng; các kỹ sư Huajing, hầu hết tự học, giỏi kỹ-thuật-đảo-ngược những sản phẩm sẵn có; nhận được IP và công nghệ Lucent, họ không biết làm sao tích hợp vào những thứ họ đang làm; cho nên việc chuyển giao công nghệ đã không cất cánh
về phía khách hàng, viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp [ITRI Industrial Technology Research Institute] chia tách ra công ty UMC và đã giúp giới thiệu những khách hàng đặt-mua [source], đặt quan hệ buôn bán với mạng lưới những công ty điện tử Đài Loan; viện đã cung cấp IP sản phẩm, thuyết phục những trùm tư bản Đài Loan đầu tư
trong khi ấy, dự án 908 không cân nhắc vấn đề tranh cướp khách hàng hoặc làm thế nào lấy được đơn hàng của khách; nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sẽ đảm bảo nguồn nhu cầu, và cũng không có hàng nhập khẩu nào cạnh tranh
năm 1995 xây dựng những dây chuyền sản xuất đầu tiên, năm 1997-1998 đi vào vận hành; lúc ấy thì công nghệ wafer 6 inch của Lucent chuyển giao đã lạc hậu và vô ích, còn Huajing vay chính phủ 1 tỷ nhân dân tệ để chi trả những xưởng fab
năm 1997 lãi suất tăng cao, Huajing thua lỗ 240 triệu nhân dân tệ và phải ký hợp đồng với Đài Loan, nhiều nhân viên kinh nghiệm trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn đã đồng ý sang vận hành; vì luật vượt-eo-biển [cross-strait rule], họ thành lập công ty vỏ Central Semiconductor Manufacturing Corporation [CSMC] ở Hồng Kong và tiếp quản Huajing
năm 2002 sau khi bình ổn Huajing, CSMC bán lại cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc
nay là công ty vi điện tử Huajing nguồn lực Vô Tích [Wuxi China Resources Huajing Microelectronics] sản xuất đồ điện tử điện lực rời rạc, quảng bá thương hiệu lâu đời

Dự án 909
lắng nghe tổ tư vấn, những người hoạch định chính sách đã xác định rằng 908 thất bại vì vị thế chính-phủ-khởi-xướng; vai trò trung tâm của chính phủ và nguồn gốc doanh nghiệp nhà nước của Huajing đã làm tê liệt khả năng của Huajing để đi nhanh trong một thị trường năng động
tháng 11 năm 1995 chính phủ Trung Quốc soạn thảo dự án 909
tháng 3 năm 1996 khai trương dự án 909 là dự án nhà nước lớn nhất trong ngành linh kiện bán dẫn, sáng lập tập đoàn quốc gia Thượng Hải Huahong
ngân sách nhà nước Trung Quốc và chính quyền thành phố Thượng Hải đầu tư trực tiếp 10 tỷ nhân dân tệ, bộ trưởng lắp-ráp-máy-công-cụ và điện tử Hồ Khải Lập đã cắt băng khánh thành và làm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty, thị trưởng thành phố Thượng Hải đã vào nhóm lao động [working group] hàng đầu của công ty, nhiều phòng ban chính phủ Thượng Hải đã được lệnh tạo điều kiện hết mình cho dự án 909
thành tựu chủ đạo của Huahong là xây dựng xưởng fab đĩa wafer bộ nhớ 8 inch chạy nút tiến trình 500 nanomet, được hợp đồng chuyển giao công nghệ của NEC; liên doanh được gọi tên là Huahong-NEC
lệnh hạn chế xuất khẩu đã không can thiệp Huahong, phần vì sự tinh vi đã-lạc-hậu của công nghệ, phần vì mối quan hệ bấy-giờ-nồng-ấm giữa Mỹ và cộng hoà nhân dân Trung Quốc
năm 1997 quốc vụ viện Trung Quốc đã dành thị trường cho Huahong-NEC; bộ trưởng Hồ Khải Lập đã ngâm cứu và lựa chọn sản phẩm thẻ IC

Huahong-NEC
liên doanh đã xây dựng nhà máy fab trong vòng 2 năm, theo điều khoản của hợp đồng chuyển giao công nghệ thì NEC sẽ cung cấp một kênh bán hàng lúc đầu; liên doanh chào bán DRAM 64 megabit dưới tên thương hiệu NEC
năm 2000 năm đầu tiên hoạt động trọn năm, Huahong-NEC thu lãi 350 triệu nhân dân tệ, cải thiện lợi suất từ 50% mới đầu đến gần 90%
đánh đổi là, công nhân Nhật Bản từ NEC là người vận hành xưởng fab, không phải nhân viên Huahong; và họ làm theo cách thức sao cho những quản lý Huahong không nắm được cái gì đang diễn ra bên trong xưởng đúc [fab]
so với năm 1974 viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, họ trình bày một tiến trình chuyển giao hoàn chỉnh; hợp đồng sẽ không được coi là tất toán, cho đến khi Đài Loan hoàn thành một xưởng đúc [fab] bản sao của riêng mình, trên đất Đài Loan, vận hành bởi nhân viên Đài Loan
chuyển giao không hoàn chỉnh, Huahong không thể nâng cấp xưởng đúc [fab]
năm 2002 sụt giá bộ nhớ, Huahong thua lỗ vận hành và đã huỷ bỏ sự tham gia của NEC để tiếp nhận quyền kiểm soát hoàn toàn
sau đó Huahong ký hợp đồng với xưởng đúc [foundry] khởi nghiệp hàng không vũ trụ Jazz Semiconductor được chia tách từ công ty Rockwell Semiconductor - giám đốc điều hành Shu Li sáng lập Jazz là người Mỹ gốc Hoa hồi hương
liên doanh ba-bên mới đã mua lại IP nước ngoài để phát triển thẻ thông minh không-tiếp-xúc đầu tiên Trung Quốc cho phương tiện công cộng và thanh toán: Shanghai Public Transportation One-Card; liên doanh cũng chuyển đổi sang mô hình foundry
năm 2011 sau khi Jazz được công ty foundry Tower của Israel mua lại, Jazz đã bán cổ phần ở Huahong
sau những thương vụ mua bán sáp nhập, Huahong nay là foundry lớn nhì Trung Quốc, hầu hết sản lượng ở những nút lạc hậu [lagging edge]

Thông tư 18
năm 2001 Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, và tự do hoá thị trường linh kiện bán dẫn trong nước
tháng 6 năm 2000 quốc vụ viện đã ban hành Thông tư 18 tựa đề "nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phần mềm và mạch tích hợp" đưa ra ưu đãi thuế cho các công ty linh kiện bán dẫn ở Trung Quốc, không phân biệt nội địa hay sở hữu nước ngoài
năm 2000 Richard Chang bán công ty foundry Worldwide Semiconductor cho TSMC và sớm sau ấy đi sang Trung Quốc, gọi vốn 1 tỷ đôla và khởi nghiệp SMIC có cùng mô hình kinh doanh foundry; bỏ lại Huahong và Nexchip phía sau
đồng thời, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài trong ngành linh kiện bán dẫn, Applied Materials, AMD, Philips, Motorola và ASML công bố những khoản đầu tư tỷ đôla vào Trung Quốc

Luận án 'Rapid advance: high technology in China in the global electronic age'
ấn tượng rằng Trung Quốc đã không quan tâm đến linh kiện bán dẫn, chỉ khi phương Tây cấm vận thì Trung Quốc mới quan tâm; có đúng không?
tác giả luận án Susan K Mays có lẽ đang ở trường đại học Texas-Austin
từ thập niên 1960 cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã nghiền ngẫm linh kiện bán dẫn, đã đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ và điều chỉnh thích nghi cách tiếp cận và chiến lược nhiều lần sau hàng thập kỷ
khó thể chối bỏ rằng, tiến bộ bán dẫn của Trung Quốc ngày nay có được từ những mối quan hệ sẵn có với lĩnh vực linh kiện bán dẫn toàn cầu nói chung; hấp thụ những kiến thức và thiết bị mới, từ nước ngoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét