ngày 7 tháng 3 năm 2013 Micheal Hancook, Hà Khánh dịch
hai sự kiện hủy diệt cùng xuất hiện trong lịch sử, xảy ra tại cùng một địa điểm nhưng cách nhau hơn một thế kỷ, sự cướp phá thành Baghdad bởi hãn Húc Liệt Ngột [Hulagu] năm 1258 và Thiếp Mộc Nhi què [Tamerlane] năm 1401 (1). Bài viết viện dẫn từ những nguồn hiện đại, cũng như những sự kiện lịch sử đã xảy ra tiếp theo, và các bình luận của các nguồn ấy theo nhiều cách diễn giải hiện đại. Sự diễn giải của các nguồn dữ liệu cho thấy tinh thần quốc gia Ả Rập (2) và thường trực cạnh tranh của phái Sunni chống lại phái Shiah; trào lưu này có thể đã đóng một số vai trò quan trọng trong sự hình thành lịch sử, cụ thể là bởi vì cuộc tấn công của Hulagu đã được xét lại như là một cuộc phá hủy nền văn hóa Ả Rập và thậm chí là một hành động “trả thù”chống lại đế chế Ả Rập hùng mạnh (3), trong khi hành động dữ dội tương tự của Tamerlane hiếm khi bị phê phán đúng mực
tranh Ba Tư thế kỷ 14 phác hoạ Mông Cổ tấn công Baghdad năm 1258
việc cướp phá Baghdad đã mang lại cho cả Hulagu và Tamerlane danh hiệu “Tai họa của Thiên Chúa (4), mặc dù danh tiếng của Hulagu (ảnh dưới) đã bị ghi dấu nhiều nữa trong lịch sử, đóng vai trò như 'kẻ thủ ác' cho thất bại sau này của triều đại Hồi giáo. (5) Danh tiếng của Tamerlane đã thay đổi tuỳ thời điểm ở từng miền địa phương khác nhau, vừa bị khinh miệt bởi các nước láng giềng cùng thời, nhưng rồi lại được ca ngợi ở châu Âu như là một vị cứu tinh, thậm chí được bất tử hóa trong văn học, các bài hát, và xuất hiện trên sân khấu (6)
Tamerlane (ảnh dưới) không giống như Hulagu, gần đây đã được tái tạo trong các hình thức của một anh hùng của quốc gia Uzbek (7) để sử dụng bởi các tầng lớp cầm quyền của nước Uzbekistan mới độc lập
tên gọi và các danh hiệu đã xuất hiện trong suốt lịch sử phải được gắn kết lại với các dân tộc và thể chế khác nhau. Một trong những danh hiệu như vậy là “tai họa của Thiên Chúa” (flagellum dei) lần đầu tiên được người La Mã sử dụng để gọi tên Attila người Hung (ảnh dưới: tranh vẽ của hoạ sĩ Eugène Delacroix người Pháp) là thủ lãnh của dân du mục xâm lược đến từ các thảo nguyên của đại lục Á-Âu
chiến tranh thảo nguyên và sự tương đồng trong văn hóa du mục theo thời gian, chúng ta nên xem xét sơ qua về người Hun trước khi xét đến người Mông Cổ hoặc Timurid. Người Hun, giống như người Mông Cổ và Timurid sau này, đều có niềm đam mê đặc biệt đối với ngựa, và theo các nguồn lịch sử như Howarth đề cập rằng “trẻ em Hun học cưỡi ngựa ngay khi biết đi” (8)
người Hung thực hành chiến thuật kỵ binh để chống lại những đội quân bộ binh và sự phòng thủ tĩnh, tập trung vào đánh phá cướp bóc để trả lương quân đội và thưởng cho các sĩ quan trung thành. Cũng tương tự như trường hợp của người Mông Cổ và Timurid, cuộc xâm lược của họ được xem như là một sự trừng phạt đối với nhà cầm quyền yếu kém. Một “tai họa của Thiên Chúa (9)” là công cụ trừng phạt của Thiên Chúa để nhận lấy sự chuộc lỗi. Có thể rằng chính Temujin (Thiết Mộc Chân) về sau cũng tự nhận danh hiệu trên khi phá hủy thành Bukhara, dựa theo truyền thuyết của người Uzbekistan còn lưu (10)
Húc Liệt Ngột
Hulagu là con trai của hãn Đà Lôi [Tolui] con út của Thiết Mộc Chân. Mẹ của Hulagu là người vợ theo Kitô giáo nhánh Nestorian của hãn Tolui tên là Toa Lỗ Hoà Thiếp Ni (ảnh dưới) [Sorghaghtani Beki] (11)
vợ yêu của Hulagu cũng là một Kitô hữu, mặc dù tôn giáo của Húc Liệt Ngột vẫn đang được tranh luận giữa các nguồn Armenia, Ba Tư, và Mông Cổ. Các chính sách bao dung đối với nhiều tôn giáo khác nhau thuộc Mông Cổ cai trị có thể được truy nguồn từ những thành kiến tôn giáo hỗn tạp và đức tin của chính Hulagu. Anh trai Hulagu bao gồm Mông Kha [Mongke] và Hốt Tất Liệt (ảnh dưới), hai Khả hãn vĩ đại thứ tư và thứ năm của phương Đông
Mông Kha (ảnh dưới) đã ra lệnh cho Hulagu thực hiện mong muốn của Thiết Mộc Chân thiết lập đế quốc ở Trung Đông, yêu cầu ấy được miêu tả cụ thể trong sách của Rashid ad-Din, “tiêu diệt pháo đài của phái Ismaili (phái Assassin), khuất phục Caliphate dưới sự thống trị của người Mông Cổ, và luôn hỏi ý kiến công chúa Doquz Khatun của bộ lạc Khắc Liệt, là vợ Húc Liệt Ngột(12)”
năm 1253 sau một năm sửa soạn binh mã, Hulagu xuất phát từ Karakorum với vợ (ảnh dưới) và lính hộ vệ cá nhân. Quy mô đội quân của Hulagu đã được thảo luận từ nhiều nguồn khác nhau, Hulagu được cho rằng đã xung quân một phần năm đàn ông Mông Cổ, triệu tập lực lượng đã xuất hiện như là đạo quân lớn nhất trong lịch sử Ả Rập
nhiều đơn vị được gia nhập vào đội quân của Hulagu trên đường hành quân từ Mông Cổ đến Baghdad và có những thương vong phát sinh sau khi chạm trán với phái Ismaili (ảnh dưới) binh lính cũng đã được ép bổ sung từ các khu vực mới được chinh phục
người Mông Cổ sắp xếp lực lượng của họ theo hệ thập phân, sử gia Amitai-Preiss (ảnh dưới) cho rằng quân số đâu đó “15-17 tumen” (1 tumen là 1 vạn lính) quân Mông Cổ và Thổ, cùng một số nhỏ hơn một chút lính phụ trợ địa phương được thêm vào, tổng cộng 30 vạn quân … (13)”. Hulagu hành quân tiến tới Baghdad theo kế hoạch cẩn thận và không vội vã. Nhờ sự vượt trội về quân số và thiết bị bao vây, thủ phủ của phái Assassin là pháo đài Alamut thất thủ vào năm 1256 với mất mát tối thiểu về phía quân Mông Cổ
nhiều sử liệu hiện đại của các nước Ả Rập đã lướt qua hay thậm chí không đề cập bối cảnh nền tảng cuộc xâm lược Baghdad của Hulahu và âm mưu diễn ra sau thất bại của phái Ismaili. Hulagu nghe lời cố vấn Juvayni (ảnh dưới) người Ba Tư, ý thức rằng các khalip ở Baghdad cũng xem phái Ismailis Shiite là một kẻ thù nguy hiểm; và Hulagu đã gửi sứ giả yêu cầu các khalip phải phục tòng và liên minh, các khalip cũng đã nghe danh hãn Mông Kha phát âm thành khutba
khalip [Caliph] từ chối, thay vào đó nhắc nhở Hulagu rằng Baghdad chưa từng rơi vào tay quân đội ngoại đạo nào. Thái độ này càng gây sự tò mò; đã có thông qua những phái đoàn từng đi lại trong quá khứ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ năm 1246, để đối phó với lời lẽ đe dọa đầy khoa trương của hãn (14)
Baghdad trước cuộc chinh phục Mông Cổ chỉ còn là cái bóng nhợt nhạt của vinh quang cũ của nước Đại Thực [Abbas] là triều đại Hồi giáo thứ 3 [Caliphate]. Nạn cướp bóc và bạo loạn xảy ra phổ biến trên đường phố, được làm trầm trọng thêm bởi bạo lực sắc tộc giữa người Sunni và Shiah, người Do Thái và Kitô giáo, trong khi chính phủ suy yếu phải vật lộn để duy trì trật tự. Duri mô tả rằng: nửa thế kỷ trước cuộc bao vây Baghdad … “năm 1185 … Ibn Jubayr (ảnh dưới) nhận thấy sự suy thoái toàn diện và đã chỉ trích sự kiêu ngạo của người dân thành phố (15)”; những năm cuối thời kì Caliphate, Baghdad là một thành phố với cơ sở hạ tầng bị bỏ quên, nông nghiệp phá sản, và hầu như không có khả năng tự vệ (16)
ngày 29 Tháng 1 năm 1258 quân Mông Cổ dưới quyền Hulagu vây thành Baghdad và bắt đầu tấn công
ngày 04 tháng 2 các bức tường bên ngoài bị phá vỡ
ngày 10 tháng 2 vận mạng thành Baghdad phụ thuộc hoàn toàn vào lòng nhân từ của Hulagu; nguồn sử liệu Ả Rập ghi chép rằng Hulagu đã không có lòng thương xót (17), Bách khoa toàn thư Hồi giáo đã ghi nhận “Ước tính số lượng bị giết dao động khác nhau từ 80 vạn đến 2 triệu, ước tính thay đổi theo thời gian” (18); theo nguồn sử liệu Mông Cổ, vốn có lịch sử nhấn mạnh đến tổn thất sinh mạng trong chiến tranh nhằm phục cho mục đích tuyên truyền riêng của họ, nói rằng chỉ vài vạn người bị giết
quân mông cổ cướp phá thành Baghdad
tam sao thất bản, như Rashid ad-Din chỉ ra rằng, sau khi lấy thành phố, Hulagu tuyên bố rằng “… hứa sẽ tha cho các học giả uyên bác của Thiên Chúa, các tu sĩ, những hậu duệ của Ali, các thương gia, và tất cả những người đã không cầm vũ khí chống lại ông” (20)
theo Bách khoa toàn thư Iran, những thương gia đã được đối xử đặc biệt: “đối với các thương nhân, những người từng du hành đến Khorasan và có các quan hệ với các nhà lãnh đạo Mông Cổ … Sau khi thành phố thất thủ, những thương gia này trình diện trước các chỉ huy Mông cổ, khẩn nài họ chỉ định lính để bảo vệ ngôi nhà của họ … và cả những người đã chạy tị nạn đến chỗ của họ” (21)
nhà đông phương học Le Strange người Anh (ảnh dưới) cho rằng đó bởi vì sự phản bội của những người Shiah tại các khu vực khác nhau của thành phố đã hỗ trợ người Mông Cổ chiếm được thành phố (22), nhưng lại bỏ qua về cuộc thảm sát người Shiah trong những năm trước cuộc xâm lược
có vẻ như người Mông Cổ đã tấn công một thành Baghdad sẵn bị chia rẽ sâu sắc, và một số người Shiaah đã tìm đến người Mông Cổ như là một sự giải thoát, cũng như dưới sự cai trị của các Hãn sau đó cho thấy thấy sự suy giảm ảnh hưởng của văn hóa Ả Rập và sự gia tăng của ảnh hưởng Ba Tư; mặc dù các giáo đường Sunni đã bị phá hủy, các nhà thờ Cơ đốc đã được tha và một Giáo đường mới được lệnh xây dựng, và ủy ban Ulama của thành Baghdad đã ban hành một sắc lệnh Fatwa nói rằng ”một kafir công bằng là tốt hơn so với một lãnh tụ Hồi giáo bất công” (23). Hulagu rời Baghdad ngay sau đó nhưng trước khi rời đi đã ra lệnh phục hồi nhiều trung tâm công cộng đổ nát dưới triều Abbasid và mở cửa trở lại vài Ribat cho phái Sufi và các trường học bên ngoài thành phố
Thiếp Mộc Nhi què
Tamerlane được 'bắt quàng làm họ' bởi cả người Uzbekistan, Mông Cổ, Tatar, Thổ [turk], Turko-Mông Cổ và Uzbek-Mông Cổ (24) vì là một thủ lãnh Thổ của triều Chaghatayid và lí lịch không rõ ràng. Được biết đến trong lịch sử về sau như là Timur bin Targhay Barlas, theo những gì được biết thì ông là con trai của một thủ lĩnh nhỏ, nói tiếng Chaghatay, một ngôn ngữ Thổ được dùng bởi những hậu duệ của Thiết Mộc Chân cai trị Trung Á. Như vậy, Tamerlane không phải là thành viên của tầng lớp quý tộc Mông Cổ, mà là một người chăn gia súc nửa du mục, sinh ra ở thành phố Kesh gần Samarkand
tương tự Hulagu, định hướng tôn giáo của Tamerlane dường như là kẻ cơ hội, và đức tin thường được gán định khác nhau bởi các sử gia về sau. Harold Lamb (ảnh dưới) viết: “thông qua những hành động của mình” Tamerlane không phải là một người Hồi giáo mộ đạo: ông không bao giờ lấy một tên Hồi giáo, thường đối xử với dân Kitô giáo giống như dân Hồi giáo tại các thành phố mà ông chinh phục (25), và luôn cố gắng để đạt tới tầm vóc của những nhà chinh phục vĩ đại trước đó đã từng chinh phục Trung Á như Alexander Đại đế và Temujin (26)
Tamerlane đã hai lần chiếm thành Baghdad, lần chinh phục thứ nhất là cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu. Không giống như Hulagu, ông là người tạo ra định mệnh cho chính mình, và lấy Baghdad làm mục tiêu của tham vọng, chứ không phải là một bổn phận
năm 1393 danh tiếng của Tamerlane khiến Sultan Ahmad (ảnh dưới) chạy trốn ngay khi nghe những tin tức đầu tiên về đạo quân Timur tiếp cận thành. Baghdad giao nộp cho Tamerlane, tuyên bố là “sự giải phóng” thành phố theo lời mời của các trưởng lão trong thành, giải cứu thành phố khỏi sự cai trị độc tài của Sultan Ahmad. Tamerlane ăn mừng việc chiếm đóng trong vài tuần, thu thập tiền chuộc từ các công dân đổi lấy mạng sống. Vị Sultan hầu như chỉ kịp trốn thoát để giữ mạng, chạy trốn qua sa mạc Syria tới Damascus. Trong thời gian tẩu thoát, ông này suýt nữa thì bị bắt bởi quân đội Tamerlane, bỏ lại vợ và con trai bị bắt đưa trở lại nộp cho Tamerlane ở Baghdad. Vợ và con trai của Sultan cùng với các nghệ nhân và kho tàng của thành phố đã được mang trở lại Samarkand để làm phong phú thêm tài sản vốn có của Tamerlane (27). Hookham mô tả rằn sự tàn phá trước đó của Baghdad đã làm hỏng danh tiếng của thành phố như là một trung tâm của nền văn hóa Ả Rập, nhưng các thương nhân Ba Tư vẫn được hưởng lợi từ vị trí của nó tại ngã tư thương mại giữa Khorasan và phương Tây, cũng như là đầu nối của các tuyến đường hành hương về phía nam (28)
các sử gia Trung Á khi so sánh chiến dịch của người Mông Cổ và Tamerlane đã chỉ ra một ví dụ lớn về điểm khác biệt trong chiến lược của họ. Thiết Mộc Chân và những người thừa kế Mông Cổ thường hành động nhanh chóng, có thể hạ thành một cách bất ngờ. Điều này khiến các nhà lãnh đạo trong thành phố thường bị người Mông Cổ bắt giữ hay hành quyết. Tamerlane thì thường không cẩn thận trong các chiến dịch của mình, và nhiều lần buộc phải quay lại những thị trấn mà ông từng chiếm đóng
một năm sau khi Tamerlane chinh phục Baghdad, Sultan Ahmad trở lại, được hộ tống bởi đồng minh mới là quân đội Mamluk [nô lệ] của Ai Cập. Sultan Ahmad đã được đưa về phục vụ như là một thống đốc khu vực, phục tùng vương triều Ai Cập nhưng độc lập trên danh nghĩa, với một ít hỗ trợ về quân sự. Có thể nói rằng Tamerlane đã không tấn công Baghdad để chiếm giữ, mà đã bỏ mặc nó với một chính quyền lỏng lẻo và như vậy đánh mất thành phố một thời gian ngắn sau khi đã “giải phóng” thành phố khỏi những công dân và tài sản có giá trị nhất
tranh vẽ một Mamluk Ai Cập của Georg Moritz Ebers (1878)
tháng 3 năm 1401 cướp phá Damascus xong, Tamerlane vượt sông Euphrates hướng tới Baghdad (29); chiến dịch là một phần trong nỗ lực phá vỡ sự liên minh của người Ottoman và Mamluk. Tamerlane đến nơi vào đầu mùa hè chỉ để thấy những cánh cổng của thành Baghdad đóng cửa. Sultan Ahmad một lần nữa đã trốn khỏi Baghdad, xin nương náu đế quốc Ottoman dưới sự cai trị của Bayezid, và vị Sultan để lại một mệnh lệnh cho tướng giữ thành Faraj rằng: nếu Tamerlane đích thân mang quân đến thì Baghdad nên đầu hàng, nhưng nếu chỉ là một đội quân nhỏ thì thành phố hãy tổ chức phòng thủ và gửi thư xin quân tiếp viện từ Ottoman
Tamerlane xuất hiện trước thành phố và thấy cổng thành đóng im ỉm, và Faraj thông qua một sĩ quan đã từng trông thấy Tamerlane được xác minh rằng kẻ chinh phục đã trở lại Baghdad. Faraj hiểu rằng Tamerlane sẽ không tha mạng vì đã đóng cửa với ông ta, đồng thời Faraj cho rằng nhiệt độ kinh khủng của mùa hè sẽ làm cho đội quân bao vây của Tamerlane khó chịu. Tuy nhiên Tamerlane muốn chiếm đóng miền châu thổ Tigris, và Baghdad là chìa khóa chính, vì thế ông thay đổi kế hoạch ban đầu, thay vì chinh phục Ai Cập, cuộc bao vây Baghdad lại bắt đầu. Tamerlane lệnh cho con trai ở Tabriz đến Baghdad với 10 sư đoàn thiện chiến cùng với các kỹ sư công thành
một cây cầu ghép bởi tàu thuyền được xây dựng bắt qua sông, và thiết bị bao vây được đặt vào vị trí xung quanh các bức tường thành phố, sau khi lính cảm tử đã hạ các bức tường bên ngoài của thành phố trong vài ngày. Các tướng của Tamerlane đã yêu cầu một cuộc tổng tấn công vì sức nóng của mùa hè đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với binh lính (30). Theo các biên niên sử khác nhau, cuộc bao vây Baghdad kéo dài đâu đó 10-40 ngày, và đã kết thúc vào buổi trưa cuối tháng 6 năm 1401. Hầu hết quân đội, cũng như lính phòng vệ thành phố, thường ngủ thiếp dưới sức nóng ban ngày, và chỉ có một vài lính canh để lại trên các bức tường. Các bức tường đột nhiên bị tràn ngập bởi thang và cánh cổng bị phá vỡ và cuộc tàn sát xuất hiện sau đó với tỷ lệ khủng khiếp được đề cập đến trong hầu hết các biên niên sử (31). Faraj đã bị giết chết trong khi cố chạy trốn khỏi sự hủy diệt. Mỗi người lính được lệnh phải thu thập một cái đầu của người dân Baghdad (con số này là hai theo rabshah) (32) và hơn một trăm kim tự tháp đầu người đã được dựng bên ngoài thành phố. Nhiều công trình công cộng dưới triều các Caliphate nhà Abbasid đã sống sót khỏi bị tàn phá sau cuộc bao vây của Mông Cổ đã bị thiêu rụi khi Tamerlane ra lệnh đốt cháy thành phố, nhưng vì ảnh hưởng của quân đội Hồi giáo của ông, các nhà thờ Hồi giáo và các công trình tôn giáo khác được bỏ qua. Bách khoa toàn thư Hồi giáo cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự nghiệp Tamerlane, và nó đặc biệt hữu ích trong việc mô tả mối quan hệ của ông ta với Baghdad
Timur đưa ra lựa chọn hoặc quy phục để bảo toàn tính mạng hoặc là sự hủy diệt hoàn toàn, ông cướp đi các nghệ nhân lành nghề và tha cho tầng lớp tôn giáo, đôi khi tự giải trí bằng cách nhóm họp họ trong các cuộc tranh luận hoặc chơi cờ. Từ các thành phố bị chinh phục, ông tống tiền một khoản tiền chuộc khổng lồ. Các chiến dịch của ông cho thấy sự tàn bạo kinh khủng, rất thực dụng và hầu như luôn luôn có chủ ý. Sự tàn phá của quân đội của ông là rất đáng kể, nhưng thường xuyên kéo theo sự phục hồi của sản xuất nông nghiệp. Trong chuyến hành quân đầu tiên của mình đến một khu vực, Timur chỉ đơn giản là chinh phục và thu thập các loại thuế, sau đó quay trở lại để trừng phạt các chư hầu không tuân theo và cài đặt bộ máy cai trị (33)
Bách khoa toàn thư của Hồi giáo cho rằng đây là đòn quyết định thổi bay Baghdad như là một trung tâm văn hóa và một thị trấn quan trọng quan trọng trong khu vực. Sultan Ahmad, một năm sau cuộc bao Baghdad, quay trở lại và cai trị cho đến cuộc chinh phục của người Thổ Kara Koyunlu. Thành phố không bao giờ phục hồi, ít nhất là bốn mươi năm sau cuộc tàn phá của Tamerlane, Makrizi đã thăm những tàn tích và ghi lại rằng “Baghdad hoàn toàn bị phá hoại, là không có nhà thờ Hồi giáo hay trung tâm nào còn tồn tại, và không có chợ nhóm họp. Các dòng kênh rạch hầu như khô cạn và nó khó có thể được gọi là một thành phố” (34).
Tamerlane và Hulagu kể từ khi ấy trở thành những nhân vật lịch sử gắn liền với sự hủy diệt, mặc dù vai trò của họ được khai thác để phục vụ các mục đích khác nhau. Hai tác phẩm lịch sử gần đây thể hiện sự chú ý đối với lịch sử “Ả Rập”, tác phẩm của Collomb là Sự hưng thịnh và sụp đổ của đế chế Ả Rập và tác phẩm của Simons Iraq: Từ Sumer đến Saddam, cả hai đều mô tả phóng đại sự hủy diệt của Hulagu trong khi che đậy mức độ phá hủy của Tamerlane, cả hai đều mang nhiều lỗi nghiêm trọng về thời gian, địa điểm, và mức độ hủy diệt. Collomb mở đầu chương viết về Tamerlane với:
“năm 1300, người Ả Rập ở Trung Đông chỉ hầu như quân tâm đến sự sinh tồn. Qua nhiều thế kỷ, họ đã luân phiên bị khai thác, cướp bóc và tàn sát bởi Đế chế Byzantines, bởi các hệ phái trong thời kì Umayyad, trong chiến tranh giữa các cộng đồng, … bởi lính đánh thuê gốc Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị mua chuộc, … và bởi người Mông Cổ hung bạo. … Năm 1393 … Tamerlane (Timur), một người Thổ gốc Uzbek tuyên bố có dòng dõi từ Thành Cát Tư Hãn … xâm chiếm Trung Đông với một đạo quân du mục Mông Cổ-Uzbek. Ông ta vừa hoàn thành một cuộc xâm lược Ấn Độ, nơi ông đã giết chết vô số người Hồi giáo Delhi … (35) “
