Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022
Trung Quốc và 40 năm Đặng Tiểu Bình phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
tháng 1 năm 1979 Mỹ muốn ủng hộ của Trung Hoa dân quốc (Đài Loan) trong bình thường hóa quan hệ với cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Năm 1972 Nixon đã bắt tay với Mao Trạch Đông, nhưng bất đồng thì chưa được thỏa hiệp
Hoàng Sa trước “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon - Thế giới - Việt Giải Trí (vietgiaitri.com)
Đài Loan là hòn đảo đưa lên bàn mặc cả. Đại lục coi đảo là một phần toàn vẹn lãnh thổ và can thiệp của Mỹ là can thiệp vào lãnh thổ quốc gia, vướng mắc gì cũng phải được tháo để Trung Quốc và Đài Loan hợp nhất
Ít người lạc quan về hòa bình không đổ máu, vì đảng từ chối cam kết giải pháp phi quân sự. Đảng Tàu + sẵn sàng, thậm chí mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ, với ba điều kiện:
Cắt đứt quan hệ ngoại giao Mỹ và Đài Loan
Bãi bỏ hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Đài
Quân Mỹ rút khỏi đảo
Tổng thống Jimmy Carter kế nhiệm Nixon rất muốn bình thường hóa quan hệ với Tàu, muốn chào đón Tàu trở lại cộng đồng quốc tế, phần nào chuộc lại lỗi lầm của đảng dân chủ Harry Truman năm 1949 đã để vuột Trung Quốc về tay phe +.
1253. Để mất Trung Hoa năm 1949: Sai lầm lớn nhất của Tổng Thống Truman (basam.vet)
Carter cũng cảm thấy không thể đơn thuần bỏ rơi Đài Loan, dân chúng và Quốc hội chắc chắn cũng sẽ phản đối.
Cuối cùng, Mỹ chấp nhận ba điều kiện trên, ngoại trừ bán vũ khí quốc phòng cho Đài Loan thì Carter không thể thỏa hiệp vì:
Quốc hội ưa thích Đài Loan là nền dân chủ bạn bè
Carter là một con người đạo đức, không muốn dùng một Trung Quốc dân chủ này đổi lấy một Trung Quốc dân chủ khác
Lập lờ đánh lận Đặng Tiểu Bình
Cuối năm 1978 Carter đàm thoại với Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, nói chắc đinh đóng cột rằng không tổng thống Mỹ nào chấp nhập bình thường hóa mà không đảm bảo an ninh cho Đài Loan. Mỹ sẽ phải tiếp tục bán vũ khí quốc phòng cho Đài sau bình thường hóa.
Đặng thay mặt quốc gia lập tức phản đối mọi quan hệ quân sự như thế tiếp diễn sau bình thường hóa, rằng họ có thể ngừng tại đây.
Từ mũ cao bồi của Đặng Tiểu Bình năm 1979 đến lãnh sự quán bị đóng cửa ở Texas - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Leonard Woodcock sĩ quan liên lạc Mỹ ở Bắc Kinh ngay sau đó tư vấn Carter rằng nói cứng như vậy nhưng Đặng chỉ đang trì hoãn thôi, Đặng cần phải giữ thể diện với anh em đồng chí: “Ngài mong chờ ông ta phản ứng gì bây giờ?”
Woodcock đề xuất Mỹ Trung soạn thảo thông cáo bình thường hóa quan hệ nhưng lờ đi không nhắc gì đến kinh doanh vũ khí. Nếu Đặng đồng ý tuyên bố này và mang ra công chúng, người Tàu có thể giữ thể diện, nói rằng họ đã phản đối việc kinh doanh vũ khí, nhưng không biết rằng người Mỹ vẫn tiếp tục làm, coi như khuất mắt trông coi
“Khuất mắt khôn coi” và “Khuất mắt trông coi”: Cả hai câu đều hợp lý | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
Ngày 12 tháng 12 năm 1979 Đặng nghe Woodcock đọc một trang của bản tuyên bố đã soạn, Woodcock nói bãi bỏ hiệp ước phòng thủ Mỹ Đài sẽ diễn ra trong một năm, Đặng đồng ý và hỏi lại liệu Mỹ có đồng ý không hợp đồng bán vũ khí mới cho Đài Loan không? Đặng chấp nhận những hợp đồng mua bán vũ khí đã ký có thể giao nốt, nhưng Mỹ có hứa không ký hợp đồng mới không?
Đặng sắp ra một quyết định chưa có tiền lệ, đề nghị Đài Loan và Tưởng Kinh Quốc vừa thống nhất vừa lời cam kết được tự trị. Đài Loan có thể giữ lại nền chính trị, kinh tế và cả quân sự, thậm chí chấp nhận sẽ cho phép lãnh đạo Đài Loan tham gia chính trường đại lục, đứng thứ nhì trên trật tự chính trị quốc gia.
Sắp xếp sau này còn được áp dụng cho Hồng Kông, được biết đến là ‘một quốc gia hai hệ thống’
Chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' là gì? (nghiencuuquocte.org)
Đặng nói bán vũ khí là không được, rằng: “Bán vũ khí gì cho Đài Loan cũng sẽ chỉ khiến lông vũ gắn đuôi Tưởng Kinh Quốc mọc cao lên 10 000 mét” (ý chỉ Tưởng cao ngạo). Đặng không thỏa hiệp điều kiện này.
Woodcock im lặng, không dám nói gì, và Đặng tưởng phản ứng này nghĩa là người Mỹ đã chấp nhận lời giải thích và cơ bản chấp nhận điều kiện.
Nhưng người Mỹ không, quốc hội chắc chắn phản đối, không có tuyên bố rõ ràng đảm bảo an ninh cho Đài Loan thì quốc hội chắc chắn phản ứng.
Hai ngày sau, đại sứ Chai Zemin đến Nhà Trắng thỏa luận quan hệ ngoại giao, nghi thức gặp mặt nội các hai bên, những vấn đề của bình thường hóa. Cuối buổi gặp Chai Zemin ra về, khi được hỏi mọi chuyện ở Bắc Kinh sao rồi, đại sứ trả lời: Mọi thứ đều rất suôn sẻ, đặc biệt vì Mỹ đã chấp nhận không bán vũ khí cho Đài Loan.
Những lâu đài có biển bao quanh » Báo Phụ Nữ Việt Nam (phunuvietnam.vn)
Cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski cố không tỏ ra ngạc nhiên, nói với ngài đại sứ rằng: Điều khoản thỏa thuận chỉ là một năm ngừng bán vũ khí, sau bình thường hóa, bán vũ khí sẽ tiếp tục, Carter có nói vậy.
Đặng Tiểu Bình nổi nóng
Ván cược thất bại. Carter sẽ phải nói chuyện mặt đối mặt với Đặng rằng: Nếu Mỹ không thể bán vũ khí cho Đài thì sẽ không có thỏa thuận, không bình thường hóa; và quyền được bán vũ khí sẽ phải được tuyên bố rõ ràng cho mọi người cùng nghe thấy.
Đại lễ đường Nhân dân - nơi Trung Quốc bầu các lãnh đạo quyền lực nhất - VnExpress
Carter bảo Woodcock đi thẳng đến đại lễ đường nhân dân vào 4 giờ chiều ngày 15 tháng 12 năm 1979 nói chuyện với Đặng
Đặng nổi giận: “Chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi sẽ chắc chắn không bao giờ đồng ý. Và chúng tôi cũng chắc chắn phản đối. Điều này là không thể. Không thể chấp nhận được.”
Đặng Tiểu Bình hét vào mặt người Mỹ: “Nếu người Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan thì tổng thống Tưởng Kinh Quốc sẽ không thèm xuất hiện trên bàn đàm phán và Trung Quốc sẽ buộc phải xâm lược Đài Loan. Hòa bình của các ông làm sao khả thi được?”
“Người Mỹ. Họ nói họ muốn hòa bình giữa hai bờ eo biển. Nhưng họ lại hủy hoại cơ hội cho hòa bình vào ngay lúc này bằng việc vũ trang cho người Đài Loan. Vụ này sẽ dẫn đến chiến tranh.”
Woodcock nghĩ: “Thôi xong. Bái bai cuộc giao dịch. Khỏi thỏa thuận gì nữa.”
Carter cũng không đưa ra chỉ dẫn phải làm hay nói gì tiếp. Woodcock chịu, chỉ có thể nói: Một khi bình thường hóa diễn ra, mọi thứ sẽ thay đổi – nhắc đi nhắc lại – mọi thứ sẽ thay đổi, mối quan hệ Mỹ Đài sẽ thay đổi, quan hệ Trung Mỹ sẽ thay đổi, mọi thứ sẽ thay đổi.
Vị trí của Đặng Tiểu Bình
Đặng đang chơi ván cờ nguy hiểm, là một trong những lãnh tụ Tàu từ những năm + non trẻ, đồng hành với Mao trong cuộc vạn lý trường chinh, Đặng được anh em đồng chí rất kính trọng.
Chỉ mới tán tỉnh ý tưởng tự do hóa kinh tế đã khiến Đặng bị Mao trục xuất đi lưu đày. Đó là Mao mới chỉ thực hiện như những gì ông ta đã làm giống với Lưu Thiếu Kỳ và nhiều đồng chí vượt quyền lực trung tâm đảng của Mao
Lưu Thiếu Kỳ chết thảm vì chỉ trích Mao Trạch Đông (tinhhoa.net)
Gió đổi chiều, ngay cả Mao trong những năm cuối đời cũng cảm nhận thấy.
Đặng Tiểu Bình căm ghét Mao Trạch Đông, âm thầm trả thù người nhà Mao - Trí Thức VN (trithucvn.org)
Ban chấp hành trung ương đảng bắt đầu mất kiểm soát đất nước sau cách mạng văn hóa. Cho nên khi Chu Ân Lai hậu bối tin cẩn nhất của Mao mắc ung thư năm 1973, Mao trên giường hấp hối đã gọi lại Đặng Tiểu Bình
08/01/1976: Chu Ân Lai qua đời (nghiencuuquocte.org)
Đặng vẫn luôn được công nhận là nhà quản trị có năng lực, lúc đó đã duy trì được vị trí của mình trước áp lực từ tứ nhân bang cho đến tháng 9 năm 1976 Mao chết
Ông Hoa Quốc Phong tiết lộ bí mật: Bắt "Tứ Nhân Bang" để tránh nội chiến? - Trí Thức VN (trithucvn.org)
Nhóm 4 người và mối liên hệ của họ với Mao Trạch Đông là gì? (greelane.com)
THỜI KỲ ĐEN TỐI NHẤT CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC (muonmau.vn)
Từ giữa năm 1973 đến giữa năm 1974, những người cấp tiến đã lên ngôi; họ đã thực hiện một chiến dịch sử dụng những lời chỉ trích Lâm Bưu và Khổng Tử như một phương tiện che giấu mỏng manh để tấn công Chu và các chính sách của ông. Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 1974, sự suy giảm kinh tế và sự hỗn loạn gia tăng đã khiến Mao quay trở lại với Chu và Đặng. Khi Chu nhập viện, quyền lực của Đặng ngày càng tăng từ mùa hè năm 1974 đến cuối mùa thu năm 1975, khi những người cực đoan cuối cùng đã thuyết phục Mao rằng chính sách của họ Đặng cuối cùng sẽ dẫn đến sự từ chối Cách mạng Văn hóa và của chính Mao. Mao sau đó đã xử phạt những chỉ trích về các chính sách này bằng các áp phích treo tường, đã trở thành một phương pháp tuyên truyền được ưa chuộng. Chu chết vào tháng 1 năm 1976 và Đặng chính thức bị thanh trừng (với sự ủng hộ của Mao) vào tháng Tư. Chỉ có cái chết của Mao vào tháng 9 và cuộc thanh trừng Gang of Four bởi một liên minh gồm các nhà lãnh đạo chính trị, cảnh sát và quân đội vào tháng 10 năm 1976 đã mở đường cho sự tái xuất sau đó của Đặng vào năm 1977
Bấm để mở rộng...
Năm 1978 Đặng là phó chủ tịch đảng, phó chủ tịch ủy ban quân sự trung ương và là trưởng tham mưu tướng quân giải phóng.
Đặng đấu tranh quyền lực với Hoa Quốc Phong chủ tịch đảng Mao chỉ định và Uông Đông Hưng phó chủ tịch đảng thăng chức nhờ làm trưởng cận vệ của Mao.
Đồng minh của Đặng là nguyên soái Diệp Kiếm Anh chủ tịch ủy ban quân sự trung ương và Trần Vân người lập kế hoạch kinh tế cho Mao, xuất hiện trong ghi chép của bác sĩ chữa bệnh cho Mao, là người đã nhận ra tính nghiêm trọng của những chính sách xã hội của Mao và đã muốn thực thi những cải cách kinh tế diện rộng.
Ngày nay gia đình những kẻ trên vẫn nằm trong tầng lớp quyền lực nhất Tàu.
Đặng Tiểu Bình đặt cược
Tháng 11 năm 1977 chính phủ, đảng và lãnh đạo quân đội khắp Tàu đến Bắc Kinh tham dự hội nghị trung ương. Tại đây Đặng đã thu phục được quyền lực, cướp mic hội nghị mục đích ban đầu để đánh giá phát triển nông nghiệp và chính sách kinh tế cho hai năm 1979 và 1980, Đặng yêu cầu Trung Quốc phải thừa nhận những thảm họa từ cách mạng văn hóa, rằng Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng đã bị suy đồi do hoạt động liên quan đến cuộc cách mạng.
Cướp diễn đàn, kích động người dân gây mất an ninh trật tự tại cuộc họp (congly.vn)
Nước đi táo bạo này cho Đặng tự tin để đi bước kế trong kế hoạch lớn của mình.
Đặng bắt đầu đánh bạc, đồng ý với Mao Trạch Đông rằng hiểm họa lớn nhất của Tàu không phải phương tây mà là anh hàng xóm Liên Xô. Đặng muốn thổi sức sống mới và cải lão hoàn đồng cho nền kinh tế Tàu, lúc đó tụt hậu nhiều thập kỷ sau phương tây, tin rằng Mỹ sẽ cung cấp cho nước mình những ý tưởng và kỹ thuật tiên tiến để mang đất nước vào thời đại tân kỳ. Tàu mở cửa với thế giới do đó phải bắt đầu với Mỹ, và bằng cách cộng tác thân cận với nhau, Trung Mỹ có thể ngăn được ảnh hưởng của Liên Xô lan rộng.
Ngày 2 tháng 11 năm 1978 Đặng đã tiên phong trong đàm phán với Mỹ về bình thường hóa, trước hết chỉ thị bộ ngoại giao thăm dò Mỹ cảm thấy thế nào về bình thường hóa và gợi ý rằng mối quan hệ cần được tăng tốc hơn hiện nay.
Ngày 27 tháng 11 trong các buổi tọa đàm, Đặng triệu tập cuộc họp đặc biệt nhấn mạnh với các đồng chí tầm quan trọng của cơ hội này và đích thân đưa ra chỉ dẫn việc cần làm tiếp theo.
Đến sự cố tắc nghẽn bán vũ khí Đài Loan buộc Đặng phải tự giải quyết.
Tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình, ngồi đối diện Woodcock ở Bắc Kinh, nghe ông người Mỹ nhắc đi nhắc lại lợi ích của bình thường hóa, hiểu rằng mình cần Tàu thân thiện với Mỹ, hiểu rằng mình không thể bị kẹp giữa Liên Xô và đám người Việt đang càng ngày càng hăng máu, hiểu rằng cam kết an ninh của Mỹ với Đài Loan sẽ làm yếu vị thế đàm phán của mình khi ngồi với Quốc dân Đảng, hiểu rằng mình đã chơi bài ngửa khi ngỏ lời với phương tây
40 năm trỗi dậy 'thần kỳ' thành siêu cường kinh tế của Trung Quốc | baotintuc.vn
Đặng Tiểu Bình quyết định
Hơn một tiếng đồng hồ, trong cuộc gặp quyết định ở đại lễ đường nhân dân vào giữa tháng 12, Đặng và Woodcock đã nói chuyện, la hét và lảm nhảm, Woodcock vẫn nhắc lại: Mối quan hệ sẽ khác, vì sẽ khác nên sẽ thay đổi những mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, Washington và Đài Bắc, Bắc Kinh và Đài Bắc, rất nhiều thay đổi sau bình thường hóa, một khi bình thường hóa diễn ra, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để giải quyết các vấn đề, bình thường hóa sẽ khiến tất cả dễ dàng hơn để sửa chữa những vấn đề nảy sinh sau khi bình thường hóa, mọi thứ.
Một tiếng đồng hồ kết thúc, Đặng nhìn sâu vào mắt đối phương trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhún vai chịu thua rồi cất lên một tiếng duy nhất: “Ha! Ok!”
Đặng Tiểu Bình đã quyết định rằng những mục tiêu chiến lược và đối nội là quan hệ tốt với phương tây – để chống lại những ảnh hưởng từ Liên Xô – vào thời điểm đó quan trọng hơn dăm ba vũ khí quốc phòng bán vào tay người Đài Loan
Một ngày sau Hoa Quốc Phong, trong buổi họp báo, tuyên bố bình thường hóa, phía Mỹ nói thêm với truyền thông sau bình thường hóa sẽ tiếp tục bán lượng vũ khí nhất định cho Đài Loan cho mục đích quốc phòng.
15/12/1978: Mỹ tuyên bố công nhận CHND Trung Hoa (nghiencuuquocte.org)
Phản ứng
Ngay lập tức ở Mỹ, chính trị gia như Barry Goldwater, George Bush cha và Ronald Reagan buộc tội Carter bỏ rơi Đài Loan. Reagan thực hiện cả một chiến dịch vận động phản đối.
Quốc hội bất mãn, ngày 1 tháng 1 năm 1979 nhanh chóng soạn thảo đạo luật quan hệ Đài Loan, thư ký quốc phòng Harold Brown lên tiếng chứng nhận rằng đạo luật này không cần thiết, luận điểm bị Quốc hội bỏ qua, ngày 26 tháng 3 năm 1979 đạo luật được thông qua quy định mối quan hệ Đài Mỹ cho đến ngày nay, bao gồm cam kết an ninh, mạnh gần bằng với Hiệp định phòng thủ chung bị Trung Quốc ra điều kiện xóa bỏ.
31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan (nghiencuuquocte.org)
Carter bảo Đặng Tiểu Bình rằng bất chấp đạo luật mới, đặc quyền của tổng thống được chọn cách thi hành và Carter sẽ cân nhắc một cách cẩn trọng. Đặng Tiểu Bình, dẫu sao, đã bắt đầu cảm thấy bị phản bội.
Một năm sau đó, kết thúc giai đoạn trì hoãn, 6 món vũ khí quân sự được bán cho người Đài Loan, và chỉ một năm tiếp theo, một chuyến giao hàng nữa, mỗi lần bán là người Trung Quốc lại vùng vằng phản đối, cho đến ngày nay.
Nhưng Đặng cũng đạt nhiều lợi ích từ bình thường hóa. Liên Xô sụp đổ loại bỏ mối lo lớn của nước Cộng hòa Nhân dân, người Tàu và người Việt đánh nhau đặt người Việt về đúng vị trí (Đặng nói), nền kinh tế Tàu thì tăng trưởng mãi nhờ trao đổi kinh tế kỹ thuật với phương tây, hàng triệu người Tàu thoát nghèo, đất nước mạnh lên.
Trung Quốc được gì sau 40 năm mở cửa nền kinh tế? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Nhưng như Đặng cũng dự đoán, tổng thống Tưởng Kinh Quốc từ chối xuất hiện trên bàn mặc cả, từ chối không chấp nhận ‘Một đất nước hai hệ thống’, thay vào đó ông Tưởng làm cái việc mà Đặng Tiểu Bình lo sợ nhất: dân chủ hóa.
Quốc dân đảng nhượng lại quyền lực cho người dân và như thế suốt phần đời còn lại của Đặng Tiểu Bình đã không thể có được bài diễn văn thống nhất gọn gàng súc tích ông hằng mong muốn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét