Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

Baghdad bị tấn công bởi Húc Liệt Ngột và Thiếp Mộc Nhi què

ngày 7 tháng 3 năm 2013 Micheal Hancook, Hà Khánh dịch
hai sự kiện hủy diệt cùng xuất hiện trong lịch sử, xảy ra tại cùng một địa điểm nhưng cách nhau hơn một thế kỷ, sự cướp phá thành Baghdad bởi hãn Húc Liệt Ngột [Hulagu] năm 1258 và Thiếp Mộc Nhi què [Tamerlane] năm 1401 (1). Bài viết viện dẫn từ những nguồn hiện đại, cũng như những sự kiện lịch sử đã xảy ra tiếp theo, và các bình luận của các nguồn ấy theo nhiều cách diễn giải hiện đại. Sự diễn giải của các nguồn dữ liệu cho thấy tinh thần quốc gia Ả Rập (2) và thường trực cạnh tranh của phái Sunni chống lại phái Shiah; trào lưu này có thể đã đóng một số vai trò quan trọng trong sự hình thành lịch sử, cụ thể là bởi vì cuộc tấn công của Hulagu đã được xét lại như là một cuộc phá hủy nền văn hóa Ả Rập và thậm chí là một hành động “trả thù”chống lại đế chế Ả Rập hùng mạnh (3), trong khi hành động dữ dội tương tự của Tamerlane hiếm khi bị phê phán đúng mực
tranh Ba Tư thế kỷ 14 phác hoạ Mông Cổ tấn công Baghdad năm 1258
việc cướp phá Baghdad đã mang lại cho cả Hulagu và Tamerlane danh hiệu “Tai họa của Thiên Chúa (4), mặc dù danh tiếng của Hulagu (ảnh dưới) đã bị ghi dấu nhiều nữa trong lịch sử, đóng vai trò như 'kẻ thủ ác' cho thất bại sau này của triều đại Hồi giáo. (5) Danh tiếng của Tamerlane đã thay đổi tuỳ thời điểm ở từng miền địa phương khác nhau, vừa bị khinh miệt bởi các nước láng giềng cùng thời, nhưng rồi lại được ca ngợi ở châu Âu như là một vị cứu tinh, thậm chí được bất tử hóa trong văn học, các bài hát, và xuất hiện trên sân khấu (6)
Tamerlane (ảnh dưới) không giống như Hulagu, gần đây đã được tái tạo trong các hình thức của một anh hùng của quốc gia Uzbek (7) để sử dụng bởi các tầng lớp cầm quyền của nước Uzbekistan mới độc lập
tên gọi và các danh hiệu đã xuất hiện trong suốt lịch sử phải được gắn kết lại với các dân tộc và thể chế khác nhau. Một trong những danh hiệu như vậy là “tai họa của Thiên Chúa” (flagellum dei) lần đầu tiên được người La Mã sử dụng để gọi tên Attila người Hung (ảnh dưới: tranh vẽ của hoạ sĩ Eugène Delacroix người Pháp) là thủ lãnh của dân du mục xâm lược đến từ các thảo nguyên của đại lục Á-Âu
chiến tranh thảo nguyên và sự tương đồng trong văn hóa du mục theo thời gian, chúng ta nên xem xét sơ qua về người Hun trước khi xét đến người Mông Cổ hoặc Timurid. Người Hun, giống như người Mông Cổ và Timurid sau này, đều có niềm đam mê đặc biệt đối với ngựa, và theo các nguồn lịch sử như Howarth đề cập rằng “trẻ em Hun học cưỡi ngựa ngay khi biết đi” (8)
người Hung thực hành chiến thuật kỵ binh để chống lại những đội quân bộ binh và sự phòng thủ tĩnh, tập trung vào đánh phá cướp bóc để trả lương quân đội và thưởng cho các sĩ quan trung thành. Cũng tương tự như trường hợp của người Mông Cổ và Timurid, cuộc xâm lược của họ được xem như là một sự trừng phạt đối với nhà cầm quyền yếu kém. Một “tai họa của Thiên Chúa (9)” là công cụ trừng phạt của Thiên Chúa để nhận lấy sự chuộc lỗi. Có thể rằng chính Temujin (Thiết Mộc Chân) về sau cũng tự nhận danh hiệu trên khi phá hủy thành Bukhara, dựa theo truyền thuyết của người Uzbekistan còn lưu (10)
Húc Liệt Ngột
Hulagu là con trai của hãn Đà Lôi [Tolui] con út của Thiết Mộc Chân. Mẹ của Hulagu là người vợ theo Kitô giáo nhánh Nestorian của hãn Tolui tên là Toa Lỗ Hoà Thiếp Ni (ảnh dưới) [Sorghaghtani Beki] (11)
vợ yêu của Hulagu cũng là một Kitô hữu, mặc dù tôn giáo của Húc Liệt Ngột vẫn đang được tranh luận giữa các nguồn Armenia, Ba Tư, và Mông Cổ. Các chính sách bao dung đối với nhiều tôn giáo khác nhau thuộc Mông Cổ cai trị có thể được truy nguồn từ những thành kiến tôn giáo hỗn tạp và đức tin của chính Hulagu. Anh trai Hulagu bao gồm Mông Kha [Mongke] và Hốt Tất Liệt (ảnh dưới), hai Khả hãn vĩ đại thứ tư và thứ năm của phương Đông
Mông Kha (ảnh dưới) đã ra lệnh cho Hulagu thực hiện mong muốn của Thiết Mộc Chân thiết lập đế quốc ở Trung Đông, yêu cầu ấy được miêu tả cụ thể trong sách của Rashid ad-Din, “tiêu diệt pháo đài của phái Ismaili (phái Assassin), khuất phục Caliphate dưới sự thống trị của người Mông Cổ, và luôn hỏi ý kiến công chúa Doquz Khatun của bộ lạc Khắc Liệt, là vợ Húc Liệt Ngột(12)
năm 1253 sau một năm sửa soạn binh mã, Hulagu xuất phát từ Karakorum với vợ (ảnh dưới) và lính hộ vệ cá nhân. Quy mô đội quân của Hulagu đã được thảo luận từ nhiều nguồn khác nhau, Hulagu được cho rằng đã xung quân một phần năm đàn ông Mông Cổ, triệu tập lực lượng đã xuất hiện như là đạo quân lớn nhất trong lịch sử Ả Rập
nhiều đơn vị được gia nhập vào đội quân của Hulagu trên đường hành quân từ Mông Cổ đến Baghdad và có những thương vong phát sinh sau khi chạm trán với phái Ismaili (ảnh dưới) binh lính cũng đã được ép bổ sung từ các khu vực mới được chinh phục
người Mông Cổ sắp xếp lực lượng của họ theo hệ thập phân, sử gia Amitai-Preiss (ảnh dưới) cho rằng quân số đâu đó “15-17 tumen” (1 tumen là 1 vạn lính) quân Mông Cổ và Thổ, cùng một số nhỏ hơn một chút lính phụ trợ địa phương được thêm vào, tổng cộng 30 vạn quân … (13)”. Hulagu hành quân tiến tới Baghdad theo kế hoạch cẩn thận và không vội vã. Nhờ sự vượt trội về quân số và thiết bị bao vây, thủ phủ của phái Assassin là pháo đài Alamut thất thủ vào năm 1256 với mất mát tối thiểu về phía quân Mông Cổ
nhiều sử liệu hiện đại của các nước Ả Rập đã lướt qua hay thậm chí không đề cập bối cảnh nền tảng cuộc xâm lược Baghdad của Hulahu và âm mưu diễn ra sau thất bại của phái Ismaili. Hulagu nghe lời cố vấn Juvayni (ảnh dưới) người Ba Tư, ý thức rằng các khalip ở Baghdad cũng xem phái Ismailis Shiite là một kẻ thù nguy hiểm; và Hulagu đã gửi sứ giả yêu cầu các khalip phải phục tòng và liên minh, các khalip cũng đã nghe danh hãn Mông Kha phát âm thành khutba
khalip [Caliph] từ chối, thay vào đó nhắc nhở Hulagu rằng Baghdad chưa từng rơi vào tay quân đội ngoại đạo nào. Thái độ này càng gây sự tò mò; đã có thông qua những phái đoàn từng đi lại trong quá khứ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ năm 1246, để đối phó với lời lẽ đe dọa đầy khoa trương của hãn (14)
Baghdad trước cuộc chinh phục Mông Cổ chỉ còn là cái bóng nhợt nhạt của vinh quang cũ của nước Đại Thực [Abbas] là triều đại Hồi giáo thứ 3 [Caliphate]. Nạn cướp bóc và bạo loạn xảy ra phổ biến trên đường phố, được làm trầm trọng thêm bởi bạo lực sắc tộc giữa người Sunni và Shiah, người Do Thái và Kitô giáo, trong khi chính phủ suy yếu phải vật lộn để duy trì trật tự. Duri mô tả rằng: nửa thế kỷ trước cuộc bao vây Baghdad … “năm 1185 … Ibn Jubayr (ảnh dưới) nhận thấy sự suy thoái toàn diện và đã chỉ trích sự kiêu ngạo của người dân thành phố (15)”; những năm cuối thời kì Caliphate, Baghdad là một thành phố với cơ sở hạ tầng bị bỏ quên, nông nghiệp phá sản, và hầu như không có khả năng tự vệ (16)
ngày 29 Tháng 1 năm 1258 quân Mông Cổ dưới quyền Hulagu vây thành Baghdad và bắt đầu tấn công
ngày 04 tháng 2 các bức tường bên ngoài bị phá vỡ
ngày 10 tháng 2 vận mạng thành Baghdad phụ thuộc hoàn toàn vào lòng nhân từ của Hulagu; nguồn sử liệu Ả Rập ghi chép rằng Hulagu đã không có lòng thương xót (17), Bách khoa toàn thư Hồi giáo đã ghi nhận “Ước tính số lượng bị giết dao động khác nhau từ 80 vạn đến 2 triệu, ước tính thay đổi theo thời gian” (18); theo nguồn sử liệu Mông Cổ, vốn có lịch sử nhấn mạnh đến tổn thất sinh mạng trong chiến tranh nhằm phục cho mục đích tuyên truyền riêng của họ, nói rằng chỉ vài vạn người bị giết
quân mông cổ cướp phá thành Baghdad
tam sao thất bản, như Rashid ad-Din chỉ ra rằng, sau khi lấy thành phố, Hulagu tuyên bố rằng “… hứa sẽ tha cho các học giả uyên bác của Thiên Chúa, các tu sĩ, những hậu duệ của Ali, các thương gia, và tất cả những người đã không cầm vũ khí chống lại ông” (20)
theo Bách khoa toàn thư Iran, những thương gia đã được đối xử đặc biệt: “đối với các thương nhân, những người từng du hành đến Khorasan và có các quan hệ với các nhà lãnh đạo Mông Cổ … Sau khi thành phố thất thủ, những thương gia này trình diện trước các chỉ huy Mông cổ, khẩn nài họ chỉ định lính để bảo vệ ngôi nhà của họ … và cả những người đã chạy tị nạn đến chỗ của họ” (21)
nhà đông phương học Le Strange người Anh (ảnh dưới) cho rằng đó bởi vì sự phản bội của những người Shiah tại các khu vực khác nhau của thành phố đã hỗ trợ người Mông Cổ chiếm được thành phố (22), nhưng lại bỏ qua về cuộc thảm sát người Shiah trong những năm trước cuộc xâm lược
có vẻ như người Mông Cổ đã tấn công một thành Baghdad sẵn bị chia rẽ sâu sắc, và một số người Shiaah đã tìm đến người Mông Cổ như là một sự giải thoát, cũng như dưới sự cai trị của các Hãn sau đó cho thấy thấy sự suy giảm ảnh hưởng của văn hóa Ả Rập và sự gia tăng của ảnh hưởng Ba Tư; mặc dù các giáo đường Sunni đã bị phá hủy, các nhà thờ Cơ đốc đã được tha và một Giáo đường mới được lệnh xây dựng, và ủy ban Ulama của thành Baghdad đã ban hành một sắc lệnh Fatwa nói rằng ”một kafir công bằng là tốt hơn so với một lãnh tụ Hồi giáo bất công” (23). Hulagu rời Baghdad ngay sau đó nhưng trước khi rời đi đã ra lệnh phục hồi nhiều trung tâm công cộng đổ nát dưới triều Abbasid và mở cửa trở lại vài Ribat cho phái Sufi và các trường học bên ngoài thành phố

Thiếp Mộc Nhi què
Tamerlane được 'bắt quàng làm họ' bởi cả người Uzbekistan, Mông Cổ, Tatar, Thổ [turk], Turko-Mông Cổ và Uzbek-Mông Cổ (24) vì là một thủ lãnh Thổ của triều Chaghatayid và lí lịch không rõ ràng. Được biết đến trong lịch sử về sau như là Timur bin Targhay Barlas, theo những gì được biết thì ông là con trai của một thủ lĩnh nhỏ, nói tiếng Chaghatay, một ngôn ngữ Thổ được dùng bởi những hậu duệ của Thiết Mộc Chân cai trị Trung Á. Như vậy, Tamerlane không phải là thành viên của tầng lớp quý tộc Mông Cổ, mà là một người chăn gia súc nửa du mục, sinh ra ở thành phố Kesh gần Samarkand
tương tự Hulagu, định hướng tôn giáo của Tamerlane dường như là kẻ cơ hội, và đức tin thường được gán định khác nhau bởi các sử gia về sau. Harold Lamb (ảnh dưới) viết: “thông qua những hành động của mình” Tamerlane không phải là một người Hồi giáo mộ đạo: ông không bao giờ lấy một tên Hồi giáo, thường đối xử với dân Kitô giáo giống như dân Hồi giáo tại các thành phố mà ông chinh phục (25), và luôn cố gắng để đạt tới tầm vóc của những nhà chinh phục vĩ đại trước đó đã từng chinh phục Trung Á như Alexander Đại đế và Temujin (26)
Tamerlane đã hai lần chiếm thành Baghdad, lần chinh phục thứ nhất là cuộc chuyển giao quyền lực không đổ máu. Không giống như Hulagu, ông là người tạo ra định mệnh cho chính mình, và lấy Baghdad làm mục tiêu của tham vọng, chứ không phải là một bổn phận
năm 1393 danh tiếng của Tamerlane khiến Sultan Ahmad (ảnh dưới) chạy trốn ngay khi nghe những tin tức đầu tiên về đạo quân Timur tiếp cận thành. Baghdad giao nộp cho Tamerlane, tuyên bố là “sự giải phóng” thành phố theo lời mời của các trưởng lão trong thành, giải cứu thành phố khỏi sự cai trị độc tài của Sultan Ahmad. Tamerlane ăn mừng việc chiếm đóng trong vài tuần, thu thập tiền chuộc từ các công dân đổi lấy mạng sống. Vị Sultan hầu như chỉ kịp trốn thoát để giữ mạng, chạy trốn qua sa mạc Syria tới Damascus. Trong thời gian tẩu thoát, ông này suýt nữa thì bị bắt bởi quân đội Tamerlane, bỏ lại vợ và con trai bị bắt đưa trở lại nộp cho Tamerlane ở Baghdad. Vợ và con trai của Sultan cùng với các nghệ nhân và kho tàng của thành phố đã được mang trở lại Samarkand để làm phong phú thêm tài sản vốn có của Tamerlane (27). Hookham mô tả rằn sự tàn phá trước đó của Baghdad đã làm hỏng danh tiếng của thành phố như là một trung tâm của nền văn hóa Ả Rập, nhưng các thương nhân Ba Tư vẫn được hưởng lợi từ vị trí của nó tại ngã tư thương mại giữa Khorasan và phương Tây, cũng như là đầu nối của các tuyến đường hành hương về phía nam (28)
các sử gia Trung Á khi so sánh chiến dịch của người Mông Cổ và Tamerlane đã chỉ ra một ví dụ lớn về điểm khác biệt trong chiến lược của họ. Thiết Mộc Chân và những người thừa kế Mông Cổ thường hành động nhanh chóng, có thể hạ thành một cách bất ngờ. Điều này khiến các nhà lãnh đạo trong thành phố thường bị người Mông Cổ bắt giữ hay hành quyết. Tamerlane thì thường không cẩn thận trong các chiến dịch của mình, và nhiều lần buộc phải quay lại những thị trấn mà ông từng chiếm đóng
một năm sau khi Tamerlane chinh phục Baghdad, Sultan Ahmad trở lại, được hộ tống bởi đồng minh mới là quân đội Mamluk [nô lệ] của Ai Cập. Sultan Ahmad đã được đưa về phục vụ như là một thống đốc khu vực, phục tùng vương triều Ai Cập nhưng độc lập trên danh nghĩa, với một ít hỗ trợ về quân sự. Có thể nói rằng Tamerlane đã không tấn công Baghdad để chiếm giữ, mà đã bỏ mặc nó với một chính quyền lỏng lẻo và như vậy đánh mất thành phố một thời gian ngắn sau khi đã “giải phóng” thành phố khỏi những công dân và tài sản có giá trị nhất
tranh vẽ một Mamluk Ai Cập của Georg Moritz Ebers (1878)
tháng 3 năm 1401 cướp phá Damascus xong, Tamerlane vượt sông Euphrates hướng tới Baghdad (29); chiến dịch là một phần trong nỗ lực phá vỡ sự liên minh của người Ottoman và Mamluk. Tamerlane đến nơi vào đầu mùa hè chỉ để thấy những cánh cổng của thành Baghdad đóng cửa. Sultan Ahmad một lần nữa đã trốn khỏi Baghdad, xin nương náu đế quốc Ottoman dưới sự cai trị của Bayezid, và vị Sultan để lại một mệnh lệnh cho tướng giữ thành Faraj rằng: nếu Tamerlane đích thân mang quân đến thì Baghdad nên đầu hàng, nhưng nếu chỉ là một đội quân nhỏ thì thành phố hãy tổ chức phòng thủ và gửi thư xin quân tiếp viện từ Ottoman
Tamerlane xuất hiện trước thành phố và thấy cổng thành đóng im ỉm, và Faraj thông qua một sĩ quan đã từng trông thấy Tamerlane được xác minh rằng kẻ chinh phục đã trở lại Baghdad. Faraj hiểu rằng Tamerlane sẽ không tha mạng vì đã đóng cửa với ông ta, đồng thời Faraj cho rằng nhiệt độ kinh khủng của mùa hè sẽ làm cho đội quân bao vây của Tamerlane khó chịu. Tuy nhiên Tamerlane muốn chiếm đóng miền châu thổ Tigris, và Baghdad là chìa khóa chính, vì thế ông thay đổi kế hoạch ban đầu, thay vì chinh phục Ai Cập, cuộc bao vây Baghdad lại bắt đầu. Tamerlane lệnh cho con trai ở Tabriz đến Baghdad với 10 sư đoàn thiện chiến cùng với các kỹ sư công thành một cây cầu ghép bởi tàu thuyền được xây dựng bắt qua sông, và thiết bị bao vây được đặt vào vị trí xung quanh các bức tường thành phố, sau khi lính cảm tử đã hạ các bức tường bên ngoài của thành phố trong vài ngày. Các tướng của Tamerlane đã yêu cầu một cuộc tổng tấn công vì sức nóng của mùa hè đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với binh lính (30). Theo các biên niên sử khác nhau, cuộc bao vây Baghdad kéo dài đâu đó 10-40 ngày, và đã kết thúc vào buổi trưa cuối tháng 6 năm 1401. Hầu hết quân đội, cũng như lính phòng vệ thành phố, thường ngủ thiếp dưới sức nóng ban ngày, và chỉ có một vài lính canh để lại trên các bức tường. Các bức tường đột nhiên bị tràn ngập bởi thang và cánh cổng bị phá vỡ và cuộc tàn sát xuất hiện sau đó với tỷ lệ khủng khiếp được đề cập đến trong hầu hết các biên niên sử (31). Faraj đã bị giết chết trong khi cố chạy trốn khỏi sự hủy diệt. Mỗi người lính được lệnh phải thu thập một cái đầu của người dân Baghdad (con số này là hai theo rabshah) (32) và hơn một trăm kim tự tháp đầu người đã được dựng bên ngoài thành phố. Nhiều công trình công cộng dưới triều các Caliphate nhà Abbasid đã sống sót khỏi bị tàn phá sau cuộc bao vây của Mông Cổ đã bị thiêu rụi khi Tamerlane ra lệnh đốt cháy thành phố, nhưng vì ảnh hưởng của quân đội Hồi giáo của ông, các nhà thờ Hồi giáo và các công trình tôn giáo khác được bỏ qua. Bách khoa toàn thư Hồi giáo cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự nghiệp Tamerlane, và nó đặc biệt hữu ích trong việc mô tả mối quan hệ của ông ta với Baghdad Timur đưa ra lựa chọn hoặc quy phục để bảo toàn tính mạng hoặc là sự hủy diệt hoàn toàn, ông cướp đi các nghệ nhân lành nghề và tha cho tầng lớp tôn giáo, đôi khi tự giải trí bằng cách nhóm họp họ trong các cuộc tranh luận hoặc chơi cờ. Từ các thành phố bị chinh phục, ông tống tiền một khoản tiền chuộc khổng lồ. Các chiến dịch của ông cho thấy sự tàn bạo kinh khủng, rất thực dụng và hầu như luôn luôn có chủ ý. Sự tàn phá của quân đội của ông là rất đáng kể, nhưng thường xuyên kéo theo sự phục hồi của sản xuất nông nghiệp. Trong chuyến hành quân đầu tiên của mình đến một khu vực, Timur chỉ đơn giản là chinh phục và thu thập các loại thuế, sau đó quay trở lại để trừng phạt các chư hầu không tuân theo và cài đặt bộ máy cai trị (33) Bách khoa toàn thư của Hồi giáo cho rằng đây là đòn quyết định thổi bay Baghdad như là một trung tâm văn hóa và một thị trấn quan trọng quan trọng trong khu vực. Sultan Ahmad, một năm sau cuộc bao Baghdad, quay trở lại và cai trị cho đến cuộc chinh phục của người Thổ Kara Koyunlu. Thành phố không bao giờ phục hồi, ít nhất là bốn mươi năm sau cuộc tàn phá của Tamerlane, Makrizi đã thăm những tàn tích và ghi lại rằng “Baghdad hoàn toàn bị phá hoại, là không có nhà thờ Hồi giáo hay trung tâm nào còn tồn tại, và không có chợ nhóm họp. Các dòng kênh rạch hầu như khô cạn và nó khó có thể được gọi là một thành phố” (34). Tamerlane và Hulagu kể từ khi ấy trở thành những nhân vật lịch sử gắn liền với sự hủy diệt, mặc dù vai trò của họ được khai thác để phục vụ các mục đích khác nhau. Hai tác phẩm lịch sử gần đây thể hiện sự chú ý đối với lịch sử “Ả Rập”, tác phẩm của Collomb là Sự hưng thịnh và sụp đổ của đế chế Ả Rập và tác phẩm của Simons Iraq: Từ Sumer đến Saddam, cả hai đều mô tả phóng đại sự hủy diệt của Hulagu trong khi che đậy mức độ phá hủy của Tamerlane, cả hai đều mang nhiều lỗi nghiêm trọng về thời gian, địa điểm, và mức độ hủy diệt. Collomb mở đầu chương viết về Tamerlane với: “năm 1300, người Ả Rập ở Trung Đông chỉ hầu như quân tâm đến sự sinh tồn. Qua nhiều thế kỷ, họ đã luân phiên bị khai thác, cướp bóc và tàn sát bởi Đế chế Byzantines, bởi các hệ phái trong thời kì Umayyad, trong chiến tranh giữa các cộng đồng, … bởi lính đánh thuê gốc Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị mua chuộc, … và bởi người Mông Cổ hung bạo. … Năm 1393 … Tamerlane (Timur), một người Thổ gốc Uzbek tuyên bố có dòng dõi từ Thành Cát Tư Hãn … xâm chiếm Trung Đông với một đạo quân du mục Mông Cổ-Uzbek. Ông ta vừa hoàn thành một cuộc xâm lược Ấn Độ, nơi ông đã giết chết vô số người Hồi giáo Delhi … (35) “ tác phẩm của Le Strange tập trung vào triều Abbasid ở Baghdad, nhưng chứa một lời bạt lớn ghi lại lịch sử của Baghdad sau sự trỗi dậy của các Il-Khan. Ông đề cập rằng tầm quan trọng của thành phố đã giảm bớt sau cuộc tàn phá của Hulagu và sắp xếp tất cả lịch sử tiếp theo của nó trong một vài đoạn văn, điều này là trái ngược trực tiếp các nguồn sử dụng cho bài viết này. Hơn nữa, Le Strange không đề cập đến cuộc bao vây Baghdad lần thứ hai Tamerlane hoặc sự phá hủy lớn lao gây ra cho thành phố tại thời điểm đó (36) ghi chú vắn tắt, cuộc cướp phá Baghdad của Tamerlane đã được tiết giảm xuống chỉ còn là một chú thích trong sử Trung Đông, không khác gì các thời điểm cực kỳ bạo lực khác trong một thời kì hỗn loạn tiếp theo sau sự sụp đổ của triều đại Ả Rập Abbasid. Điều này bất chấp thực tế là cuộc chinh phục Hulagu trực tiếp chống lại các vương triều Seljuq và Mamluk, bản thân là những con cháu của những người du mục Trung Á bị bắt cóc và bán làm nô lệ cho người Hồi giáo. Danh tiếng của Tamerlane trở nên nổi tiếng tương đối gần đây là sản phẩm của quá trình xét lại lịch sử mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa của người Uzbekistan (37), trong đó mang theo có lý do riêng khi miêu tả vai trò của kẻ chinh phục không quan tâm đến các chính thể lân cận bất kể chủng tộc hay tín ngưỡng. Việc miêu tả hình ảnh của Hulagu như là một kẻ thù của Hồi giáo cho thấy sự thiếu sót khi xét đến những ưu ái mà ông này dành cho ít nhất là người Ba Tư và người Kitô Nestorian, và cũng phải nói rằng người Mông Cổ đã tấn công các dân tộc thuộc các tôn giáo khác nhau và kiểm soát một đế chế rộng lớn bao gồm rất nhiều tôn giáo. Tamerlane, mặt khác, mặc dù cai trị thế giới Hồi giáo, hiếm khi tấn công những quốc gia không theo đạo Hồi ngoại trừ tấn công trả đũa để trừng phạt (38)
Thiếp Mộc Nhi què
Hulagu và Tamerlane là những nhân vật lịch sử đã trở thành biểu tượng gần như không được xem xét ở các khía cạnh cá nhân và đã biến thành các yếu tố đại diện cho chết chóc và sự trừng phạt đối với người Hồi giáo. Trong khi danh tiếng của Tamerlane đã được dùng như một công cụ bởi các nhà sử học Uzbek thông qua việc xây dụng một hình mẫu thích hợp với chế độ Hồi giáo thế tục độc tài ở nhà nước Uzbekistan độc lập, sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập cùng với mong muốn khám phá quá khứ huy hoàng bị mất của người Hồi giáo và văn hóa Ả Rập đã mô tả Hulagu như là một kẻ hủy diệt bừa bãi là không phù hợp thực tế. Hulagu và những Il-Khan kế vị đã sửa chữa nền nông nghiệp của Baghdad và tiến hành xây dựng thành phố hồi phục một phần từ những gì đã bị phá hủy trong thời kì thoái trào của các Caliphate nhà Abbasid, trong khi sự phá hủy dường như mang tính chất trả thù mà Tamerlane gây ra cho thành phố là vô cùng to lớn. Sự khác biệt có thể xuất phát từ quá trình thay đổi trong định hướng tôn giáo của thành phố, từ Hồi giáo Ả Rập Sunni ngả sang hướng hồi giáo Ba Tư Shi’a. Các nguồn dữ liệu rất khác nhau trong việc miêu tả các sự kiện, nhưng có vẻ hiển nhiên rằng chủ nghĩa dân tộc với cách diễn giải lịch sử phục vụ theo mục đích riêng đã đảo ngược ý nghĩa của hai sự kiện tàn phá Baghdad trong thế kỷ 13 và 15

loạn Hoàng Sào ngày 16 tháng 1 năm 881 đến ngày 13 tháng 7 năm 884

năm 875 đối tượng buôn lậu muối Hoàng Sào tham gia khởi nghĩa của Vương Tiên Chi
năm 876 tách riêng khỏi Vương Tiên Chi, Hoàng Sào nam tiến
năm 879 Hoàng Sào thôn tính cảng Quảng Châu
năm 881 quân Hoàng Sào bắc tiến và đánh chiếm Trường An, buộc Đường Hy Tông tháo chạy; Hoàng Sào xưng làm vua Đại Tề
năm 883 tướng Lý Khắc Dụng người Sa Đà [Shatuo] dẫn quân Đường đánh bại quân Tề, khiến Hoàng Sào chạy khỏi Trường An về phía đông; các thuộc hạ Chu Ôn [Zhu Wen] và [Shang Rang] xin hàng Đại Đường
năm 884 cháu Lâm Ngôn [Lin Yan] giết chú Hoàng Tào ở Sơn Đông

Hồi Hột
năm 839 Chương Tín khả Hãn [Zhangxin Qaghan] của vương quốc Hồi giáo Hồi Cốt ở Mông Cổ bị ép tự sát, bộ tướng Quật La Vật [Kurebir] cướp ngôi với trợ giúp của Lý Quốc Xương dẫn 2 vạn kỵ binh Sa Đà từ sa mạc Ordos; năm ấy đói kém và bệnh dịch, mùa đông khắc nghiệt đã giết chết phần lớn vật nuôi mà nền kinh tế Hồi Cốt trông cậy vào
năm 840 tù trưởng Kulug Bagha của một trong chín bộ lạc của Hồi Cốt, đối thủ của tù trưởng Quật La Vật, đã đào thoát lên sông Yenisei và "cõng rắn cắn gà nhà" mời hãn A Nhiệt [Are] dẫn 8 vạn kỵ binh Hiệt Kiết Tư [Kyrgyz] về đánh phá thủ đô Orgu-Baliq trên đồng cỏ Talal-khain-dala bờ tây sông Orkhon
bộ lạc Hiệt Kiết Tư bắt được hãn Quật La Vật và đem ra chặt đầu, sau đó tiếp tục đốt phá các thành trì khác của Hồi Cốt [Uyghur/Huigu]

Lý Tư Trung tức Ốt Một Tư
năm 840, 3 vạn quân Hồi Cốt theo Ốt Một Tư [Ormizt] đến thành phố biên giới Thiên Đức (nay là Ba Ngạn Náo Nhĩ thị, Nội Mông) xin tị nạn ở lãnh thổ Đại Đường nhưng Đường Vũ Tông lệnh đóng cửa biên giới; theo Ốt Một Tư có thêm chưởng ấn Chixin [Xích Tâm], Pugu và tước gia Najiachuo
tướng Tian Mou giữ thành Thiên Đức và thái giám tổng quản Wei Zhongping muốn diệt quân Hồi Cốt đi theo Ốt Một Tư để lập công, tuyên bố rằng Ốt Một Tư là phản loạn của người Hồi Cốt trong khi Hồi Cốt từng liên minh với Đại Đường; cho nên quân Ốt Một Tư nên bị giết, không chấp nhận cho hàng
bá quan đồng ý, ngoài trừ tể tướng Lý Đức Dụ (ảnh dưới) chỉ ra rằng Ốt Một Tư không phải phản tặc vì Ốt Một Tư đã đề nghị quy phục trước khi Ô Giới xưng hãn; và rằng vì liên minh giữa Đường và Hồi Cốt trước đây, những người Hồi Cốt hoạn nạn, ví dụ những người dưới trướng Ốt Một Tư, nên được tiếp nhận
Đường Vũ Tông nghe lời Lý Đức Dụ và thu nhận Ốt Một Tư, sau đó Ốt Một Tư xin viện trợ lương thực cho người Hồi Cốt và Lý Đức Dụ lại khuyên Vũ Tông đồng ý; trong một cuộc họp do Đường Văn Tông triệu tập sau đó, Chen Yixing phản đối, cho rằng làm thế là viện trợ kẻ địch
Lý Đức Dụ chỉ ra rằng bất kể Ốt Một Tư có quy phục hay không thì quân dưới quyền của ông ta vẫn cần lương thực, nếu không thì Thiên Đức sẽ thất thủ vì quân Đường chưa sẵn sàng nghênh chiến
Chen Yixing không dám phản đối thêm, Đường Vũ Tông ban lương cho tàn quân Ốt Một Tư, phong tước vương và ban họ Lý cho ông ta; từ ấy Ốt Một Tư lấy tên mới là Lý Tư Trung
được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông lệnh cho Lý Tư Trung tìm kiếm cứu nạn công chúa Thái Hoà là con gái của Đường Hiến Tông
năm 821 công chúa Thái Hoà hoà thân với Sùng Đức khả Hãn, con của Bảo Nghĩa; năm 824 Sùng Đức mất, công chúa Thái Hoà tái giá với em trai là Chiêu Lệ khả Hãn; năm 832 Chiêu Lệ bị ám sát, công chúa Thái Hoà tái giá với cháu là Chương Tín khả Hãn
công chúa đã mất liên lạc với Đại Đường sau khi quân Hiệt Kiết Tư đánh bại quân Hồi Cốt, Vũ Tông và Lý Đức Dụ không hay biết rằng công chúa bị hãn A Nhiệt bắt và đối xử tử tế; A Nhiệt cử đoàn hộ tống công chúa về Đại Đường nhưng bị quân Ô Giới khả Hãn chặn bắt


Ô Giới khả Hãn
mùa xuân năm 841, 10 vạn quân Hồi Cốt khác theo Ô Giới khả Hãn [Uge Qaghan] con trai của Bảo Nghĩa khả Hãn [Baoyi] vào lãnh thổ Đại Đường, yêu cầu được trao Chấn Vũ quân (nay là Hồi Hột [Hohhot] Nội Mông), được truyền bá Mani giáo và được viện trợ thực phẩm
Đường Vũ Tông nóng mặt với yêu sách của Ô Giới nên đã chấp nhận Lý Tư Trung tị nạn, đổi lại phải dẫn quân đánh Ô Giới; hai năm sau, Vũ Tông mở rộng mệnh lệnh cho Cơ Đốc, Hoả giáo và đặc biệt là Phật giáo
từ năm 840 đến 848 bộ lạc Hiệt Kiết Tư sông Yenisei và quân Đường đã tổ chức chiến dịch quân sự đặc biệt để phá hoại Hồi Cốt, lấy cớ giải cứu công chúa Thái Hoà
năm 841 Ô Giới dẫn quân Hồi Cốt xâm lược lãnh thổ, nay là Thiểm Tây
ngày 13 tháng 2 năm 843 thứ sử Lân Châu là Thạch Hùng dẫn quân Đường tiêu diệt 1 vạn quân Hồi Hột của Ô Giới khả Hãn ở núi Sát Hồ [Shahu], làm Ô Giới bị thương và cứu về công chúa Thái Hoà
sau chiến thắng, Vũ Tông lệnh cho quân Hồi Cốt của Lý Tư Trung phân tán và gia nhập những đơn vị khác; Lý Tư Trung từ chối, nên quân Hồi Cốt bị tiết độ sứ Hà Đông là Lưu Miện tàn sát
sau đó Đường Vũ Tông cân nhắc hỏi Hiệt Kiết Tư trao trả những phiên trấn An Tây (thủ phủ ở nơi nay là A Khắc Tô thị, Tân Cương) và Bắc Đình (thủ phủ ở nơi nay là quận tự trị Changji Hui, Tân Cương) cũ của Đại Đường đã mất chủ quyền hàng thập kỷ; Lý Đức Dụ phản đối, chỉ ra rằng công tác hậu cần sẽ rất khó khăn nếu đặt và tiếp tế những doanh trại đồn trú ở An Tây và Bắc Đình; Vũ Tông đồng tình
xong chiến dịch Hồi Cốt, Lý Đức Dụ tìm cách xét lại Sự biến Cam Lộ xảy ra cách đấy 12 năm; dâng sớ tố cáo Ngưu Tăng Nhụ ghen tức mình và gây chuyện bất bình, và cũng cho rằng Duy Châu [Wei] là điểm đóng quân hoàn hảo để tiến đánh Thổ Phồn
theo ý của Lý Đức Dụ, Vũ Tông truy điệu và tôn vinh Tất Đát Mưu [Xidamou] làm tướng
thanh toán xong 2 lực lượng Hồi Cốt, Vũ Tông đã nhân cơ hội huỷ Mani giáo; Vũ Tông lệnh phá hoại những đền Mani giáo ở nhiều thành phố, tịch thu tài sản và hành quyết giáo sĩ
"mùa trăng thứ tư năm 843, hoàng đế ban lệnh giết các giáo sĩ Mani của đế quốc... những giáo sĩ Mani được người Hồi Cốt tôn thờ" - Từ Giác đại sư [Ennin] (ảnh dưới)
năm 846 Ô Giới bị ám sát, sau 6 năm chống người Hiệt Kiết Tư, quân của Lý Tư Trung (một anh em trai của Quật La Vật) và quân Đường ở thành Ordos và nơi là Thiểm Tây ngày nay
năm 847 quân Đường đánh bại Át Niệp khả Hãn [Enian] em trai của Ô Giới
tháng 1 năm 2002 giáo sư Michael Drompp (ảnh trên) xuất bản sách có đoạn ở trang 480-488 ghi: "năm 924 A Bảo Cơ [Abaoji] lãnh đạo người Khiết Đan có mở rộng ảnh hưởng đến cao nguyên Mông Cổ, nhưng không hề có dấu hiệu của xung đột với bộ lạc Hiệt Kiết Tư. Duy nhất nguồn dữ liệu từ Khiết Đan (nước Liêu) liên quan đến Hiệt Kiết Tư cho thấy hai phe duy trì quan hệ bang giao. Học giả nào viết rằng đế chế Hiệt Kiết Tư từ năm 840 đến 924 là đang kể chuyện cổ tích. Tất cả bằng chứng sẵn có cho thấy rằng mặc dù có một số mở rộng ngắn quyền lực vào cao nguyên Mông Cổ, người Hiệt Kiết Tư không duy trì hiện diện chính trị hay quân sự đáng kể sau chiến thắng thập niên 840"
Lư Long quân
bấy giờ, một trong những phiên trấn [circuit] ở biên giới Hồi Cốt, Lư Long quân (thủ phủ U Châu, trị sở nay là Bắc Kinh) từ lâu đã tự chủ, triều Đường chỉ kiểm soát trên danh nghĩa, cũng đang biến loạn
năm 841 nội phản đã giết hại tiết độ sứ Sử Nguyên Trung [Shi Yuanzhong], binh sĩ mới đầu ủng hộ sĩ quan Trần Hành Thái [Chen Xingtai] lên lãnh đạo; Đường Vũ Tông nghe theo Lý Đức Dụ tư vấn đã chần chừ phản hồi những sớ được dâng lên, thay mặt Trần Hành Thái, xin cho Trần làm tiết độ sứ
không lâu sau, Trần Hành Thái bị ám sát; binh sĩ ủng hộ một sĩ quan khác là Trương Giáng [Zhang Jiang] lên lãnh đạo, Vũ Tông tiếp tục lờ đi những dâng sớ thay mặt Trương Giáng
sau đó, sĩ quan ở Lư Long quân là Trương Trọng Vũ [Zhang Zhongwu] bấy giờ là tướng thủ trại Xiongwu (nay là thành phố Thừa Đức tỉnh Hà Bắc) xin triều đình uỷ thác đánh Trương Giáng; được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông phê chuẩn
sau đó Trương Trọng Vũ sớm chiếm U Châu (còn gọi là Yên Châu, quận Phạm Dương, nay là khu vực từ Bảo Định đến Bắc Kinh) và đoạt được Lư Long quân

Sơn Nam Đông [Shannan East]
năm 841 lũ lụt tàn phá Tương Châu, thủ phủ của phiên trấn Sơn Nam Đông, tiết độ sứ Niu Sengru bị tể tướng Lý Đức Dụ quy trách nhiệm và cách chức
mùa xuân năm 842 một sự kiện nữa đã được sử gia Hu Sanxing thời nhà Tống chỉ ra cho thấy bộ mặt thiên vị 'bè phái' của Lý Đức Dụ: sĩ quan Liu Gongquan là bạn với Lý Đức Dụ, nhưng khi Cui Gong tiến cử Liu Gongquan lên làm học giả triều đình để quản lý Tập hiền viện [Jixian] thì Lý Đức Dụ không hài lòng vì tiến cử không phải bởi mình; cho nên Lý Đức Dụ tìm cớ để phong cho Liu Gongquan nhậm chức Taizi Zhanshi [thái tử chiêm sự] hữu danh vô thực
năm 842 được Lý Đức Dụ tư vấn, Vũ Tông lệnh cho Tian Mou giữ thành Thiên Đức ngừng giao chiến với tàn quân Hồi Cốt, thay vào đó thu phục họ bằng nguồn lương thực và gửi họ đến phiên trấn Hà Đông [Hedong] thủ phủ ở nơi mà nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây; cũng Lý Đức Dụ tư vấn, tướng Thạch Hùng [Shi Xiong] được cử đi Thiên Đức trợ giúp Tian Mou chống quân Hồi Cốt cướp phá
trong khi ấy, thái giám Qiu Shiliang đã rất ghen tức với quyền lực của Lý Đức Dụ; khi Đường Vũ Tông sắp xuống lệnh ân xá, tin đồn đến tai Qiu rằng, là một phần của lệnh vua, các quan chưởng ấn và giám đốc tài chính sẽ cắt giảm tiền lương hỗ trợ quần áo và thực phẩm của ngự lâm quân [Shence army]
Qiu công khai tuyên bố: "nếu việc này xảy ra, khi lệnh ân xá ban ra, binh sĩ sẽ tập hợp trước tháp Đan Phượng [Danfeng] (nơi hoàng đế ban lệnh) và biểu tình!"
Đường Vũ Tông tức giận bởi lời lẽ trên, sai các thái giám đến mắng Qiu và những sĩ quan ngự lâm tung tin đồn nhảm; Qiu đã xin lỗi

Hoàng Sào
sau khi quân triều Đường đánh bại giặc Hồ, quyền lực của các tiết độ sứ, tức là thống đốc quân sự cấp tỉnh, đã tăng cao
đạo đức của các tiết độ sứ đã tỷ lệ nghịch với quyền lực đang ngày càng lớn của họ, vì thế nỗi oán hận của người dân cũng tăng lên, phát triển thành một vài cuộc nổi dậy chống triều đình giữa thế kỷ 9; nòng cốt là các nông dân nghèo, địa chủ và thương nhân chịu thuế nặng, cũng như thương nhân buôn muối lậu quy mô lớn
Hoàng Sào là người Oan Cú [Yuanqu] Tào châu (nay là huyện Mẫu Đan, Hà Thành tỉnh Sơn Đông) gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều Đường giữ độc quyền muối từ sau Loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên giàu có
Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn [Cun], và ít nhất sáu đệ: Hoàng Nghiệp [Ye] hay Hoàng Tư Nghiệp [Siye], Hoàng Quỹ [Kui], Hoàng Khâm [Qin], Hoàng Bỉnh [Bing], Hoàng Vạn Thông [Wantong], và Hoàng Tư Hậu [Sihou]; Hoàng Sào liên tục ứng thí trong các kỳ thi khoa cử, song không đỗ đạt, sau đó quyết tâm nổi dậy chống nhà Đường

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Cáp quang biển và rủi ro bị môi trường phá hoại

năm 1811 nhà bác học Samuel Thomas von Sommerring (ảnh dưới) gây dựng mạng lưới điện báo đầu tiên ở bang Bavaria, nay được trưng bày ở bảo tảng khoa học Đức ở Munich
dây cáp của Sommerring vắt qua sông, nên đã được bọc cao su tự nhiên; tuy nhiên, thiết bị đã hư hỏng vì cao su tự nhiên là protein thực vật thấm nước
năm 1838 bác sĩ William Brooke O'Shaughnessy (ảnh dưới) người Ireland - nổi tiếng đã tiên phong bổ sung máu và chất điện giải, trong điều trị bệnh tả - tiên phong một phương pháp chống rò rỉ nước: quấn dây dẫn trong vật liệu mây [rattan] và sau đó quấn lần nữa với sợi được phủ hắc ín; để khoá kín dây cáp, bảo vệ khỏi nước sông
Bọc dây cáp
năm 1845 hai anh em Brett (ảnh dưới: John Watkins Brett) đề nghị thi công dây cáp từ Anh đến thành phố Calais, Pháp; quấn dây cáp điện báo, dày nửa inch, trong Gutta Percha (chây) là nhựa hữu cơ trơ - nhập khẩu từ Malaysia
năm 1850 nhóm đã thi công dây cáp xuống lòng biển, sử dụng tàu thuỷ có guồng, lấy tên là Goliath
dây cáp đã nằm ở độ sâu 54 mét dưới mặt nước biển, được cố định bởi gạch trưởng (ảnh dưới: lead brick); một ngư dân Pháp đã cắt dây, tưởng rằng ấy là một loài rong biển lạ
năm 1851 kỹ sư đường sắt Thomas Russell Crampton (ảnh dưới) đưa ra thiết kế mới, những dây cáp đã được bọc 'chây' sẽ được gói trong bọc thép ở ngoài
năm 1866 dây cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương lần đầu tiên được thi công, dài 4023 km, được quấn trong 3 lớp 'chây' - tổng cộng đã sử dụng 300 tấn Gutta Percha
thập niên 1940 'chây' được thay thế bởi nhựa polyethylen
quanh lõi, có một lớp đệm, tiếp đó là những dây bọc thép - của kỹ sư đường sắt Crampton thiết kế - ngăn chặn vi khuẩn và nước biển nhiệt đới khỏi ăn mòn ruột Gutta Percha
những hãng dây cáp thỉnh thoảng rắc phủ lên những bột silica hoặc lá đồng thau

Dây cáp hiện đại
thập niên 1940 dây cáp điện báo đã bị dây cáp điện thoại thay thế, bổ sung những bộ lặp - tăng cường tín hiệu và cải thiện chất lượng dữ liệu
năm 1955 cáp điện thoại TAT-1 lần đầu tiên được thi công dưới lòng biển xuyên Đại Tây Dương
thập niên 1980 trình làng dây cáp sợi quang, tăng băng thông dữ liệu được dây cáp truyền tải
đơn giản nhất là những dây cáp nhẹ, tải công việc chính của ngành; chỉ có những dây thép quấn quanh, cùng với một ít nhựa polyethylen; những dây cáp này thích hợp ở vùng nước nông, được đánh giá là vùng nước an toàn và yên bình
phức tạp hơn, ta bắt đầu thêm những lớp bảo vệ; dây cáp bọc nhẹ [lightweight protective cable] có thêm những lớp polyethylen và băng thép, chủ yếu chống động vật và ma sát
cáp bọc thép đơn [single armored cable] là cáp nhẹ, chỉ có một lớp dây thép và polyethylen quấn quanh, chống cắt tốt hơn
cáp bọc thép kép [double] có hai lớp dây thép mạ điện, quấn quanh bên ngoài dây cáp nhẹ tiêu chuẩn; ứng dụng ở vùng nước, nếu không thể chôn dây

Thi công dây cáp
thuyền sẽ chở nhiều nghìn tấn dây cáp, bên trong két dây cáp, thả ra từ phía mũi của két và đi qua một trục lăn - gọi là cable highway - đến động cơ dây cáp thẳng
động cơ dây cáp thẳng sẽ thực hiện việc thi công, hoặc thu hồi dây cáp; thiết kế phổ biến nhất sử dụng lốp xe để xử lý dây cáp
trong quá trình thi công, dây cáp sẽ chịu áp lực lớn, cho nên các kỹ thuật viên trên thuyền sẽ kiểm tra chất lượng, kiểm tra hư hỏng; đôi khi, họ sẽ chạy thử dây cáp để kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của cáp
nếu dây cáp quá dài, cứ mỗi 60-80 km sẽ cần một trạm bộ lặp [repeater] để khuếch đại tín hiệu và khôi phục thù hình tín hiệu; đôi khi cần gắn một mảnh dây cáp vào phần còn lại của một dây cáp khác - tiến trình gọi tên là jointing - chuẩn bị phần cuối của dây cáp, nối bện với dây cáp mới, sau đó đóng gói lại trong nhựa polyethelyn và bọc thép, trả lại 90% sức mạnh ban đầu của cáp

Môi trường: ma sát
hải lưu và sóng biển có thể chà xát vỏ ngoài của dây cáp vào sỏi đá, phá hoại lớp phủ bảo vệ bên ngoài của cáp, phơi bày phần bên trong dây cáp ra nước biển
ăn mòn [corrosion] gây ra bởi sinh vật; ở vùng nước nông, những con hà, vỏ sò, bọt biển có thể bám lên dây cáp; khiến dây cáp bị xù lông lên
ở vùng nước sâu, tảo bẹ và san hô sẽ làm tương tự; ở vùng nước thích hợp cho san hô phát triển, san hô có thể mọc và bám đầy lên dây cáp

Môi trường: đất trượt và động đất
khi đất trượt xảy ra, sẽ có những dòng chảy rối, nhanh, dày đặc, cuốn nước và những thứ khác xuống với tốc độ 72 km / giờ, mạnh như tuyết lở
từ thập niên 1880 đất trượt đã phá hoại dây cáp, những tàu sửa chữa dây cáp đã nhận thấy những đoạn cáp hư hỏng, bị chôn trong những đống bùn (hoặc sỏi) mới; nhưng các nhà khoa học chưa nhất thiết liên hệ việc này với hiện tượng đất trượt
năm 1929 động đất Grand Banks mạnh 7.2 độ richter ở Canada, một giờ sau đó đã xảy ra đất trượt, khiến 175 kilomet khối cát và bùn đất bị lở, cắt 11 dây cáp
năm 2006 động đất 7 độ richter ở bờ biển tây nam Đài Loan đã gây lở đất và cắt nhiều dây cáp, ảnh hưởng liên lạc ở Đài Loan và cả Đông Nam Á
hiện tượng lở đất là đặc biệt nghiêm trọng ở những đồng bằng, nơi cửa biển; sau giông bão, sông sẽ đổ lượng lớn bùn đất và sinh vật ra biển, thành đống vật liệu nhão nhoét [slump] cuốn đi và phá huỷ mọi thứ cản đường
hẳn là động đất cũng có thể tự phá hoại dây cáp, sóng địa chấn sẽ khiến đất đáy biển bị trượt; động thái có thể phá hoại những dây cáp nằm trên đáy biển, như xảy ra năm 1929 trận động đất Grand Banks

Môi trường: động vật
cá voi lặn sâu dưới đáy biển tìm thức ăn, bơi vướng vào dây cáp; giả thiết là cá voi bơi dưới đáy biển, mồm há rộng, hàm dưới bị vướng phải dây cáp; khi cá voi vùng vẫy tìm cách thoát, nó càng bị trói vào dây cáp; cá voi bị mắc vào dây cáp, không thể thoát ra, không thể ngoi lên mặt nước, và bị chết đuối
cá mập cũng thỉnh thoảng cắn dây cáp, các nhà sinh vật học chưa rõ nguyên nhân; những biện pháp gia cố dây cáp đã giải quyết được vấn đề

Ngư dân
2/3 số vụ hư hỏng dây cáp ở độ sâu hơn 200 mét là do con người, cụ thể là mỏ neo và lưới đánh bắt cá
khi thuyền thả hoặc nhổ neo, thuyền sẽ kéo lê mỏ neo; nếu mỏ neo đụng phải dây cáp và cào dây cáp, mỏ neo có thể cạo bỏ vỏ bọc thép và bên trong dây cáp
nguy hiểm cho dây cáp, có 2 loại lưới bắt cá: lưới có tấm ván đẩy [otter trawl] có hình nón, để thuyền rà vét cá dưới đáy biển
có 2 tấm ván gỗ được-gia-cố-thép nặng 1 tấn, gọi tên là bảng rái cá [otter-board], sẽ kéo lưới rà dưới đáy biển; những ván gỗ này có thể đụng vào dây cáp không-được-chôn
loại lưới thứ hai là lưới rà có thanh dầm [beam trawl] cũng có hình nón, với cái túi phía sau; rộng 10 mét và nặng 4-5 tấn
lưới ra có thanh dầm sẽ có những thanh trượt [slider] hoặc giầy ở dưới, trượt trên đáy biển khi bị thuyền cá kéo đi
năm 2009 đã thay đổi 'giầy' này, thành những bánh răng cánh gạt [wing gear] nhấc lên trên đáy biển; người ta nhận thấy, mặc dù không đụng trực tiếp vào dây cáp, thiết kế này vẫn cạo lên vỏ ngoài cách điện của dây cáp, phơi bày dây cáp ra môi trường
năm 1884 quy ước dây cáp là luật quốc tế đã quy định, nếu mỏ neo hoặc lưới của ngư dân bị va đụng với dây cáp, họ bị buộc phải từ bỏ thiết bị ấy và báo cáo vụ việc cho chủ sở hữu dây cáp; đổi lại, ngư dân được đòi bồi thường cho thiết bị đã từ bỏ, tuy nhiên không ghi rõ ngư dân sẽ được bồi thường cách nào
những công ty quản lý cáp đáy biển đã đào rãnh để chôn dây cáp, và tăng gấp đôi vỏ bọc thép, nếu dây cáp được thi công ở độ sâu nông hơn 1500 mét; sâu hơn 1500 mét, rủi ro ngư dân sẽ không còn, vì nước quá sâu, các công ty sẽ mặc kệ dây cáp nằm tơ hơ dưới đáy biển

Âm mưu phá hoại
tháng 3 năm 2007 hai thuyền Việt Nam đã phá hoại 79 và 98 km dây cáp của hai mạng lưới Đông Nam Á để lấy vật liệu đồng để đem bán; mạng internet Việt Nam bị đình trệ 3 tháng
vụ việc tương tự xảy ra ở Jamaica, Indonesia và Ai Cập...
hầu hết dây cáp ở vùng đặc quyền kinh tế, cách bờ biển 322 km, thì khá an toàn; nhưng xa hơn, luật pháp sẽ khó đụng; thủ phạm chỉ bị phạt hành chính nhẹ nhàng, có khi không bị phạt
phá hoại dây cáp thông tin liên lạc cũng là một chiến lược phá hoại của chiến tranh bất đối xứng, có thể đình trệ khả năng thông tin liên lạc trong thời gian dài; hành vi cắt dây cáp hoặc chiến lược quản lý cáp là một điểm thiết yếu của kế hoạch chiến tranh
ví dụ, thế chiến 1 người Anh quản lý mạng lưới dây cáp đáy biển đã cắt bỏ Khối Trục khỏi những sở hữu nước ngoài; và thế chiến 2 đã buộc phe Đức Quốc Xã liên lạc qua sóng vô tuyến [radio] tạo cơ hội nghe lén và giải mã
hoặc hiện nay chiến tranh Nga-Ukraine, tin tức rằng dây cáp biển Đỏ bị cắt - cũng đang ảnh hưởng tốc độ internet

Bảo vệ
cách tốt nhất là đào rãnh và chôn dây cáp dưới đáy biển: khó vì không thể sử dụng thiết bị đào đất dưới nước
ngày nay, phổ biến nhất là tia nước áp-suất-cao [jet] hoặc máy đào rãnh dưới nước (ảnh dưới)
đào rãnh sâu thế nào là tuỳ điều kiện môi trường, thực tiễn cho thấy rằng không sâu hơn 2 mét; nếu đáy biển rất mềm, mỏ neo vẫn có thể đụng hỏng dây cáp; cần đào sâu hơn
cuối thập niên 1990 các công ty quản lý cáp quang đã đưa ra chỉ số chôn bảo vệ [burial protection index] được sử dụng để tính độ sâu của hàng nghìn km dây cáp được chôn, nhưng nay thì chỉ số này đã lạc hậu; giờ sẽ tuỳ theo đánh giá rủi ro của công ty [integrator]
nếu đáy biển quá cứng, không đào được, lựa chọn phổ biến khác là đá xây kè [riprap]
trước tiên, trải xuống những viên đá nhỏ lên trên dây cáp, sau đó đến những viên đá to hơn; đá xây kè sẽ hiệu quả nhất ở những dòng nước yên bình, đá ít bị xô đẩy
cách khác là đĩa đậy [cover plate] hoặc ống bọc [casing pipe], bọc dây cáp lại và sau đó có thể trải thêm đá xây kè, nếu cần

bóng bán dẫn hiệu ứng trường ô-xit kim loại

Hiệu ứng trường
chất rắn có thể thay đổi tính dẫn điện khi có hiện diện của một trường điện bên ngoài
năm 1876 WG Adams xuất bản bài viết Hành vi của ánh sáng trên vật liệu seleni
năm 1928 nhà vật lý Julius Edgar Lilienfeld nộp nhiều đơn đăng ký bằng sáng chế cho một số thiết bị thể rắn, trong đó có một thiết bị có tiềm năng là hiệu ứng trường
bằng sáng chế đã miêu tả những thiết bị khá giống với những thiết bị hiện đại, nhưng Lilienfeld (ảnh trên) thiếu kiến thức lý thuyết và kỹ thuật hiện đại
năm 1935 tiến sĩ Oskar Heil vật lý Đức (ảnh dưới) nộp đơn đăng ký bản quyền một thiết bị khác, nhưng cũng không có bằng chứng cho thấy một thiết bị thực tế đã được chế tạo
William Shockley và đội ngũ Bell Labs tìm kiếm một thiết bị thể rắn sẽ thay thế ống chân không cho công việc bật/tắt và khuếch đại tín hiệu, không đáng tin cậy cho lắm
giữa năm 1945 Shockley và đồng sự Gerald Pearson (ảnh dưới) thiết kế một thí nghiệm để thử và tạo nên thiết bị này
một lớp vật liệu bán dẫn, nằm lên trên một bệ đỡ cách điện; rất gần lớp vật liệu bán dẫn, cách chưa đến 1 milimet, đặt một đĩa tụ điện kim loại
thí nghiệm, Shockley đặt một điện áp lên đĩa kim loại; dự kiến là một dòng điện mạnh sẽ chạy qua, đến vật liệu bán dẫn
khi Shockley thực hiện thí nghiệm, ông nhận thấy hiệu ứng thực tế đã yếu hơn kỳ vọng
tháng 3 năm 1946 lý thuyết gia John Bardeen giải thích rằng có những 'bẫy' trên bề mặt vật liệu bán dẫn, giữ cho trường điện không ảnh hưởng phần còn lại của vật liệu bán dẫn; dẫn đến Bardeen, Shockley và thực nghiệm gia William Brattain (ảnh trên: lần lượt từ trái qua phải) trình làng bóng bán dẫn tiếp xúc điểm

Bóng bán dẫn đầu tiên
năm 1948 Bell Labs công bố bóng bán dẫn tiếp xúc điểm, gồm hai điểm tiếp xúc kim loại, chạm bề mặt của germani đã-được-xử-lý-hoá-học
William Shockley quay xe khỏi ý tưởng 'hiệu ứng trường' của mình, và dựa theo ý tưởng 'pha tạp hạt mang điện thiểu số' [minority carrier inject] ông đã tạo nên bóng bán dẫn lưỡng cực

Mối nối lưỡng cực
bóng bán dẫn lưỡng cực đầu tiên được làm từ một tinh thể germani duy nhất có 3 khúc là cực gốc, cực phát và cực thu
cực phát và cực thu sẽ được làm từ cùng germani được pha tạp kiểu-dương hoặc kiểu-âm, trong khi kiểu ngược lại sẽ pha tạp cho cực gốc rất mỏng; vậy nên, có hai vách ngăn, còn gọi là những mối nối P-N, giữa cực gốc với cực phát và cực thu
gọi là 'lưỡng cực' bởi vì khi thiết bị hoạt động, cả electron và lỗ-trống sẽ đi qua cực gốc
năm 1950 Morgan Sparks (ảnh trên) và Gordon Teal (ảnh dưới: phải) ở Bell Labs tận dụng những kỹ thuật tăng-trưởng-tinh-thể để sản xuất những bóng bán dẫn lưỡng cực; khó sản xuất, cụ thể là những kỹ thuật tăng trưởng tinh thể, để sản xuất lớp cực-gốc rất mỏng giữa cực phát và cực thu; chỉ một cực gốc có thể được làm cho mỗi tinh thể, sau đó phải được cắt ra và đưa một-cách-thủ-công cho xử lý
thập niên 1960 bóng bán dẫn lưỡng cực được sử dụng cho những đồ điện tử, ví dụ máy trợ thính, máy tính [computer] và radio

Bóng bán dẫn hợp kim
năm 1952 General Eletric công bố một kỹ thuật mới: pha trộn hai viên indi, to chỉ 1 milimet, ở 2 phía một lát germani mỏng; có thể gióng bằng những chấm nhỏ
bóng bán dẫn hợp kim đã truyền cảm hứng cho Shockley trở lại ý tưởng 'hiệu ứng trường'
năm 1951 Shockley có ý tưởng 'nhét' [pinch off] dòng điện đi qua vật liệu bán dẫn: chế tạo một thanh vật liệu bán dẫn, cực nguồn ở một bên, cực máng ở bên kia, ở giữa có kênh và một cặp cổng ở hai phía của kênh
áp một điện áp nhất định lên cổng, sẽ tăng lên một vùng nghèo [depletion region] trong vật liệu bán dẫn; vùng nghèo sẽ giống như một khoảng không trống rỗng, không có electron hay lỗ trống, sẽ hành xử như một vật liệu cách điện
một điện áp cao có thể 'nhét' electron hoặc lỗ trống, tuỳ theo vật liệu, đi qua vật liệu bán dẫn; Shockley đưa ý tưởng George Dacey (ảnh trên) và Ian Ross (ảnh dưới) làm
Ian Ross là học trò của Charles Oatley (ảnh dưới) tiên phong kính hiển vi điện tử quét ở Cambridge; sau này Ian Ross trở thành chủ tịch của Bell Labs
năm 1952 Dacey và Ross trình làng bóng bán dẫn hiệu ứng trường mối-nối [JFET], theo Ross nhớ lại thì JFET hoạt động không tốt hơn bóng bán dẫn lưỡng cực và cũng không dễ sản xuất hơn, nên họ dẹp sang bên; sau này JFET sống lại với sự nổi lên của những công nghệ silic carbine

Thụ động hoá
mới đầu General Electronic, Bell Labs và Texas Instruments ưa chuộng bóng bán dẫn lưỡng cực; John Bardeen đã đúng về sự tồn tại của những 'bẫy' trên bề mặt của vật liệu bán dẫn đã khiến 'hiệu ứng trường' không hoạt động tốt như mong đợi
ở bóng bán dẫn lưỡng cực và bóng bán dẫn hiệu ứng trường mối-nối, hạt mang điện (electron hoặc lỗ-trống) đi qua toàn bộ vật liệu; phần nào bỏ qua được những hiệu ứng bề mặt
cuối thập niên 1950 ở Bell Labs, Mohamed John Atalla (ảnh trên) tốt nghiệp kỹ sư điện ở trường đại học Cairo và nhận bằng tiến sĩ ở trường đại học Perdue, khi nghiên cứu những hiệu ứng bề mặt của silic, Mohamed phát hiện lý do tại sao bề mặt của vật liệu bán dẫn germani hoặc silic có thể 'bẫy' hạt mang điện là vì có những liên kết lắc lư [dangle]
dưới hiện diện của một trường điện, những liên kết lắc lư sẽ tiếp nhận electron, can thiệp vào đặc tính dẫn điện của vật liệu bán dẫn
nếu tăng trưởng một lớp silic ôxit lên trên silic, sử dụng nhiệt, ôxy và nước, ta sẽ có thể 'thụ động hoá' những liên kết lắc lư này và ngăn chúng xen vào khả năng dẫn điện; tức là 'thụ động hoá' silic bằng silic ôxit sẽ làm ổn định bề mặt, để hạt mang điện đi dọc theo nó
sau rốt, báo cáo của Mohamed về thụ động hoá bề mặt silic đã khiến Jean Hoerni chú ý, một trong '8 kẻ phản bội' ở Fairchild
tháng 12 năm 1957 Hoerni đánh cược ý tưởng này vào một phương pháp đúc [fabricate] sử dụng silic ôxit để bảo vệ những mối-nối PN khỏi các nguyên tố; Hoerni viết ý tưởng xuống và để sang bên

Atalla và Kahng
Atalla xem lại một số thiết kế đã thực hiện những năm trước bởi đội ngũ Shockley, và đã đề nghị sử dụng silic ôxit làm cổng ôxit cho một sản phẩm bóng bán dẫn hiệu ứng trường
ở Bell Labs, Atalla tuyển dụng sinh viên cao học Dawon Kahng, sinh ra ở Seoul và đến Mỹ lấy bằng tiến sĩ ở trường đại học Ohio, thực hiện ý tưởng trên
ở Bell Labs, hai người đã tận dụng công việc của đồng sự Joseph R Ligenza năm 1959 khám phá và đăng ký bằng sáng chế một phương pháp tăng trưởng những lớp silic ôxit lên trên silic với luồng nóng áp suất cao, tiền thân của lò nung ôxy hoá nhiệt
năm 1960 họ trình làng kết quả ở một hội thảo, lưu ý tiềm năng hữu ích cho mạch tích hợp, bấy giờ mới được phát minh cách đấy 2 năm; bấy giờ phát minh ấy chưa có tên, bài viết chỉ nhắc đến khái niệm những bề mặt silic và silic đi-ôxit, gọi là 'thiết bị bề mặt silic-silic-điôxit'

Bề mặt silic và silic điôxit
giữa cực nguồn và cực máng sẽ có một xếp chồng 'cổng' được làm từ một cổng nhôm nằm trên một cổng silic đi-ôxit đã được tăng trưởng nhiệt, tất cả nằm trên một nền, làm từ silic kiểu-âm hoặc kiểu-dương lần lượt gọi là NMOS và PMOS; cùng nhau, PMOS và CMOS làm nên bóng bán dẫn ôxit kim loại bù [CMOS complimentary metal oxide semiconductor] là công nghệ bán dẫn tiết-kiệm-điện đột phá của châu Á, nay là thiết kế phổ biến của tất cả thiết bị logic kỹ thuật số
khi đưa một điện áp vào cổng, nó tạo ra một điện trường, đẩy những hạt mang điện tích cùng dấu của silic đã-bị-pha-tạp, đồng thời hút những hạt mang điện tích trái dấu
khi đạt đến điện áp ngưỡng, có đủ những hạt trái-dấu được mang đến bề mặt, để dẫn một dòng điện từ cực nguồn đến cực máng; đây là kênh
đảo ngược hỗn hợp electron hoặc lỗ-trống trong lớp bề mặt của vật liệu bán dẫn, cho nên gọi tên là 'kênh bề mặt đảo ngược' [inversion surface channel]
silic nền sẽ phải rất sạch, và cổng ôxit silic sẽ phải tinh khiết

Quá sớm
năm 1960 hội thảo đã hưởng ứng Bell Labs trình làng bóng bán dẫn mối-nối sử dụng tăng trưởng epitaxy, một hình thức tăng trưởng hơi; một đột phá sản xuất, cải thiện lợi suất và hiệu năng của bóng bán dẫn mối-nối
bấy giờ đã có nhiều thiết bị hiệu ứng trường đã được tung ra: năm 1957 ở hãng RCA, J.Torkel Wallmark (ảnh trên) nộp đăng ký sáng chế một bóng bán dẫn hiệu ứng trường, nhưng RCA không làm gì tiếp với nó
công ty Crystalonics quảng cáo những JFET, những công ty Pháp chào bán Technitron là một phiên bản nữa
bấy giờ, ghi chép kỹ thuật của Kahng (ảnh dưới: trái) lưu ý thiết bị không ổn định, giữa sản phẩm đúc [fabricate] thử lần này và lần khác; ngành linh kiện bán dẫn cũng đang tập trung vào bóng bán dẫn lưỡng cực, đáng tin cậy hơn
Kahng chỉ ra khả năng sản xuất hàng loạt của thiết bị bóng bán dẫn hiệu ứng trường trên những mạch tích hợp, nhưng bấy giờ chưa được ngành công nhận; không ai tin rằng sản phẩm mạch tích hợp sẽ có thể được tin cậy, mà không bị những lợi suất kém sẽ phá hỏng thiết bị

Kết cục
John Atalla bất mãn với Bell Labs và bỏ sang Hewlett-Packard, giúp sáng lập phòng thí nghiệm nghiên cứu và chỉ đạo dự án thể-rắn
nghỉ hưu, Atalla trở lại làm việc cho công nghệ AT&T phát minh Atalla Box là một mô đun an ninh, nay vẫn được dùng làm tiêu chuẩn thực tế, mã hoá PIN và những tin gửi của máy ATM
Kahng làm ở Bell Labs trong 28 năm, cùng Simon Sze (ảnh dưới) tiên phong dự án bộ nhớ flash
năm 1988 Kahng nghỉ hưu và làm chủ tịch sáng lập Viện nghiên cứu NEC, ít năm sau mất vì bị phình động mạch chủ

RCA
năm 1960 ở hội thảo, RCA nhận ra rằng thiết kế bóng bán dẫn của Atalla và Kahng có giá trị so với bóng bán dẫn lưỡng cực: trước tiên, thiết kế bóng bán dẫn ôxit kim loại bù sẽ thu-nhỏ [scale] tốt, về mặt vật lý; bóng bán dẫn lưỡng cực sẽ bị trễ tín hiệu, nếu thu nhỏ kích thước
thứ hai, bản thân thiết kế sẽ bảo vệ 'cổng ôxit' nhờ có 'cổng kim loại' đậy lên
thứ ba, đúc [fabricate] bóng bán dẫn ôxit kim loại [MOS] sẽ cần ít bước hơn bóng bán dẫn lưỡng cực; vì căn bản là một bóng bán dẫn phẳng, sẽ có thể nhét thêm lên trên một miếng silic duy nhất
RCA bổ nhiệm một nhóm cho nỗ lực MOS
tháng 12 năm 1962 Steve Hofstein (ảnh trên) và Fred Heiman trình làng IC đầu tiên có 16 bóng bán dẫn, gọi tên là bóng bán dẫn hiệu ứng trường cổng-cách-điện [IGFET isolated gate]

Fairchild
năm 1957 Hoerni viết ra ý tưởng sử dụng silic ôxit để bảo vệ những mối nối PN, cắt những hố vào nó, nếu cần, để bổ sung những tính năng khác của bóng bán dẫn
năm 1959 Hoerni trình làng 'tiến trình phẳng'
bấy giờ Fairchild sản xuất bóng bán dẫn Mesa (núi mặt bàn)
sau khi ứng dụng 'tiến trình phẳng', Hoerni gọi tên bóng bán dẫn Mesa đã-chỉnh-sửa mới là bóng bán dẫn phẳng (không phải MOSFET phẳng)
Frank Wanlass của đội ngũ nghiên cứu phát triển Fairchild, lần đầu nghe đến MOSFET từ công việc của RCA khi Frank đang làm nghiên cứu sinh, đã đúc MOSFET ở Fairchild, sử dụng 'tiến trình phẳng'
chỉ ở Fairchild có một năm, Frank Wanlass (ảnh trên) đưa ra ý tưởng CMOS
tháng 10 năm 1962 phòng tiếp thị của Fairchild đưa ra cái tên MOSFET, mặc dù năm 1959 John Louis Moll (ảnh dưới) ở Bell Labs đã đưa ra thuật ngữ MOS
tháng 2 năm 1963 RCA trình làng MOSFET riêng của hãng; nhưng phải đến năm 1964 hai hãng Fairchild và RCA mới mở bán đại trà
RCA quảng cáo sản phẩm của mình là IGFET; khiến một thời gian, ngành lưỡng lự giữa hai cái tên IGFET và MOSFET; MOSFET giành chiến thắng vì thuật ngữ IGFET quá khó phát âm

Tin cậy
năm 1963 đến 1966 những sản phẩm MOSFET thuở đầu hoạt động không tốt: những vấn đề độ tin cậy, cổng ôxit bị hư hỏng, bóng bán dẫn không hoạt động tốt như bóng bán dẫn lưỡng cực
năm 1966 đến 1968 một loạt phát hiện đã thấy rằng ion natri đã lọt vào 'cổng ôxit' sau khi đúc [fabricate], khiến thiết bị hư hỏng sao ít năm
vậy nên, Fairchild thêm một lớp phủ [overcoat] silic nitride lên toàn bộ con chip

Hiệu năng
xét về tốc độ, nhiều mạch tích hợp dựa-trên-bóng-bán-dẫn-MOS mới đầu đã thua kém bóng bán dẫn lưỡng cực; IC MOS cũng bị ngưỡng điện-áp cao
vấn đề nằm ở những cổng kim loại của MOSFET
cuối thập niên 1960 sản xuất MOSFET, bắt đầu là một bề mặt wafer silic, sau đó tăng trưởng một lớp ôxit dày 1 milimet lên trên bề mặt của wafer silic; gọi là 'ôxy hoá mặt' [field oxidation] sử dụng tiến trình ôxy hoá nhiệt [thermal oxidation] - căn bản đưa wafer vào một lò nướng, với nước và ôxy
sau đó, sử dụng in thạch bản ánh sáng để in thiết kế những cực nguồn, cực máng và kênh
sau đó, biết vị trí của cực nguồn và cực máng, ta sẽ pha tạp những vùng ấy; bấy giờ người Anh chưa thương mại hoá công nghệ cấy ion, ta cần sử dụng khuếch tán - đặt wafer vào một lò nung nhiệt độ cao, sau đó lấy tạp-chất [dopant] thường ở dạng lỏng, nung lên với ôxy, tạp-chất sẽ phản ứng với ôxy và khuếch tán vào bề mặt silic
sau đó, sử dụng những tiến trình khắc-axit [etch] để cạo một lỗ trong lớp ôxit trường, nơi đặt 'cổng'
sau đó, tăng trưởng một lớp silic đi-ôxit mỏng, tinh khiết ở trên nền silic; lại sử dụng tiến trình ôxy hoá nhiệt
sau đó, lắng đọng 'cổng kim loại' thông qua 'bay hơi'

Gióng lệch [misalign]
nhôm là kim loại có nhiệt độ nóng chảy 660 độ C, nhưng việc khuếch tán silic sẽ cần nhiệt độ 1000 độ C; cho nên phải làm cực nguồn và cực máng, trước khi lắng đọng 'cổng nhôm'; sẽ cần gióng 'cổng nhôm' ngay trên vị trí kích-thước-nanomet nơi đặt kênh, một cách nhất quán
các hãng sản xuất MOS đã làm 'cổng' lớn hơn cần thiết, để đảm bảo được gióng với kênh, vấn đề mới là đôi khi 'cổng' sẽ đè lên cực nguồn và cực máng

Cổng silic đa tinh thể
'đa tinh thể' ở đây là những nguyên tử silic sẽ không được bố trí theo một định dạng tinh thể duy nhất
thay thế 'cổng nhôm' bằng một cổng silic đa tinh thể đã-được-pha-tạp-mạnh cho phép những hãng sản xuất linh kiện bán dẫn có thể làm xếp-chồng cổng, trước khi làm cực nguồn và cực máng
làm xong 'cổng', nó sẽ được dùng làm định vị vị trí cho cực nguồn và cực máng; silic đa tinh thể có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhôm, chống chịu được nhiệt độ 'khuếch tán'
'cổng' được tự-gióng vào những vùng đã-được-pha-tạp, nên công nghệ được gọi tên là 'cổng tự-gióng' [self-aligned gate technology]; giảm ngưỡng điện áp của MOSFET, và tăng tốc độ gấp 3-5 lần
Intel
bốn hãng General Electric, Hughes Aircraft, Bell Labs và Fairchild Semiconductor cùng trình làng công nghệ cổng tự-gióng
giống như Google bỏ bê mô hình Transformer trước khi OpenAI xuất hiện, phải đợi đến khi trưởng bộ phận nghiên cứu phát triển Gordon Moore (ảnh dưới: ngoài cùng bên phải) của Fairchild bắt đầu đồng-sáng-lập Intel và - tận mắt thấy công nghệ cổng tự-gióng hoạt động thực tế - sau đó tuyển dụng nhiều kỹ thuật viên đã phát triển nó (cổng tự-gióng)
năm 1969 Intel bán ra chip bộ nhớ SRAM i-1101 và đặt ra hình mẫu cho hàng thập kỷ tăng quy mô linh kiện bán dẫn
năm 2011 MOSFET phẳng đã lần đầu tiên thay đổi