tác phẩm của Le Strange tập trung vào triều Abbasid ở Baghdad, nhưng chứa một lời bạt lớn ghi lại lịch sử của Baghdad sau sự trỗi dậy của các Il-Khan. Ông đề cập rằng tầm quan trọng của thành phố đã giảm bớt sau cuộc tàn phá của Hulagu và sắp xếp tất cả lịch sử tiếp theo của nó trong một vài đoạn văn, điều này là trái ngược trực tiếp các nguồn sử dụng cho bài viết này. Hơn nữa, Le Strange không đề cập đến cuộc bao vây Baghdad lần thứ hai Tamerlane hoặc sự phá hủy lớn lao gây ra cho thành phố tại thời điểm đó (36)
ghi chú vắn tắt, cuộc cướp phá Baghdad của Tamerlane đã được tiết giảm xuống chỉ còn là một chú thích trong sử Trung Đông, không khác gì các thời điểm cực kỳ bạo lực khác trong một thời kì hỗn loạn tiếp theo sau sự sụp đổ của triều đại Ả Rập Abbasid. Điều này bất chấp thực tế là cuộc chinh phục Hulagu trực tiếp chống lại các vương triều Seljuq và Mamluk, bản thân là những con cháu của những người du mục Trung Á bị bắt cóc và bán làm nô lệ cho người Hồi giáo. Danh tiếng của Tamerlane trở nên nổi tiếng tương đối gần đây là sản phẩm của quá trình xét lại lịch sử mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa của người Uzbekistan (37), trong đó mang theo có lý do riêng khi miêu tả vai trò của kẻ chinh phục không quan tâm đến các chính thể lân cận bất kể chủng tộc hay tín ngưỡng. Việc miêu tả hình ảnh của Hulagu như là một kẻ thù của Hồi giáo cho thấy sự thiếu sót khi xét đến những ưu ái mà ông này dành cho ít nhất là người Ba Tư và người Kitô Nestorian, và cũng phải nói rằng người Mông Cổ đã tấn công các dân tộc thuộc các tôn giáo khác nhau và kiểm soát một đế chế rộng lớn bao gồm rất nhiều tôn giáo. Tamerlane, mặt khác, mặc dù cai trị thế giới Hồi giáo, hiếm khi tấn công những quốc gia không theo đạo Hồi ngoại trừ tấn công trả đũa để trừng phạt (38)
Thiếp Mộc Nhi què
Hulagu và Tamerlane là những nhân vật lịch sử đã trở thành biểu tượng gần như không được xem xét ở các khía cạnh cá nhân và đã biến thành các yếu tố đại diện cho chết chóc và sự trừng phạt đối với người Hồi giáo. Trong khi danh tiếng của Tamerlane đã được dùng như một công cụ bởi các nhà sử học Uzbek thông qua việc xây dụng một hình mẫu thích hợp với chế độ Hồi giáo thế tục độc tài ở nhà nước Uzbekistan độc lập, sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập cùng với mong muốn khám phá quá khứ huy hoàng bị mất của người Hồi giáo và văn hóa Ả Rập đã mô tả Hulagu như là một kẻ hủy diệt bừa bãi là không phù hợp thực tế. Hulagu và những Il-Khan kế vị đã sửa chữa nền nông nghiệp của Baghdad và tiến hành xây dựng thành phố hồi phục một phần từ những gì đã bị phá hủy trong thời kì thoái trào của các Caliphate nhà Abbasid, trong khi sự phá hủy dường như mang tính chất trả thù mà Tamerlane gây ra cho thành phố là vô cùng to lớn. Sự khác biệt có thể xuất phát từ quá trình thay đổi trong định hướng tôn giáo của thành phố, từ Hồi giáo Ả Rập Sunni ngả sang hướng hồi giáo Ba Tư Shi’a. Các nguồn dữ liệu rất khác nhau trong việc miêu tả các sự kiện, nhưng có vẻ hiển nhiên rằng chủ nghĩa dân tộc với cách diễn giải lịch sử phục vụ theo mục đích riêng đã đảo ngược ý nghĩa của hai sự kiện tàn phá Baghdad trong thế kỷ 13 và 15
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét