năm 2020 Intel bán tổng trị giá 20 tỷ đôla vi xử lý cho Trung Quốc và AMD bán 2.3 tỷ đôla: doanh thu đều sánh ngang với ở Mỹ - một số công ty Trung Quốc đã lục đục ra mắt vi xử lý "của nhà trồng được" sử dụng tập lệnh x86
Tệp lệnh x86
ta có chip ARM và chip x86, rồi cả chip RISC-V
x86 là tên của họ những cấu trúc tệp lệnh [ISA - instruction set architecture]: hiện thực hoá [implementation] x86 của hai hãng Intel và AMD là khác nhau nên hiệu năng sẽ khác nhau - mặc dù sử dụng cùng tệp lệnh
tương tự thì họ chip ARM của Apple sẽ khác tệp lệnh ARM của hãng khác
Intel phát triển và phổ cập x86 trước nhưng đã phải bán bản quyền ra cho những công ty khác vừa làm nguồn-hai [second source] vừa những lý do quy định chống độc quyền
AMD là hãng nổi tiếng nhất với bản quyền lõi, đã nếm trải nhiều vụ kiện pháp lý
ARM là công ty phát triển một cấu trúc tệp lệnh khác và mô hình kinh doanh là bán bản quyền sở hữu trí tuệ cho những công ty khác: để làm và bán chip riêng trang bị những thiết bị - điện thoại thông minh, IoT...
ngày nay, phần lớn vi xử lý cho máy tính cá nhân, máy chơi điện tử và máy chủ là CPU x86: danh tiếng là xử lý những tác vụ nặng về tính toán và trang bị cho 481 trong số 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới - nhưng chỉ có 1 máy trong 5 siêu máy tính hàng đầu
dù sao thì vi xử lý x86 cũng là ví dụ hào nhoáng của một công nghệ Mỹ đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu
Trung Quốc và x86
Trung Quốc từ lâu đã quan tâm đến phát triển lựa chọn nội địa thay thế cho công nghệ Mỹ
đầu tiên Edward Snowden hé lộ vấn nạn người Mỹ do thám đồng minh và đối thủ cạnh tranh nước ngoài: người ta săm soi nhiều hơn khi ứng dụng công nghệ Mỹ trong những trường hợp sử dụng quan trọng
thứ hai là nhận ra tăng cường cạnh tranh Trung-Mỹ: khi Trung-Nga chia rẽ, Mỹ và Trung Quốc đã cởi mở với nhau - thời đại ấy đã qua và hiện nay căng thẳng Trung-Mỹ tăng cường
thứ ba là mong muốn Trung Quốc có tập đoàn [vô địch] quốc gia "của nhà trồng được" trong những mảng công nghiệp quan trọng: đường sắt cao tốc, điện mặt trời, hàng không vũ trụ và chip máy tính - thuộc về niềm tự hào quốc gia mà Trung Quốc có một liều lượng 'vừa khoẻ' [healthy]
Trung Quốc đã thành lập nhiều chương trình để dẫn dắt những mảng ấy: một số thành công - một số thôi
cuối cùng là động thái của chính quyền Trump cắt bỏ một số tập đoàn [vô địch] quốc gia như Huawei không được tiếp cận công nghệ Mỹ đã đánh động nỗi sợ hãi nhất của đại lục: nên Trung Quốc muốn tự chủ sản xuất x86 phục vụ nền tảng người dùng lớn
có hai dòng sản phẩm chip x86 cho thị trường Trung Quốc: Zhaoxin và Hygon
Zhaoxin từ VIA
Zhaoxin lâu đời hơn và có lẽ tương lai xán lạn hơn: đã ra mắt vi xử lý từ năm 2014 - quảng bá là làm nội địa
Zhaoxin là liên doanh bán dẫn không xưởng giữa chính phủ thành phố Thượng Hải và công ty VIA Technologies của Đài Loan liên kết với tập đoàn nhựa Formosa - VIA làm chipset [tập hợp chip], bo mạch chủ và vi xử lý
VIA là một trong số ít công ty mua bản quyền kiến trúc x86 năm 1999: từ Cyrix - bấy giờ là công ty con làm vi xử lý của National Semiconductor - và Centaur Technologies
VIA mua Centaur bấy giờ đang thua lỗ hàng triệu đôla mỗi tháng: hãng đã châm ngòi một vụ kiện bằng sáng chế lâu dài với Intel - năm 2003 kết thúc với bản quyền chéo 10 năm
năm 2013 hãng nhận được giai đoạn 3 năm chiếu cố: hiện tại không thấy tin tức gì cả - hơi lạ
kiến trúc Zhaoxin đã đến thế hệ thứ 6 và là kế tục trực tiếp công việc của Centaur Technology: trang wikiChip ghi nhận rằng năm 2015 thế hệ thứ 3 là ZX-C hay còn gọi là kiến trúc Zhangjiang là giống hệt với Isaiah II của Centaur
wikiChip đã thử nghiệm với thế hệ hệ-thống-trên-chip Zhaoxin mới nhất bán ra ngoài thị trường: thế hệ 6 Lujiazui - cho thấy nếu xét về hiệu năng thì bị trễ 4-8 năm so với đối thủ Mỹ thiết kế đương thời
xét về tiết kiệm điện năng thì chip Lujiazui ngốn ít hơn chip máy tính bàn thông thường: có lẽ vì nguồn gốc cho di động và IoT - nhìn chung chắc ngang macbook Air trước khi trang bị chip M1
Zhaoxin không xưởng đã đặt gia công Lujiazui ở TSMC: vì lý do an ninh quốc gia, Zhaoxin đang tìm cách chuyển sang xưởng nội như SMIC - có lẽ sẽ gây trì hoãn và tụt hiệu năng
Zhaoxin cũng mới tuyên bố ý định nhảy vào mảng thẻ đồ hoạ rời
Hygon từ AMD
chương trình liên doanh x86 thứ hai là theo ý muốn của AMD sở hữu bản quyền x86: năm 2015 AMD thành lập một liên doanh để bán ra thị trường đại lục một phiên bản của chip Zen 1 cũng x86 - để có thể được gọi đúng mực là "hàng Trung Quốc"
bấy giờ AMD khó khăn: giá cổ phiếu 3 đôla và mang nợ lớn - liên doanh sẽ trả cho AMD tầm 200 triệu đôla
AMD cũng biết giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ mình có nên đã cấu trúc liên doanh theo cách để có thể kiểm soát tốt nhất kho báu của mình, đồng thời cho người Trung Quốc gọi chip là hàng sản xuất trong nước khi ra mắt báo chí
AMD làm thế bằng một liên doanh 2 lớp: đều gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư công nghệ cao Thiên Tân Haiguang [THATIC - Tianjin Haiguang Advanced Technology Investment Co.Ltd]
các đối tác Trung Quốc trong liên doanh là một số những tổ chức tư và công Trung Quốc như học viện khoa học Trung Quốc
bộ phận đầu tiên của THATIC là một liên doanh sở hữu 51% bởi AMD: công ty vi điện tử Haiguang [HMC - Haiguang microelectronic co] - thứ hai là công ty thiết kế mạch tích hợp Thành Đô Haiguang [Hygon - Chengdu Haiguang integrated circuit design co]
AMD chỉ sở hữu 30% của Hygon
cách chuyển giao công nghệ và kiến thức giữa HMC và Hygon được thành lập: cho phép AMD dìu dắt giữa nhiều yêu cầu của nhiều bên
đầu tiên AMD tạo một tài sản sở hữu trí tuệ cho một chip máy chủ đặc biệt để trao cho HMC: vì AMD sở hữu quá bán HMC nên không vi phạm luật pháp - và nhiều nhân viên làm việc cho HMC ở mảng công nghệ là nhân viên AMD nữa
HMC lấy đi những yếu tố nhạy cảm nhất định và sau đó đưa phần còn lại cho Hygon: Hygon thay đổi và cập nhật riêng - thiết kế kiến trúc thượng tầng cho chip
sau đó chip được đưa lại cho HMC - chính là AMD - chấp thuận, hoàn thiện và sau đó gửi nó đi GlobalFoundries để gia công [fab]
sau đó họ đưa cho Hygon đóng gói và bán
thời báo phố Wall đã lên bài về câu chuyện ấy và nhận nhiều phản đối từ cộng đồng bán dẫn: AMD phản hồi là đã báo cáo [brief] bộ quốc phòng, bộ thương mại và những cơ quan khác của chính phủ Mỹ - đã nhận gật đầu đồng ý
câu chuyện lưu ý rằng mặc dù kho bạc đồng ý cho AMD nhưng bộ quốc phòng thì không: AMD nói với chính phủ Mỹ rằng chip sẽ được sử dụng chỉ nghiêm ngặt cho mục đích thương mại - nhưng ở Trung Quốc, quảng cáo tuyển dụng và phỏng vấn báo chí đã ám chỉ rằng chip sẽ trang bị những siêu máy tính exascale mới
cấu trúc công ty phức tạp có thể là để cho người Trung Quốc giật tít hàng nội: nhưng phức tạp cũng khiến gây khó cho việc phát hiện những vô ý chuyển giao công nghệ - dễ gây nghi ngờ
ý kiến của tác giả là thiết kế ấy là để bám sát với thực tiễn trong quản lý những liên doanh công nghệ nước ngoài: giữ những phần tốt nhất và giá trị nhất khỏi tay đối tác - chỉ trao những công nghệ cũ
một số bài viết công nghệ bán dẫn đã cố làm nó nhìn như thể không có gì phải lo, nhờ hệ thống liên doanh này: có lẽ hơi lạc quan
năm 2019 THATIC bị cho vào sổ đen "danh sách thực thể" [entity list] và AMD đồng ý không chuyển giao thêm công nghệ: AMD đã từ bỏ từ lâu và hiện nay đang bán chip Zen 3 - khách hàng Trung Quốc hiện nay có thể thoải mái mua vi xử lý x86 ngon nghẻ hơn, miễn là có hàng
THATIC vẫn có sở hữu trí tuệ từ liên doanh ban đầu nhưng có lẽ chỉ thế thôi: trang web wccftech nói rằng thiết kế sẽ khó bị "ăn cắp" - tức là kỹ thuật đảo ngược hoặc 'giao' [port] cho xưởng khác ngoài GlobalFoundries trụ sở Mỹ sẽ là không thực tiễn
Kết
x86 vẫn có vị thế cao trong ngành công nghệ và Intel đã vắt sữa lợi nhuận
trong tuyên bố Foundry 2.0 Intel nói hãng có thể sẽ mở mở mã nguồn tài sản sở hữu trí tuệ x86 cho các khách hàng của xưởng, trong đó có cả những công ty không xưởng Trung Quốc? Liệu người Mỹ có cho phép?
x86 cũng không còn vượt hẳn lên một cái đầu và 2 vai [head and shoulders above] so với đám đông như trước nữa: ARM bắt đầu nhắm đến những mảng mà x86 từng độc chiếm - máy tính bàn và máy chủ
x86 cũng chỉ là thị trường ngách trong nỗ lực bán dẫn Trung Quốc: tuỳ thuộc nhu cầu tiêu thụ - chip nội địa cũng không thể được xuất khẩu vì lo sợ kiện cáo và không đủ sức cạnh tranh
với Trung Quốc, ARM là sân chơi chính: ngày nay chiếm 95% chip máy tính được thiết kế ở Trung Quốc - là dựa kiến trúc ARM
rồi RISC-V là tệp lệnh mã nguồn mở mới: phát triển RISC-V được hậu thuẫn bởi công ty lớn như điện toán đám mây Alibaba
HiSilicon cũng làm RISC-V và đã ra mắt sản phẩm chip đầu tiên của kiến trúc ấy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét