năm 875 đối tượng buôn lậu muối Hoàng Sào tham gia khởi nghĩa của Vương Tiên Chi
năm 876 tách riêng khỏi Vương Tiên Chi, Hoàng Sào nam tiến
năm 879 Hoàng Sào thôn tính cảng Quảng Châu
năm 881 quân Hoàng Sào bắc tiến và đánh chiếm Trường An, buộc Đường Hy Tông tháo chạy; Hoàng Sào xưng làm vua Đại Tề
năm 883 tướng Lý Khắc Dụng người Sa Đà [Shatuo] dẫn quân Đường đánh bại quân Tề, khiến Hoàng Sào chạy khỏi Trường An về phía đông; các thuộc hạ Chu Ôn [Zhu Wen] và [Shang Rang] xin hàng Đại Đường
năm 884 cháu Lâm Ngôn [Lin Yan] giết chú Hoàng Tào ở Sơn Đông
Hồi Hột
năm 839 Chương Tín khả Hãn [Zhangxin Qaghan] của vương quốc Hồi giáo Hồi Cốt ở Mông Cổ bị ép tự sát, bộ tướng Quật La Vật [Kurebir] cướp ngôi với trợ giúp của Lý Quốc Xương dẫn 2 vạn kỵ binh Sa Đà từ sa mạc Ordos; năm ấy đói kém và bệnh dịch, mùa đông khắc nghiệt đã giết chết phần lớn vật nuôi mà nền kinh tế Hồi Cốt trông cậy vào
năm 840 tù trưởng Kulug Bagha của một trong chín bộ lạc của Hồi Cốt, đối thủ của tù trưởng Quật La Vật, đã đào thoát lên sông Yenisei và "cõng rắn cắn gà nhà" mời hãn A Nhiệt [Are] dẫn 8 vạn kỵ binh Hiệt Kiết Tư [Kyrgyz] về đánh phá thủ đô Orgu-Baliq trên đồng cỏ Talal-khain-dala bờ tây sông Orkhon
bộ lạc Hiệt Kiết Tư bắt được hãn Quật La Vật và đem ra chặt đầu, sau đó tiếp tục đốt phá các thành trì khác của Hồi Cốt [Uyghur/Huigu]
Lý Tư Trung tức Ốt Một Tư
năm 840, 3 vạn quân Hồi Cốt theo Ốt Một Tư [Ormizt] đến thành phố biên giới Thiên Đức (nay là Ba Ngạn Náo Nhĩ thị, Nội Mông) xin tị nạn ở lãnh thổ Đại Đường nhưng Đường Vũ Tông lệnh đóng cửa biên giới; theo Ốt Một Tư có thêm chưởng ấn Chixin [Xích Tâm], Pugu và tước gia Najiachuo
tướng Tian Mou giữ thành Thiên Đức và thái giám tổng quản Wei Zhongping muốn diệt quân Hồi Cốt đi theo Ốt Một Tư để lập công, tuyên bố rằng Ốt Một Tư là phản loạn của người Hồi Cốt trong khi Hồi Cốt từng liên minh với Đại Đường; cho nên quân Ốt Một Tư nên bị giết, không chấp nhận cho hàng
bá quan đồng ý, ngoài trừ tể tướng Lý Đức Dụ (ảnh dưới) chỉ ra rằng Ốt Một Tư không phải phản tặc vì Ốt Một Tư đã đề nghị quy phục trước khi Ô Giới xưng hãn; và rằng vì liên minh giữa Đường và Hồi Cốt trước đây, những người Hồi Cốt hoạn nạn, ví dụ những người dưới trướng Ốt Một Tư, nên được tiếp nhận
Đường Vũ Tông nghe lời Lý Đức Dụ và thu nhận Ốt Một Tư, sau đó Ốt Một Tư xin viện trợ lương thực cho người Hồi Cốt và Lý Đức Dụ lại khuyên Vũ Tông đồng ý; trong một cuộc họp do Đường Văn Tông triệu tập sau đó, Chen Yixing phản đối, cho rằng làm thế là viện trợ kẻ địch
Lý Đức Dụ chỉ ra rằng bất kể Ốt Một Tư có quy phục hay không thì quân dưới quyền của ông ta vẫn cần lương thực, nếu không thì Thiên Đức sẽ thất thủ vì quân Đường chưa sẵn sàng nghênh chiến
Chen Yixing không dám phản đối thêm, Đường Vũ Tông ban lương cho tàn quân Ốt Một Tư, phong tước vương và ban họ Lý cho ông ta; từ ấy Ốt Một Tư lấy tên mới là Lý Tư Trung
được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông lệnh cho Lý Tư Trung tìm kiếm cứu nạn công chúa Thái Hoà là con gái của Đường Hiến Tông
năm 821 công chúa Thái Hoà hoà thân với Sùng Đức khả Hãn, con của Bảo Nghĩa; năm 824 Sùng Đức mất, công chúa Thái Hoà tái giá với em trai là Chiêu Lệ khả Hãn; năm 832 Chiêu Lệ bị ám sát, công chúa Thái Hoà tái giá với cháu là Chương Tín khả Hãn
công chúa đã mất liên lạc với Đại Đường sau khi quân Hiệt Kiết Tư đánh bại quân Hồi Cốt, Vũ Tông và Lý Đức Dụ không hay biết rằng công chúa bị hãn A Nhiệt bắt và đối xử tử tế; A Nhiệt cử đoàn hộ tống công chúa về Đại Đường nhưng bị quân Ô Giới khả Hãn chặn bắt
Ô Giới khả Hãn
mùa xuân năm 841, 10 vạn quân Hồi Cốt khác theo Ô Giới khả Hãn [Uge Qaghan] con trai của Bảo Nghĩa khả Hãn [Baoyi] vào lãnh thổ Đại Đường, yêu cầu được trao Chấn Vũ quân (nay là Hồi Hột [Hohhot] Nội Mông), được truyền bá Mani giáo và được viện trợ thực phẩm
Đường Vũ Tông nóng mặt với yêu sách của Ô Giới nên đã chấp nhận Lý Tư Trung tị nạn, đổi lại phải dẫn quân đánh Ô Giới; hai năm sau, Vũ Tông mở rộng mệnh lệnh cho Cơ Đốc, Hoả giáo và đặc biệt là Phật giáo
từ năm 840 đến 848 bộ lạc Hiệt Kiết Tư sông Yenisei và quân Đường đã tổ chức chiến dịch quân sự đặc biệt để phá hoại Hồi Cốt, lấy cớ giải cứu công chúa Thái Hoà
năm 841 Ô Giới dẫn quân Hồi Cốt xâm lược lãnh thổ, nay là Thiểm Tây
ngày 13 tháng 2 năm 843 thứ sử Lân Châu là Thạch Hùng dẫn quân Đường tiêu diệt 1 vạn quân Hồi Hột của Ô Giới khả Hãn ở núi Sát Hồ [Shahu], làm Ô Giới bị thương và cứu về công chúa Thái Hoà
sau chiến thắng, Vũ Tông lệnh cho quân Hồi Cốt của Lý Tư Trung phân tán và gia nhập những đơn vị khác; Lý Tư Trung từ chối, nên quân Hồi Cốt bị tiết độ sứ Hà Đông là Lưu Miện tàn sát
sau đó Đường Vũ Tông cân nhắc hỏi Hiệt Kiết Tư trao trả những phiên trấn An Tây (thủ phủ ở nơi nay là A Khắc Tô thị, Tân Cương) và Bắc Đình (thủ phủ ở nơi nay là quận tự trị Changji Hui, Tân Cương) cũ của Đại Đường đã mất chủ quyền hàng thập kỷ; Lý Đức Dụ phản đối, chỉ ra rằng công tác hậu cần sẽ rất khó khăn nếu đặt và tiếp tế những doanh trại đồn trú ở An Tây và Bắc Đình; Vũ Tông đồng tình
xong chiến dịch Hồi Cốt, Lý Đức Dụ tìm cách xét lại Sự biến Cam Lộ xảy ra cách đấy 12 năm; dâng sớ tố cáo Ngưu Tăng Nhụ ghen tức mình và gây chuyện bất bình, và cũng cho rằng Duy Châu [Wei] là điểm đóng quân hoàn hảo để tiến đánh Thổ Phồn
theo ý của Lý Đức Dụ, Vũ Tông truy điệu và tôn vinh Tất Đát Mưu [Xidamou] làm tướng
thanh toán xong 2 lực lượng Hồi Cốt, Vũ Tông đã nhân cơ hội huỷ Mani giáo; Vũ Tông lệnh phá hoại những đền Mani giáo ở nhiều thành phố, tịch thu tài sản và hành quyết giáo sĩ
"mùa trăng thứ tư năm 843, hoàng đế ban lệnh giết các giáo sĩ Mani của đế quốc... những giáo sĩ Mani được người Hồi Cốt tôn thờ" - Từ Giác đại sư [Ennin] (ảnh dưới)
năm 846 Ô Giới bị ám sát, sau 6 năm chống người Hiệt Kiết Tư, quân của Lý Tư Trung (một anh em trai của Quật La Vật) và quân Đường ở thành Ordos và nơi là Thiểm Tây ngày nay
năm 847 quân Đường đánh bại Át Niệp khả Hãn [Enian] em trai của Ô Giới
tháng 1 năm 2002 giáo sư Michael Drompp (ảnh trên) xuất bản sách có đoạn ở trang 480-488 ghi: "năm 924 A Bảo Cơ [Abaoji] lãnh đạo người Khiết Đan có mở rộng ảnh hưởng đến cao nguyên Mông Cổ, nhưng không hề có dấu hiệu của xung đột với bộ lạc Hiệt Kiết Tư. Duy nhất nguồn dữ liệu từ Khiết Đan (nước Liêu) liên quan đến Hiệt Kiết Tư cho thấy hai phe duy trì quan hệ bang giao. Học giả nào viết rằng đế chế Hiệt Kiết Tư từ năm 840 đến 924 là đang kể chuyện cổ tích. Tất cả bằng chứng sẵn có cho thấy rằng mặc dù có một số mở rộng ngắn quyền lực vào cao nguyên Mông Cổ, người Hiệt Kiết Tư không duy trì hiện diện chính trị hay quân sự đáng kể sau chiến thắng thập niên 840"
Lư Long quân
bấy giờ, một trong những phiên trấn [circuit] ở biên giới Hồi Cốt, Lư Long quân (thủ phủ U Châu, trị sở nay là Bắc Kinh) từ lâu đã tự chủ, triều Đường chỉ kiểm soát trên danh nghĩa, cũng đang biến loạn
năm 841 nội phản đã giết hại tiết độ sứ Sử Nguyên Trung [Shi Yuanzhong], binh sĩ mới đầu ủng hộ sĩ quan Trần Hành Thái [Chen Xingtai] lên lãnh đạo; Đường Vũ Tông nghe theo Lý Đức Dụ tư vấn đã chần chừ phản hồi những sớ được dâng lên, thay mặt Trần Hành Thái, xin cho Trần làm tiết độ sứ
không lâu sau, Trần Hành Thái bị ám sát; binh sĩ ủng hộ một sĩ quan khác là Trương Giáng [Zhang Jiang] lên lãnh đạo, Vũ Tông tiếp tục lờ đi những dâng sớ thay mặt Trương Giáng
sau đó, sĩ quan ở Lư Long quân là Trương Trọng Vũ [Zhang Zhongwu] bấy giờ là tướng thủ trại Xiongwu (nay là thành phố Thừa Đức tỉnh Hà Bắc) xin triều đình uỷ thác đánh Trương Giáng; được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông phê chuẩn
sau đó Trương Trọng Vũ sớm chiếm U Châu (còn gọi là Yên Châu, quận Phạm Dương, nay là khu vực từ Bảo Định đến Bắc Kinh) và đoạt được Lư Long quân
Sơn Nam Đông [Shannan East]
năm 841 lũ lụt tàn phá Tương Châu, thủ phủ của phiên trấn Sơn Nam Đông, tiết độ sứ Niu Sengru bị tể tướng Lý Đức Dụ quy trách nhiệm và cách chức
mùa xuân năm 842 một sự kiện nữa đã được sử gia Hu Sanxing thời nhà Tống chỉ ra cho thấy bộ mặt thiên vị 'bè phái' của Lý Đức Dụ: sĩ quan Liu Gongquan là bạn với Lý Đức Dụ, nhưng khi Cui Gong tiến cử Liu Gongquan lên làm học giả triều đình để quản lý Tập hiền viện [Jixian] thì Lý Đức Dụ không hài lòng vì tiến cử không phải bởi mình; cho nên Lý Đức Dụ tìm cớ để phong cho Liu Gongquan nhậm chức Taizi Zhanshi [thái tử chiêm sự] hữu danh vô thực
năm 842 được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông lệnh cho Tian Mou giữ thành Thiên Đức ngừng giao chiến với tàn quân Hồi Cốt, thay vào đó thu phục họ bằng nguồn lương thực và gửi họ đến phiên trấn Hà Đông [Hedong] thủ phủ ở nơi mà nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây; cũng Lý Đức Dụ tư vấn, tướng Thạch Hùng [Shi Xiong] được cử đi Thiên Đức trợ giúp Tian Mou chống quân Hồi Cốt cướp phá
trong khi ấy, thái giám Qiu Shiliang đã rất ghen tức với quyền lực của Lý Đức Dụ; khi Đường Vũ Tông sắp xuống lệnh ân xá, tin đồn đến tai Qiu rằng, là một phần của lệnh vua, các quan chưởng ấn và giám đốc tài chính sẽ cắt giảm tiền lương hỗ trợ quần áo và thực phẩm của ngự lâm quân [Shence army]
Qiu công khai tuyên bố: "nếu việc này xảy ra, khi lệnh ân xá ban ra, binh sĩ sẽ tập hợp trước tháp Đan Phượng [Danfeng] (nơi hoàng đế ban lệnh) và biểu tình!"
Đường Vũ Tông tức giận bởi lời lẽ trên, sai các thái giám đến mắng Qiu và những sĩ quan ngự lâm tung tin đồn nhảm; Qiu đã xin lỗi
Hoàng Sào
sau khi quân triều Đường đánh bại giặc Hồ, quyền lực của các tiết độ sứ, tức là thống đốc quân sự cấp tỉnh, đã tăng cao
đạo đức của các tiết độ sứ đã tỷ lệ nghịch với quyền lực đang ngày càng lớn của họ, vì thế nỗi oán hận của người dân cũng tăng lên, phát triển thành một vài cuộc nổi dậy chống triều đình giữa thế kỷ 9; nòng cốt là các nông dân nghèo, địa chủ và thương nhân chịu thuế nặng, cũng như thương nhân buôn muối lậu quy mô lớn
Hoàng Sào là người Oan Cú [Yuanqu] Tào châu (nay là huyện Mẫu Đan, Hà Thành tỉnh Sơn Đông) gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều Đường giữ độc quyền muối từ sau Loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên giàu có
Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn [Cun], và ít nhất sáu đệ: Hoàng Nghiệp [Ye] hay Hoàng Tư Nghiệp [Siye], Hoàng Quỹ [Kui], Hoàng Khâm [Qin], Hoàng Bỉnh [Bing], Hoàng Vạn Thông [Wantong], và Hoàng Tư Hậu [Sihou]; Hoàng Sào liên tục ứng thí trong các kỳ thi khoa cử, song không đỗ đạt, sau đó quyết tâm nổi dậy chống nhà Đường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét