Bóng bán dẫn hiệu ứng trường ôxit kim loại
nguồn và máng là những khối silic được pha tạp với những nguyên tố khác để cho đi hoặc nhận thêm những điện tử [electron]
nếu kích hoạt cổng với điện áp đủ lớn, cổng sẽ tạo ra một điện trường, sẽ hút electron hoặc lỗ trống lên từ chất bán dẫn, do đó tạo ra một lớp dẫn điện giữa nguồn và máng - gọi là kênh
bên trên kênh là một màng ôxit mỏng, gọi là chất điện môi cực cổng, hoặc ôxit cổng - tạo một điện trường sẽ mở cổng - rất mỏng, so với phần còn lại của bóng bán dẫn, thường chỉ dày 5 - 50 nanomet
Cổng sau
thập niên 1960 cổng đã được làm từ kim loại nhôm, và ôxit cổng là silic đi-ôxit, gọi là bóng bán dẫn ôxit kim loại [MOS metal oxide semiconductor]
cổng kim loại nhôm, để sản xuất nguồn và máng, phải nung nóng wafer lên đến 1000 độ C - gọi là tiến trình khuếch tán - vì nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660 độ C, nguồn và máng sẽ cần được khuếch tán vào trước khi sản xuất cổng, tức là cổng được sản xuất sau
các nhà sản xuất đã phải gióng chiếc cổng nhôm này sao cho nó nằm ngay bên trên chiếc kênh kích thước micromet, dễ lỗi - lỗi sẽ khiến bóng bán dẫn MOS bị đoản mạch hoặc hao phí điện năng
Cổng trước
Fairchild, Intel và các hãng bán dẫn khác đã thay thế nhôm bằng silic đa tinh thể bị-pha-tạp-mạnh [heavily-doped polysilicon]
công nghệ cổng silic đa tinh thể tự gióng đã giúp bóng bán dẫn MOS thành công
trong 40 năm, cổng silic đa tinh thể và tiến trình sản xuất cổng trước đã trở thành công nghệ lõi chính thống của việc sản xuất linh kiện bán dẫn
Thu nhỏ bóng bán dẫn
thiết bị MOSFET đầu tiên đã lớn 20 micromet, có ôxit cổng đã dày 100-150 nanomet
thập niên 1990 đầu 2000 đo lường bề dày của ôxit cổng, tham số "bề dày ôxit tương đương" [EOT equivalent oxide thickness] được cải thiện tích cực nhất, công lớn nhờ tiến bộ của công nghệ in thạch bản
năm 2001 nút tiến trình 0.13 micromet có kênh chỉ dài 70 nanomet và ôxit cổng chỉ dày 20-25 nanomet
Những hiệu ứng kênh ngắn
những điện trường, gây ra bởi nguồn và máng, đã xâm lấn lên điện trường gây ra bởi cổng; làm suy yếu tầm ảnh hưởng và sức điều khiển của cổng lên kênh
điện tử [electron] có thể nhảy qua cổng, gây ra rò rỉ điện - tức là những dòng điện không mong muốn đã chảy qua kênh, gây lãng phí điện năng
năm 2002 Intel công bố bổ sung silic bị-biến-dạng [strained] vào kênh
silic bị-biến-dạng sẽ có mạng lưới của cấu trúc tinh thể silic bị kéo dãn, dài ra so với khoảng cách bình thường; thập niên 1950 người ta đã biết rằng điện tử và lỗ trống sẽ đi qua silic bị-biến-dạng nhanh hơn silic thường
đầu năm 2004 dự kiến nút tiến trình 90 nanomet, kênh MOSFET sẽ rút ngắn còn 45-50 nanomet và cổng sẽ dày 1 nanomet
IBM và ngành linh kiện bán dẫn đã phát triển silic bị-biến-dạng trong nhiều năm, dự kiến trình làng cho nút tiến trình 65 nanomet
Intel và silic bị-biến-dạng
Intel trình làng một bóng bán dẫn ôxit kim loại bù [CMOS complementary metal oxide semiconductor] bao gồm một cặp p-MOS và n-MOS
để áp dụng silic bị-biến-dạng, với p-MOS, Intel khắc [etch] một rãnh gần cổng và lấp đầy rãnh bằng germani, sử dụng phương pháp mọc ghép [epitaxy] lắng đọng bể hoá học [CBD chemical bath deposition]
tinh thể germani có kích thước mạng lưới dài hơn một chút so với tinh thể silic, cho nên tuỳ theo cách thức pha tạp germani và silic mà có thể điều chỉnh được chiều dài cạnh của mạng lưới tinh thể
lắng đọng một lớp silic-germani gây-biến-dạng lên trên silic sẽ tạo ra một ghép-đôi-không-khớp mạng lưới [lattice mismatch], vết ghép-đôi-không-khớp này sẽ ép miếng silic lân cận theo một hướng nhất định
để áp dụng silic-bị-biến-dạng, với n-MOS, Intel thêm một lớp silic nitride lên trên toàn bộ bóng bán dẫn, tạo ra sức kéo [tension] làm biến dạng silic ở kênh; sức kéo này có hướng ngược lại so với p-MOS
với p-MOS, ghép-đôi-không-khớp mạng lưới silic-germani và mạng lưới silic sẽ ép [compress] hay bóp [squeeze] vào; với n-MOS, lớp silic nitride bên trên sẽ kéo-ra [pull-out]
Intel công bố rằng công nghệ silic bị-biến-dạng sẽ dễ chèn vào dòng tiến trình, chỉ tốn kém 2% chi phí wafer; nhưng bấy giờ Intel cũng trình làng chất điện môi có hằng số điện môi K thấp, liên quan đến dây-dẫn-trong
cho nên nút 90 nanomet đã chậm đẩy mạnh sản lượng, sản phẩm Pentium 4 Prescott bị trì hoãn vài tháng; chip trình làng đã không cho thấy tăng hiệu năng lớn, và chịu những vấn đề nhiệt độ; các quan sát viên đã quy kết vấn đề cho thiết kế tham vọng của chip, chứ không phải do nút tiến trình
Nút 45 nanomet
thập niên 2000 bùng nổ di động đã gây ra nhu cầu bóng bán dẫn dẫn tiết kiệm điện năng, đòi hỏi Intel và ngành linh kiện bán dẫn phải sửa chữa vấn đề rò rỉ điện năng
độ hiệu quả của cổng bán dẫn phẳng sẽ tuỳ thuộc vào điện dung, tính theo công thức C = E * K * diện-tích / t
trong đó K là hằng số điện môi [dielectric constant], t là bề dày [thickness] của ôxit cổng
diện-tích là diện tích bề mặt của cổng, E là hằng số điện môi [pertivity] của không gian tự do
hiện nay, bề dày của ôxit cổng đã chỉ còn 1.2 nanomet tức bằng chiều rộng của 11 nguyên tử hydro
ở mạch tích hợp, vật liệu có hằng số điện môi thấp sẽ dùng làm chất cách điện cho dây-dẫn-trong [interconnect], ngăn điện trường của dây dẫn này giao thoa với dây dẫn gần đấy
nút 13 nanomet trình làng nitơ vào silic đi-ôxit, tạo ra silic oxi nitride; hiệu qủa nhưng chỉ là một bước nhỏ, thận trọng
Đồng
thập niên 2000 ngành linh kiện bán dẫn đã lùng sục vật liệu thay thế silic đi-ôxit, Intel thử nghiệm nhiều ôxit cổng có hằng số điện môi cao: titani đi-ôxit, hafni (IV) silicate, zircon (IV) silicate
các hãng đã phát triển những bánh kẹp những vật liệu, nạp điện để đo giá trị hằng số điện môi K; một ứng viên triển vọng là hafni ôxit có hằng số điện môi 20-25 và cũng ổn định ở nhiệt độ cao và không phản ứng tiêu cực với nền silic
Intel phát hiện rằng nếu lắng đọng hafni ôxit vừa khớp, nó sẽ hoạt động làm ôxit cổng; độ chính xác lắng đọng này được thực hiện ở một lớp nguyên tử, có thể đạt được nếu sử dụng công nghệ mới được thương mại hoá là "lắng đọng lớp nguyên tử" [ALD atomic layer deposition]
nhược điểm là không thể cứ thế thay silic đi-ôxit hiện sử dụng bằng hafni ôxit; vì ở nhiệt độ cao, hafni ôxit phản ứng với cổng silic đa tinh thể
Cổng trước?
các công ty đã đưa ra nhiều cách khắc phục, hai cách đã nổi lên: một là chèn một lớp titani nitride mỏng, lên trên hafni ôxit là ôxit cổng; sau đó, đặt cổng silic đa tinh thể, lên trên; sau đó, một lớp hợp chất silicide để giảm điện trở tiếp xúc; xong, tiếp tục làm nguồn và máng, sử dụng nhiệt độ 1000 độ C để kích hoạt việc pha tạp
cấu trúc silic đa tinh thể chèn kim loại [MIPS metal inserted poly silicon] này còn gọi là lựa chọn tích hợp cổng trước [gate first integration option]
ý tưởng đằng sau "cổng trước" đến từ SEMATECH và liên minh nghiên cứu IBM, Chartered Semiconductor Manufacturing, Samsung và những hãng khác
Cổng sau?
hai là trước tiên sử dụng phương pháp ALD để lắng đọng một lớp hafni ôxit dày cỡ nanomet, là ôxit cổng; sau đó, làm một cổng silic đa tinh thể và sử dụng cổng silic đa tinh thể ấy để gióng và sản xuất nguồn và máng
sau đó, phá huỷ cổng - loại bỏ một phần hoặc toàn bộ vật liệu của cổng - và tái thiết cổng bằng cách lắng đọng kim loại, ví dụ nhôm, vào những hố
những công thức khác nhau sẽ cần được thực hiện cho những bóng bán dẫn n-MOS và p-MOS của bóng bán dẫn ôxit kim loại bù
năm 2009 Intel sản xuất một thế hệ hai, tái lắng đọng lớp ôxit cổng có hằng số điện môi cao một lần nữa; Intel gọi đây là cổng-có-hằng-số-điện-môi-cao sau [gate last high-K last]
Song đề
khác biệt chính giữa hai cách trên là liệu ta có muốn giữ lại chiếc cổng silic đa tinh thể ban đầu: người ủng hộ "cổng trước" cho rằng phương pháp này đơn giản hơn và hầu hết giữ lại dòng công việc cũ, chỉ giống như nút 130 nanomet thêm nitơ vào cổng silic đi-ôxit
cách "cổng sau" của Intel sẽ tăng chi phí lên 4% vì thêm vào nhiều bước tiến trình mới: ví dụ sử dụng "đánh bóng hoá cơ" [CMP chemical mechanical polish] căn bản là một máy mài sẽ mài cổng xuống; bước này sẽ cần thêm nhiều kiểm tra quy định thiết kế [design rule checks] mới, và bị giảm mật độ đi 10%
"cổng trước" gặp rủi ro là những bước nhiệt độ cao - để sản xuất nguồn và máng - sẽ làm hư hại tính nguyên vẹn dài-hạn của cổng
Intel
năm 2006 Intel báo cáo rằng hãng hi vọng sử dụng EUV cho nút 32 nanomet
nửa cuối năm 2007 hai xưởng đúc ở Oregon và Chandler, bang Arizona bắt đầu sản xuất hàng loạt chip Penryn ở nút 45 nanomet, tiên phong ngành trong ứng dụng vật liệu có hằng số điện môi cao, và trở thành những tiến trình có lợi suất cao nhất của hãng
nhưng Intel làm vật liệu mới cũng đã trì hoãn hãng trình làng những công cụ in thạch bản nhúng 193 nanomet; Intel tiếp tục phương pháp in thạch bản khô, cho đến trước nút 32 nanomet
đồng sáng lập Gordon Moore ca ngợi nút 45 nanomet mới là "thay đổi lớn nhất" của công nghệ bóng bán dẫn, kể từ cuối thập niên 1960 trình làng bóng bán dẫn MOS cổng silic đa tinh thể
TSMC
với nút 45 nanomet của TSMC, hãng tập trung vào tích hợp công nghệ in thạch bản nhúng 193 nanomet, tức 193i; cho nên thay vì vật liệu có hằng số điện môi cao, TSMC sử dụng ôxit ba cổng [triple gate oxide]
năm 2009 TSMC đặt tên lại [re-label] nút tiến trình là 40 nanomet, có lẽ vì SMIC vừa công bố nút 45 nanomet thứ hai
vật liệu có hằng số điện môi cao của Intel là mối đe doạ cạnh tranh cho liên minh nghiên cứu IBM với Samsung, Chartered Semiconductor Manufacturing, SD Micro
tháng 4 năm 2008 các đối tác của liên minh nghiên cứu IBM đã công bố rằng tiến trình cổng kim loại có hằng số điện môi cao, với "cổng trước", sẽ được kèm vào nút 32 nanomet; và họ cũng bắt đầu mở công nghệ ấy cho các khách hàng thiết kế - công bố đưa ra chỉ một tuần trước khi diễn ra hội thảo công nghệ TSMC
ở hội nghị, giám đốc Rick Tsai công bố TSMC sẽ đưa những cổng kim loại có hằng số điện môi cao vào phiên bản hiệu năng cao của nút 32 nanomet của hãng, sử dụng phương pháp "cổng trước"
Vấn đề
Intel không chậm trễ khi bán ra những nút tiến trình cổng kim loại có hằng số điện môi cao, thậm chí đã đồng thời tiên phong trình làng thế hệ hai của "cổng sau" là cổng-có-hằng-số-điện-môi-cao sau [gate last high-K last]
quý 1 năm 2009 sau khi Intel đã mở bán suôn sẻ chip mang vi kiến trúc Penryn và sau đó là Nehalem, TSMC mới nháo nhào đẩy mạnh sản lượng nút 40 nanomet, muộn mất một năm
Nvidia sản xuất loạt GeForce 100 trên nút tiến trình này, nút tiến trình gặp khó khăn đã khiến loạt card Nvidia bị trễ
sau rốt TSMC cũng xoay xở khắc phục, sau khi Rick Tsai bị sa thải; và 40 nanomet trở thành một nút tiến trình "lõi"
đầu năm 2012 nút 40 nanomet chiếm 32% doanh thu TSMC
năm 2023 nút 40 nanomet vẫn mang lại 3-4% doanh thu TSMC, chỉ mặt hàng kinh doanh này đã gấp đôi quy mô của Tower Semiconductor
nút 32 nanomet kế nhiệm đã không đủ lợi suất [yield] nên TSMC huỷ hoàn toàn nút 32 nanomet và hướng tập trung vào nút n28, vận hành cả "cổng trước" và "cổng sau" song song ở nút n28
tháng 2 năm 2010 TSMC công bố lựa chọn "cổng sau"
phó chủ tịch cấp cao [SVP senior vice president] Chiang Shang-yi, trở lại TSMC sau khi Morris Chang nhận lại chức giám đốc điều hành, sau này giải thích rằng bất chấp tính phức tạp tiến trình bổ sung, "cổng sau" vẫn tốt hơn; cho phép hãng sử dụng những kim loại khác nhau cho n-MOS và p-MOS, vì thế hãng có thể điều chỉnh những mức điện áp ngưỡng của cả hai bóng bán dẫn, tăng thêm linh hoạt thiết kế cho khách hàng
chủ tịch Morris Chang sau này bổ sung: "tôi tin rằng những người ủng hộ 'cổng trước' sẽ đổi phe sang 'cổng sau' ở nút 22 nanomet... tôi không chê bai họ, nhưng tôi nghĩ họ sẽ đổi ý. Trừ khi họ có thể tìm ra cách đổi mới sáng tạo để điều chỉnh điện áp ngưỡng mà không quá tốn kém, họ sẽ phải đổi ý"
Cổng trước' thất bại
sau thời gian không trình làng được chip mới, lý lẽ ủng hộ 'cổng trước' hơn 'cổng sau' đã ngày càng lỗi thời; ví dụ những kiểm tra quy tắc thiết kế [design rule checks] cần cho bước CMP thì đằng nào cũng phải được thực hiện ở những nút tiến trình mới, vì những hạn chế của in thạch bản
năm 2010 Samsung nhảy vào mảng kinh doanh xưởng đúc [foundry] logic, tích cực gây dựng công suất sản xuất và săn đón khách hàng
Samsung sớm ứng dụng "cổng trước" cho nút 32 nanomet và 28 nanomet của hãng, nhưng âm thầm tách-ra một đội ngũ nghiên cứu phát triển "cổng sau" cho nút 22 nanomet
nghi ngờ đã dấy lên khi IBM và Global Foundries công khai hậu thuẫn "cổng sau", và khi các nhà phân tích tài chính bắt đầu báo cáo những tin đồn về vấn đề kỹ thuật, Samsung tranh cãi và đã đặt cược tín nhiệm của công ty khi làm thế
năm 2011 Samsung chịu thua, và chuyển hoàn toàn sang "cổng sau" ở những nút 20 nanomet của hãng
năm 2012 TSMC mở bán và đẩy mạnh sản lượng nút 28 nanomet một cách suôn sẻ, nhờ thế có được một năm tài chính thành công kỷ lục
nút 28 nanomet đã sử dụng hết sách vở: cổng kim loại có hằng số điện môi cao, silic bị-biến-dạng thế hệ 4, in thạch bản nhúng 193 nanomet, dây-dẫn-trong đồng với vật liệu có hằng số điện môi thấp; có thể coi n28 là đỉnh cao của công nghệ bóng bán dẫn phẳng, và tiếp tục là nút tiến trình thành công nhất của TSMC
Kết
năm 2011 Intel công bố động thái lịch sử là chuyển sang bóng bán dẫn hiệu ứng trường vây [FinFET] trong khi IBM và các hãng bán dẫn khác đang đẩy mạnh sản lượng cổng kim loại có hằng số điện môi cao
diary 21/10/2014
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024
thị trường nhị quyền bán phần mềm thiết kế linh kiện bán dẫn - Cadence và Synopsys
hiện tại Synopsys có giá trị vốn hoá 85 tỷ đôla, còn Cadence có giá trị vốn hoá 78 tỷ đôla
Tự động hoá thiết kế điện tử
ngôn ngữ thiết kế "mức chuyển giao thanh ghi" [RTL register transfer level] sẽ có, một là ngôn ngữ mô tả phần cứng cho vi mạch tích hợp tốc độ cao [VHDL very high speed integrated circuit hardware description language] hoặc ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog
những công cụ tổng hợp tự động và một thư viện ô [cell] tiêu chuẩn sẽ biến 'mức chuyển giao thanh ghi' thành tệp netlist những cổng; sau đó, những công cụ thiết kế vật lý sẽ được sử dụng để bố trí những cổng netlist lên trên mạch, cũng như nối dây kết nối chúng; sau đó, ta sử dụng những công cụ mô phỏng và kiểm định [verify] để đảm bảo rằng thiết kế không vi phạm bất cứ quy tắc thiết kế nào đưa ra bởi xưởng đúc [foundry] như TSMC hay GlobalFoundries
cuối cùng, gửi một tệp tạo tác OASIS hoặc GDSII đến cho xưởng đúc; chip thành phẩm sẽ trình làng 4-6 tháng sau
Thế hệ đầu
thập niên 1960 và 1970 xuất hiện những công ty EDA đầu tiên như Applicon, Calma và ComputerVision
thập niên 1960 Calma khởi nghiệp và trình làng sản phẩm dizitizer là biểu đồ tuần-tự [analog] được-kỹ-thuật-số-hoá hiệu năng của giếng dầu khí theo thời gian; dữ liệu ấy sẽ được đưa vào những gói phân tích
tiến sĩ toán Joe Sukonick vào làm cho Calma, công ty sản xuất ra hệ thống thiết kế đồ hoạ [GDS graphical design system] có một thiết bị đầu cuối [terminal] hiển thị cho người dùng xem và biên tập
đầu thập niên 1970 người ta bắt đầu vẽ thiết kế - tức là một tập hợp những mạch - ra giấy, sau đó đưa thiết kế giấy ấy đến một phim ảnh đỏ, gọi là màng rubylith, bằng cách cắt nó theo đúng nghĩa đen; sau đó, thu nhỏ hình ảnh thiết kế thành kích thước thực tế của IC bằng một máy quay [camera]
đầu thập niên 1970 Calma bán hệ thống GDS cho Intel và những công ty chế tạo linh kiện bán dẫn khác
GDS và những hệ thống bấy giờ đã tiền tệ hoá những chương trình thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính [CAD computer aided design] bằng cách bán lại những máy trạm được-tuỳ-chỉnh đặc biệt, theo ghế [seat] với mức giá cao
General Electric
năm 1978 United Telecommunications mua lại Calma, công ty là tiền thân của Sprint hay còn gọi là T-Mobile US
năm 1980 United Telecommunications bán lại Calma cho GE với giá 100 triệu đôla
GE ý định đặt Calma với những công ty làm-CAD khác mới được mua lại, để tạo nên 'nhà máy của tương lai' với dự đoán rằng máy tính sẽ cách mạng hoá cách thức người ta thiết kế vật phẩm
thương vụ sáp nhập đã không xuôi chèo mát mái; GE là tập đoàn lớn trong một ngành công nghiệp ổn định với niềm tin bị thổi phồng vào phong cách quản trị của mình, không hề giống những công ty khởi nghiệp ở thung lung Silicon; nhân tài bắt đầu bỏ đi
Thế hệ hai
thập niên 1980 chính phủ và các công ty lớn đã đầu tư và khám phá những thuật toán và công cụ mới để sản xuất những netlist và bố trí mạch; số lượng mạch trên những IC bắt đầu vượt trội hơn trên những bo mạch chủ, khiến chuyển hướng tập trung của phần mềm CAD
làn sóng thứ hai những công ty CAD đã nổi lên, Daisy Systems, Valid Logic và Mentor Graphics là những cái tên nổi bật nhất, bên cạnh đâu đó 90 công ty khởi nghiệp khác
hầu hết các công ty đã tiền tệ hoá sản phẩm phần mềm với những máy trạm đặt-làm-riêng
cuối thập niên 1980 ràng buộc giữa phần cứng và phần mềm đã trở thành gánh nặng, khi Sun Microsystems và Silicon Graphics trình làng những máy trạm Unix mạnh mẽ với giá phải chăng
Calma, Applicon, Daisy và những công ty EDA đã không dễ tách-nhóm [unbundle] phần mềm khỏi phần cứng; ví dụ Applicon viết phần mềm hoàn toàn bằng Hợp ngữ [assembly] DEC
chỉ những công ty đã tách-nhóm được phần mềm khỏi sản phẩm phần cứng đem chào bán, ví dụ Mentor đã làm được, hoặc bắt đầu lại hoàn toàn chỉ bán phần mềm
ECAD
năm 1982 cựu kỹ sư IC Glen Antle từ Texas Instruments và Data General, cùng hai người nhập cư Đài Loan Paul Huang và Ping Chao đã đồng sáng lập ECAD
Paul Huang và Ping Chao từng làm ở National Semiconductor, sản xuất phần mềm để thực hiện một kiểu kiểm định vật lý cụ thể là "bố cục, so với sơ đồ" [LVS layout versus schematic] kiểm tra bố cục của IC xem có đúng với sơ đồ mạch hay không - đây là một phần của danh mục Quy tắc thiết kế [DRC design rule checking] thực hiện với một thiết kế trước khi gửi nó đến xưởng đúc
Glen Antle tuyển dụng Huang và Chao cho công ty máy tính nhỏ Systems Engineering Labs [SEL] ở Sunnyvale, làm cho một nhóm thiết kế chipset
nhóm đã sử dụng những máy tính nhỏ SEL để thiết kế chip, nên hai người Đài Loan đã viết một gói phần mềm LVS cho nó; máy tính SEL thiếu những nguồn lực như bộ nhớ ảo [virtual] đã buộc hai người phải viết gói LVS hiệu quả và nhanh; và vì LVS chỉ là một phần của một bộ phần mềm DRC, hai người đã phải viết những phần đó nữa
hai người đặt tên bộ phần mềm Dracula [DRC design rule checking] và sau đó SEL dừng nhóm thiết kế chipset
năm 1983 Antle, Huang và Chao mua những quyền cho Dracula từ công ty cũ, và khởi nghiệp ECAD
Dracula sớm nổi bật so với những sản phẩm khác cùng lĩnh vực, chạy được trên nhiều kiểu phần cứng, trong đó có những máy trạm Unix; khách hàng ưa chuộng vì khả năng tương thích này giúp khách hàng nhanh chóng nâng cấp những thiết bị [rig] của mình
nhờ Huang và Chao, Dracula cũng nhanh và hiệu quả; kiểm định luôn là thử thách lớn cho thiết kế chip, càng nhiều mạch càng khó kiểm định
phần mềm DRC nhanh, hiệu quả, lại có thể viết-lại [port] sang phần cứng mới hơn, đã giành được lợi thế trên thị trường; đó là thứ Dracula mang lại
SDA
kỹ sư Jim Solomon là nhân viên cũ của National Semiconductor, đã sáng lập Solomon Design Automation [SDA]
Solomon là nhà thiết kế chip analog, bấy giờ tập trung vào lập trình, viết những mô hình máy tính để kiểm tra những thiết kế mạch analog
sau khi đối thoại với nhiều giáo sư Berkeley, Solomon bắt đầu vận động National Semiconductor đầu tư vào tự động hoá thiết kế
giám đốc điều hành Charlie Sporck của National Semiconductor không muốn, nhưng khuyến khích Solomon tự khởi nghiệp, thậm chí đã tài trợ hạt giống; những khách hàng như GE, Harris và Ericsson cũng giúp
SDA vất vả nhiều năm trước khi chào bán được một sản phẩm, nhưng mọi người kiên nhẫn với công ty nhờ nỗ lực kiên định của SDA và hai điều nữa: một là SDA chỉ làm phần mềm, quyết định bị ảnh hưởng bởi sự đắm chìm trong cộng đồng phần mềm Berkeley với sự nổi lên của Unix và ngôn ngữ lập trình C
khả năng viết-lại của SDA đã nổi bật so với những nhà cung cấp CAD bán giải pháp tăng-tốc-phần-cứng [hardware accelebrated]
hai là sản phẩm của SDA tiện; ý tưởng có một kiến trúc 'khung' thiết kế, cho phép các nhà thiết kế chip móc nối những công cụ phần mềm, từ các nhà cung cấp khác, vào trong một giao diện và cơ sở dữ liệu; sau đó có thế sử dụng phần mềm SDA để bố trí mạch và nối dây
Synopsys
thương vụ GE mua lại Calma không suôn sẻ, bị cạnh tranh bởi linh kiện bán dẫn Nhật Bản và những máy trạm của Sun
năm 1985 là năm tồi tệ nhất ngành linh kiện bán dẫn, GE và giám đốc điều hành Jack Welch quyết định rút lui, tức là sẽ sa thải lớn
nhân viên Art De Geus người Hà Lan và các đồng sự đã phát triển công cụ tự động hoá SOCRATES giúp tổng hợp một số kiểu mạch nhất định; nhập một chức năng logic cấp cao, và chỉ mất 20 phút sau, công cụ SOCRATES trả lại một netlist
De Geus tìm đến ban quản trị GE xin tách-ra [spin off] một start-up và được GE đồng ý, kèm thêm tài trợ hạt giống; De Geus gọi vốn phần còn lại của 4.7 triệu đôla quỹ vốn ban đầu, từ các công ty khác trong ngành và các quỹ đầu tư mạo hiểm
năm 1986 De Geus khởi nghiệp Optimal Solutions ở Bắc Carolina
năm 1987 Optimal Solutions dời đến Mountain View và đổi tên thành Synopsys viết tắt cho những hệ thống tổng hợp và tối ưu [synthesis và optimization systems]
ứng dụng sát thủ của Synopsys là tổng hợp logic, cho phép nhà thiết kế sẽ thiết kế mạch, chỉ cần viết ra một trừu tượng cấp-cao của cái mà những mạch đó được mong đợi sẽ thực hiện
năm 1987 Synopsys là công ty đầu tiên thương mại hoá 'tổng hợp logic' với việc trình làng SOCRATES
De Geus đã có chuyến thăm nổi tiếng đến Sun Microsystems và đồng sáng lập Andy Bechtolsheim, họ ở cùng một phức hợp văn phòng; Sun chạy một phiên bản trình diễn thử [demo] so sánh thiết kế mạch của phần mềm, với của con người; kết quả cho thấy phần mềm có thể tạo ra thiết kế nhỏ hơn 30% và nhanh hơn 30%, và làm được chỉ trong vài phút
Sun trở thành một trong những khách sộp đầu tiên của Synopsys, nhờ đó giúp tài trợ tiến bộ công nghệ
De Geus đã nói rằng Synopsys đã giúp biến 'thiết kế có máy tính hỗ trợ' [CAD] trở thành "tự động hoá thiết kế điện tử" [EDA]
Cadence
từ lâu, sáng lập và giám đốc của ECAD và SDA biết nhau, cùng làm ở National Semiconductor; sản phẩm của họ cũng bổ sung [complement] lẫn nhau, thực ra có thể bắt đầu chỉ là một công ty; nhưng Paul Huang đã xong Dracula và muốn chào bán, khi sản phẩm của SDA chưa xong
tháng 6 năm 1987 ECAD đạt doanh thu 23 triệu đôla và lợi nhuận 3.2 triệu đôla và tổ chức phát hành lần đầu ra công chúng [IPO initial public offering] suôn sẻ và gọi được 11 triệu đôla vốn
thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987 SDA bấy giờ doanh thu 18 triệu đôla và cũng tổ chức IPO nhưng trúng ngày thứ hai đen tối, khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm sốc trong lịch sử, khi chứng kiến chỉ số Dow Jones giảm 22.61%, tương đương 508 điểm xuống 1738.74; chỉ số S&P 500 giảm 20.4%, xuống 57.64 điểm xuống 225.06; hai năm sau, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được khoản lỗ này
tháng 12 năm 1987 những chủ ngân hàng của ECAD tìm đến SDA đề nghị sáp nhập, giá cổ phiếu ECAD lúc IPO ở mức 10-12 đôla đã sập xuống còn 3 đôla; đây là cơ hội cho SDA phát hành ra công chúng và củng cố ECAD để cạnh tranh; hai công ty cũng càng lúc càng lấn sang sản phẩm của nhau, cụ thể trong kiểm định vật lý
tháng 2 năm 1988 công bố và đến tháng 5 ra quyết định, đồng sáng lập Paul Antle của ECAD được làm giám đốc điều hành của công ty sau sáp nhập Cadence Design; sớm sau đó, Paul Antle gia nhập hội đồng quản trị, nhường chức giám đốc điều hành cho Joe Costello là COO kiêm chủ tịch của SDA
9 năm sau, Cadence đạt doanh thu 1 tỷ đôla thường niên
Thị trường tăng trưởng
năm 1987 TSMC khởi nghiệp và theo đó mở rộng thị trường cho phần mềm EDA; các công ty thiết kế không-xưởng [fabless] có thể làm sản phẩm mà không cần đầu tư nhiều triệu đôla xây dựng xưởng đúc; công cụ EDA là cần thiết để đưa sản phẩm chip ra thị trường, không cần kiểm-tra-lại [re-spin] và làm-lại [re-do] đắt đỏ
một nhóm 3 người cũng đủ sản xuất một chip VLSI đặt-làm-riêng có hàng chục vạn bóng bán dẫn, chỉ trong vài tháng; tức là chỉ mất một phần tư thời gian đáng lẽ sẽ mất nếu không có công cụ EDA
những năm đầu, Synopsys và Cadence có bổ sung nhau; nhà thiết kế có thể sử dụng những công cụ tổng hợp netlist của Synopsys, sau đó đưa netlist ấy vào bố trí và những công cụ kiểm định vật lý của Cadence
đến đầu thập niên 1990 Synopsys không có đối thủ ở những công đoạn thiết kế luận lý [front end] biến ngôn ngữ RTL vào những netlist
Cadence thống trị những công đoạn thiết kế vật lý [back end] là bố cục, kiểm định và mô phỏng
Cadence trỗi dậy
từ năm 1989 đến 1994 Cadence mua lại 5 công ty, tìm những sản phẩm bổ sung cho danh mục hiện hữu
Cadence cũng tìm mua những công cụ cấp-hệ-thống giúp các nhà thiết kế làm bo mạch chủ, hay thậm chí toàn bộ những sản phẩm điện tử
ví dụ năm 1989 Cadence mua lại Tangent Systems đã bổ sung một sản phẩm đặt-và-nối [place-and-route] tiên tiến vào phần mềm bố cục của công ty
cũng năm 1989 Cadence cố gắng mua lại Synopsys cùng với công ty tự động hoá thiết kế điện tử Gateway Design Automation, doanh nghiệp chào bán ngôn ngữ miêu tả phần cứng Verilog và một trình mô phỏng cho nó
Synopsys đã mua giấy phép Verilog cho sản phẩm của riêng mình
giám đốc điều hành Costello đã gặp tiến sĩ Harvey Jones là giám đốc điều hành của Synopsys và giám đốc điều hành Prabhu Goel của Gateway ở một bàn chơi craps ở Las Vegas để đề nghị thương vụ sáp nhập 3 bên, sau rốt Gateway đồng ý
tiến sĩ Harvey Jones nói rằng Synopsys có tầm nhìn khác, cho nên muốn giữ độc lập
sau này, lịch sử qua lời kể, Costello mỉm cười nhớ lại: "chúng tôi thuyết phục được một. Nếu chúng tôi thuyết phục được cả hai, kết thúc của trò chơi sẽ đã xảy ra ngay khi ấy [trong] tất cả tự động hoá thiết kế trong tất cả lịch sử"
bên cạnh mua bán sáp nhập, Cadence có động lực tăng trưởng khác: quốc tế; Cadence tích cực bán vào thị trường Nhật Bản, ngay từ sản phẩm SDA
năm 1989 Cadence phục vụ 9 trong số 10 công ty linh kiện bán dẫn Nhật Bản hàng đầu
Trừu tượng tăng
thập niên 1990 luật Moore tăng tốc, số lượng bóng bán dẫn bắt đầu bùng nổ; diễn biến đã thay đổi mục đích của phần mềm EDA, từ việc tăng năng suất thiết kế, sang giúp các nhà thiết kế quản lý những phức tạp mới
để xử lý sự phức tạp ấy, một cách là ra mắt thêm những trừu tượng; mới đầu, các nhà thiết kế vẽ và sắp đặt từng cổng; giờ, nhà thiết kế chỉ cần miêu tả cách thức mạch cần hành xử, bằng cách viết những ngôn ngữ miêu tả phần cứng cấp-cap như Verilog, nay là chuẩn công khai
trừu tượng tăng đã cần tiến trình thiết kế linh kiện bán dẫn được tích hợp chặt chẽ hơn; luật Moore ép những bước rời rạc với nhau, vì thế cũng ép ngành công nghiệp đến những thương vụ hợp nhất
Hợp nhất
năm 1992 Synopsys phát hành ra công chúng, vẫn thống trị thị trường phần mềm tổng hợp
giữa thập niên 1990 thị trường đã trưởng thành, nhiều đối thủ cạnh tranh đã hướng đến mảng kinh doanh này
tấn công là cách phòng thủ tốt nhất, Synopsys bắt đầu mua lại các công ty khởi nghiệp để mở rộng danh mục sản phẩm chào bán và tận dụng những xu thế sản phẩm mới, ví dụ hệ-thống-trên-chip
từ năm 1994 đến 1995 Synopsys có 5 thương vụ mua lại
từ năm 1989 đến 2006 Cadence và Synopsys mỗi công ty đã làm những thương vụ mua bán sáp nhập lên đến 3 tỷ đôla
năm 2017 Mentor Graphics là công ty duy nhất còn hoạt động của thế hệ hai, được Siemens mua lại và bị đổi tên thành Siemens EDA
Kết
giữa thập niên 2000 nhà quan sát Joe Costello bắt đầu phàn nàn về sự trì trệ của ngành EDA
Jerry Yang và Dave Filo đã nghiên cứu EDA trước khi bỏ đi sáng lập Yahoo
cuối năm 2016 sang năm 2017 sau hơn thập kỷ nhợt nhạt của giá cổ phiếu hai công ty nhị quyền bán, có lúc chỉ đáng giá hoà vốn những thương vụ sáp nhập, giá cổ phiếu Cadence và Synopsys mới khởi sắc; không rõ tại sao, có lẽ sự xuất hiện của đóng gói tiên tiến, hay hồi sinh khả năng thu nhỏ nhờ EUV, hay địa chính trị?
Tự động hoá thiết kế điện tử
ngôn ngữ thiết kế "mức chuyển giao thanh ghi" [RTL register transfer level] sẽ có, một là ngôn ngữ mô tả phần cứng cho vi mạch tích hợp tốc độ cao [VHDL very high speed integrated circuit hardware description language] hoặc ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog
những công cụ tổng hợp tự động và một thư viện ô [cell] tiêu chuẩn sẽ biến 'mức chuyển giao thanh ghi' thành tệp netlist những cổng; sau đó, những công cụ thiết kế vật lý sẽ được sử dụng để bố trí những cổng netlist lên trên mạch, cũng như nối dây kết nối chúng; sau đó, ta sử dụng những công cụ mô phỏng và kiểm định [verify] để đảm bảo rằng thiết kế không vi phạm bất cứ quy tắc thiết kế nào đưa ra bởi xưởng đúc [foundry] như TSMC hay GlobalFoundries
cuối cùng, gửi một tệp tạo tác OASIS hoặc GDSII đến cho xưởng đúc; chip thành phẩm sẽ trình làng 4-6 tháng sau
Thế hệ đầu
thập niên 1960 và 1970 xuất hiện những công ty EDA đầu tiên như Applicon, Calma và ComputerVision
thập niên 1960 Calma khởi nghiệp và trình làng sản phẩm dizitizer là biểu đồ tuần-tự [analog] được-kỹ-thuật-số-hoá hiệu năng của giếng dầu khí theo thời gian; dữ liệu ấy sẽ được đưa vào những gói phân tích
tiến sĩ toán Joe Sukonick vào làm cho Calma, công ty sản xuất ra hệ thống thiết kế đồ hoạ [GDS graphical design system] có một thiết bị đầu cuối [terminal] hiển thị cho người dùng xem và biên tập
đầu thập niên 1970 người ta bắt đầu vẽ thiết kế - tức là một tập hợp những mạch - ra giấy, sau đó đưa thiết kế giấy ấy đến một phim ảnh đỏ, gọi là màng rubylith, bằng cách cắt nó theo đúng nghĩa đen; sau đó, thu nhỏ hình ảnh thiết kế thành kích thước thực tế của IC bằng một máy quay [camera]
đầu thập niên 1970 Calma bán hệ thống GDS cho Intel và những công ty chế tạo linh kiện bán dẫn khác
GDS và những hệ thống bấy giờ đã tiền tệ hoá những chương trình thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính [CAD computer aided design] bằng cách bán lại những máy trạm được-tuỳ-chỉnh đặc biệt, theo ghế [seat] với mức giá cao
General Electric
năm 1978 United Telecommunications mua lại Calma, công ty là tiền thân của Sprint hay còn gọi là T-Mobile US
năm 1980 United Telecommunications bán lại Calma cho GE với giá 100 triệu đôla
GE ý định đặt Calma với những công ty làm-CAD khác mới được mua lại, để tạo nên 'nhà máy của tương lai' với dự đoán rằng máy tính sẽ cách mạng hoá cách thức người ta thiết kế vật phẩm
thương vụ sáp nhập đã không xuôi chèo mát mái; GE là tập đoàn lớn trong một ngành công nghiệp ổn định với niềm tin bị thổi phồng vào phong cách quản trị của mình, không hề giống những công ty khởi nghiệp ở thung lung Silicon; nhân tài bắt đầu bỏ đi
Thế hệ hai
thập niên 1980 chính phủ và các công ty lớn đã đầu tư và khám phá những thuật toán và công cụ mới để sản xuất những netlist và bố trí mạch; số lượng mạch trên những IC bắt đầu vượt trội hơn trên những bo mạch chủ, khiến chuyển hướng tập trung của phần mềm CAD
làn sóng thứ hai những công ty CAD đã nổi lên, Daisy Systems, Valid Logic và Mentor Graphics là những cái tên nổi bật nhất, bên cạnh đâu đó 90 công ty khởi nghiệp khác
hầu hết các công ty đã tiền tệ hoá sản phẩm phần mềm với những máy trạm đặt-làm-riêng
cuối thập niên 1980 ràng buộc giữa phần cứng và phần mềm đã trở thành gánh nặng, khi Sun Microsystems và Silicon Graphics trình làng những máy trạm Unix mạnh mẽ với giá phải chăng
Calma, Applicon, Daisy và những công ty EDA đã không dễ tách-nhóm [unbundle] phần mềm khỏi phần cứng; ví dụ Applicon viết phần mềm hoàn toàn bằng Hợp ngữ [assembly] DEC
chỉ những công ty đã tách-nhóm được phần mềm khỏi sản phẩm phần cứng đem chào bán, ví dụ Mentor đã làm được, hoặc bắt đầu lại hoàn toàn chỉ bán phần mềm
ECAD
năm 1982 cựu kỹ sư IC Glen Antle từ Texas Instruments và Data General, cùng hai người nhập cư Đài Loan Paul Huang và Ping Chao đã đồng sáng lập ECAD
Paul Huang và Ping Chao từng làm ở National Semiconductor, sản xuất phần mềm để thực hiện một kiểu kiểm định vật lý cụ thể là "bố cục, so với sơ đồ" [LVS layout versus schematic] kiểm tra bố cục của IC xem có đúng với sơ đồ mạch hay không - đây là một phần của danh mục Quy tắc thiết kế [DRC design rule checking] thực hiện với một thiết kế trước khi gửi nó đến xưởng đúc
Glen Antle tuyển dụng Huang và Chao cho công ty máy tính nhỏ Systems Engineering Labs [SEL] ở Sunnyvale, làm cho một nhóm thiết kế chipset
nhóm đã sử dụng những máy tính nhỏ SEL để thiết kế chip, nên hai người Đài Loan đã viết một gói phần mềm LVS cho nó; máy tính SEL thiếu những nguồn lực như bộ nhớ ảo [virtual] đã buộc hai người phải viết gói LVS hiệu quả và nhanh; và vì LVS chỉ là một phần của một bộ phần mềm DRC, hai người đã phải viết những phần đó nữa
hai người đặt tên bộ phần mềm Dracula [DRC design rule checking] và sau đó SEL dừng nhóm thiết kế chipset
năm 1983 Antle, Huang và Chao mua những quyền cho Dracula từ công ty cũ, và khởi nghiệp ECAD
Dracula sớm nổi bật so với những sản phẩm khác cùng lĩnh vực, chạy được trên nhiều kiểu phần cứng, trong đó có những máy trạm Unix; khách hàng ưa chuộng vì khả năng tương thích này giúp khách hàng nhanh chóng nâng cấp những thiết bị [rig] của mình
nhờ Huang và Chao, Dracula cũng nhanh và hiệu quả; kiểm định luôn là thử thách lớn cho thiết kế chip, càng nhiều mạch càng khó kiểm định
phần mềm DRC nhanh, hiệu quả, lại có thể viết-lại [port] sang phần cứng mới hơn, đã giành được lợi thế trên thị trường; đó là thứ Dracula mang lại
SDA
kỹ sư Jim Solomon là nhân viên cũ của National Semiconductor, đã sáng lập Solomon Design Automation [SDA]
Solomon là nhà thiết kế chip analog, bấy giờ tập trung vào lập trình, viết những mô hình máy tính để kiểm tra những thiết kế mạch analog
sau khi đối thoại với nhiều giáo sư Berkeley, Solomon bắt đầu vận động National Semiconductor đầu tư vào tự động hoá thiết kế
giám đốc điều hành Charlie Sporck của National Semiconductor không muốn, nhưng khuyến khích Solomon tự khởi nghiệp, thậm chí đã tài trợ hạt giống; những khách hàng như GE, Harris và Ericsson cũng giúp
SDA vất vả nhiều năm trước khi chào bán được một sản phẩm, nhưng mọi người kiên nhẫn với công ty nhờ nỗ lực kiên định của SDA và hai điều nữa: một là SDA chỉ làm phần mềm, quyết định bị ảnh hưởng bởi sự đắm chìm trong cộng đồng phần mềm Berkeley với sự nổi lên của Unix và ngôn ngữ lập trình C
khả năng viết-lại của SDA đã nổi bật so với những nhà cung cấp CAD bán giải pháp tăng-tốc-phần-cứng [hardware accelebrated]
hai là sản phẩm của SDA tiện; ý tưởng có một kiến trúc 'khung' thiết kế, cho phép các nhà thiết kế chip móc nối những công cụ phần mềm, từ các nhà cung cấp khác, vào trong một giao diện và cơ sở dữ liệu; sau đó có thế sử dụng phần mềm SDA để bố trí mạch và nối dây
Synopsys
thương vụ GE mua lại Calma không suôn sẻ, bị cạnh tranh bởi linh kiện bán dẫn Nhật Bản và những máy trạm của Sun
năm 1985 là năm tồi tệ nhất ngành linh kiện bán dẫn, GE và giám đốc điều hành Jack Welch quyết định rút lui, tức là sẽ sa thải lớn
nhân viên Art De Geus người Hà Lan và các đồng sự đã phát triển công cụ tự động hoá SOCRATES giúp tổng hợp một số kiểu mạch nhất định; nhập một chức năng logic cấp cao, và chỉ mất 20 phút sau, công cụ SOCRATES trả lại một netlist
De Geus tìm đến ban quản trị GE xin tách-ra [spin off] một start-up và được GE đồng ý, kèm thêm tài trợ hạt giống; De Geus gọi vốn phần còn lại của 4.7 triệu đôla quỹ vốn ban đầu, từ các công ty khác trong ngành và các quỹ đầu tư mạo hiểm
năm 1986 De Geus khởi nghiệp Optimal Solutions ở Bắc Carolina
năm 1987 Optimal Solutions dời đến Mountain View và đổi tên thành Synopsys viết tắt cho những hệ thống tổng hợp và tối ưu [synthesis và optimization systems]
ứng dụng sát thủ của Synopsys là tổng hợp logic, cho phép nhà thiết kế sẽ thiết kế mạch, chỉ cần viết ra một trừu tượng cấp-cao của cái mà những mạch đó được mong đợi sẽ thực hiện
năm 1987 Synopsys là công ty đầu tiên thương mại hoá 'tổng hợp logic' với việc trình làng SOCRATES
De Geus đã có chuyến thăm nổi tiếng đến Sun Microsystems và đồng sáng lập Andy Bechtolsheim, họ ở cùng một phức hợp văn phòng; Sun chạy một phiên bản trình diễn thử [demo] so sánh thiết kế mạch của phần mềm, với của con người; kết quả cho thấy phần mềm có thể tạo ra thiết kế nhỏ hơn 30% và nhanh hơn 30%, và làm được chỉ trong vài phút
Sun trở thành một trong những khách sộp đầu tiên của Synopsys, nhờ đó giúp tài trợ tiến bộ công nghệ
De Geus đã nói rằng Synopsys đã giúp biến 'thiết kế có máy tính hỗ trợ' [CAD] trở thành "tự động hoá thiết kế điện tử" [EDA]
Cadence
từ lâu, sáng lập và giám đốc của ECAD và SDA biết nhau, cùng làm ở National Semiconductor; sản phẩm của họ cũng bổ sung [complement] lẫn nhau, thực ra có thể bắt đầu chỉ là một công ty; nhưng Paul Huang đã xong Dracula và muốn chào bán, khi sản phẩm của SDA chưa xong
tháng 6 năm 1987 ECAD đạt doanh thu 23 triệu đôla và lợi nhuận 3.2 triệu đôla và tổ chức phát hành lần đầu ra công chúng [IPO initial public offering] suôn sẻ và gọi được 11 triệu đôla vốn
thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987 SDA bấy giờ doanh thu 18 triệu đôla và cũng tổ chức IPO nhưng trúng ngày thứ hai đen tối, khi thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm sốc trong lịch sử, khi chứng kiến chỉ số Dow Jones giảm 22.61%, tương đương 508 điểm xuống 1738.74; chỉ số S&P 500 giảm 20.4%, xuống 57.64 điểm xuống 225.06; hai năm sau, chỉ số Dow Jones mới lấy lại được khoản lỗ này
tháng 12 năm 1987 những chủ ngân hàng của ECAD tìm đến SDA đề nghị sáp nhập, giá cổ phiếu ECAD lúc IPO ở mức 10-12 đôla đã sập xuống còn 3 đôla; đây là cơ hội cho SDA phát hành ra công chúng và củng cố ECAD để cạnh tranh; hai công ty cũng càng lúc càng lấn sang sản phẩm của nhau, cụ thể trong kiểm định vật lý
tháng 2 năm 1988 công bố và đến tháng 5 ra quyết định, đồng sáng lập Paul Antle của ECAD được làm giám đốc điều hành của công ty sau sáp nhập Cadence Design; sớm sau đó, Paul Antle gia nhập hội đồng quản trị, nhường chức giám đốc điều hành cho Joe Costello là COO kiêm chủ tịch của SDA
9 năm sau, Cadence đạt doanh thu 1 tỷ đôla thường niên
Thị trường tăng trưởng
năm 1987 TSMC khởi nghiệp và theo đó mở rộng thị trường cho phần mềm EDA; các công ty thiết kế không-xưởng [fabless] có thể làm sản phẩm mà không cần đầu tư nhiều triệu đôla xây dựng xưởng đúc; công cụ EDA là cần thiết để đưa sản phẩm chip ra thị trường, không cần kiểm-tra-lại [re-spin] và làm-lại [re-do] đắt đỏ
một nhóm 3 người cũng đủ sản xuất một chip VLSI đặt-làm-riêng có hàng chục vạn bóng bán dẫn, chỉ trong vài tháng; tức là chỉ mất một phần tư thời gian đáng lẽ sẽ mất nếu không có công cụ EDA
những năm đầu, Synopsys và Cadence có bổ sung nhau; nhà thiết kế có thể sử dụng những công cụ tổng hợp netlist của Synopsys, sau đó đưa netlist ấy vào bố trí và những công cụ kiểm định vật lý của Cadence
đến đầu thập niên 1990 Synopsys không có đối thủ ở những công đoạn thiết kế luận lý [front end] biến ngôn ngữ RTL vào những netlist
Cadence thống trị những công đoạn thiết kế vật lý [back end] là bố cục, kiểm định và mô phỏng
Cadence trỗi dậy
từ năm 1989 đến 1994 Cadence mua lại 5 công ty, tìm những sản phẩm bổ sung cho danh mục hiện hữu
Cadence cũng tìm mua những công cụ cấp-hệ-thống giúp các nhà thiết kế làm bo mạch chủ, hay thậm chí toàn bộ những sản phẩm điện tử
ví dụ năm 1989 Cadence mua lại Tangent Systems đã bổ sung một sản phẩm đặt-và-nối [place-and-route] tiên tiến vào phần mềm bố cục của công ty
cũng năm 1989 Cadence cố gắng mua lại Synopsys cùng với công ty tự động hoá thiết kế điện tử Gateway Design Automation, doanh nghiệp chào bán ngôn ngữ miêu tả phần cứng Verilog và một trình mô phỏng cho nó
Synopsys đã mua giấy phép Verilog cho sản phẩm của riêng mình
giám đốc điều hành Costello đã gặp tiến sĩ Harvey Jones là giám đốc điều hành của Synopsys và giám đốc điều hành Prabhu Goel của Gateway ở một bàn chơi craps ở Las Vegas để đề nghị thương vụ sáp nhập 3 bên, sau rốt Gateway đồng ý
tiến sĩ Harvey Jones nói rằng Synopsys có tầm nhìn khác, cho nên muốn giữ độc lập
sau này, lịch sử qua lời kể, Costello mỉm cười nhớ lại: "chúng tôi thuyết phục được một. Nếu chúng tôi thuyết phục được cả hai, kết thúc của trò chơi sẽ đã xảy ra ngay khi ấy [trong] tất cả tự động hoá thiết kế trong tất cả lịch sử"
bên cạnh mua bán sáp nhập, Cadence có động lực tăng trưởng khác: quốc tế; Cadence tích cực bán vào thị trường Nhật Bản, ngay từ sản phẩm SDA
năm 1989 Cadence phục vụ 9 trong số 10 công ty linh kiện bán dẫn Nhật Bản hàng đầu
Trừu tượng tăng
thập niên 1990 luật Moore tăng tốc, số lượng bóng bán dẫn bắt đầu bùng nổ; diễn biến đã thay đổi mục đích của phần mềm EDA, từ việc tăng năng suất thiết kế, sang giúp các nhà thiết kế quản lý những phức tạp mới
để xử lý sự phức tạp ấy, một cách là ra mắt thêm những trừu tượng; mới đầu, các nhà thiết kế vẽ và sắp đặt từng cổng; giờ, nhà thiết kế chỉ cần miêu tả cách thức mạch cần hành xử, bằng cách viết những ngôn ngữ miêu tả phần cứng cấp-cap như Verilog, nay là chuẩn công khai
trừu tượng tăng đã cần tiến trình thiết kế linh kiện bán dẫn được tích hợp chặt chẽ hơn; luật Moore ép những bước rời rạc với nhau, vì thế cũng ép ngành công nghiệp đến những thương vụ hợp nhất
Hợp nhất
năm 1992 Synopsys phát hành ra công chúng, vẫn thống trị thị trường phần mềm tổng hợp
giữa thập niên 1990 thị trường đã trưởng thành, nhiều đối thủ cạnh tranh đã hướng đến mảng kinh doanh này
tấn công là cách phòng thủ tốt nhất, Synopsys bắt đầu mua lại các công ty khởi nghiệp để mở rộng danh mục sản phẩm chào bán và tận dụng những xu thế sản phẩm mới, ví dụ hệ-thống-trên-chip
từ năm 1994 đến 1995 Synopsys có 5 thương vụ mua lại
từ năm 1989 đến 2006 Cadence và Synopsys mỗi công ty đã làm những thương vụ mua bán sáp nhập lên đến 3 tỷ đôla
năm 2017 Mentor Graphics là công ty duy nhất còn hoạt động của thế hệ hai, được Siemens mua lại và bị đổi tên thành Siemens EDA
Kết
giữa thập niên 2000 nhà quan sát Joe Costello bắt đầu phàn nàn về sự trì trệ của ngành EDA
Jerry Yang và Dave Filo đã nghiên cứu EDA trước khi bỏ đi sáng lập Yahoo
cuối năm 2016 sang năm 2017 sau hơn thập kỷ nhợt nhạt của giá cổ phiếu hai công ty nhị quyền bán, có lúc chỉ đáng giá hoà vốn những thương vụ sáp nhập, giá cổ phiếu Cadence và Synopsys mới khởi sắc; không rõ tại sao, có lẽ sự xuất hiện của đóng gói tiên tiến, hay hồi sinh khả năng thu nhỏ nhờ EUV, hay địa chính trị?
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024
Trung Quốc và sụt lún đất
Lạm dụng khai thác nước ngầm
sụt lún đất là hiện tượng tự nhiên, nhưng gây ra bởi hoạt động con người, thường là việc lấy đi những chất lỏng - dầu mỏ, nước nóng tự nhiên (địa nhiệt) và nước ngầm - khỏi những tầng ngậm nước
khi lấy nước ra khỏi những tầng ngậm nước, động thái sẽ bỏ lại ứng suất thực trên những hạt đất; những hạt đất sẽ nén vào nhau và đặc hơn, gây ra sụt lún [sink]
bơm thêm nước sẽ gây ra hiện tượng ngược lại - đắp cao lên [uplift] - nhưng chỉ đến mức nhất định; phần lớn đất bị sụt lún là không thể đảo ngược, nén đất và đất sét, cùng với lưu trữ nước bị mất vĩnh viễn
Mô hình
thứ nhất, không dễ mô hình hoá kích thước, hình thù và trữ lượng của những tầng ngậm nước và địa chất của chúng; ví dụ, đất sét sẽ có hạt đất nhỏ hơn, cho nên những yếu tố sụt lún sẽ ảnh hưởng khác với đất thường
hiện tượng sụt lún cũng bị phụ thuộc những yếu tố bên ngoài; ví dụ toà nhà ở San Francisco có thể khiến đất bị sụt
thứ hai, dữ liệu về lượng nước ngầm thực tế được bơm vào hoặc lấy ra khỏi hệ thống là rất thiếu tin cậy; đôi khi, nước được lấy ra một cách mê tín
thứ ba, ta thiếu hiểu biết về quá trình đắp cao hoặc sụt lún đất; mô hình nổi tiếng nhất là MODFLOW của cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, độ chính xác cũng tuỳ; ta không nên kỳ vọng rằng lượng đất sụt lún hoặc đắp cao ở một khu vực sẽ tỷ lệ thuận với lượng nước lấy ra hoặc bơm thêm vào những tầng ngậm nước
Hậu quả
những hố sụt và khe nứt trên mặt đất sẽ làm mất ổn định nhà cửa, nhưng thường thì mối nguy hiểm cho hạ tầng như đường ống, đường xá, đường ray xe lửa và tàu điện ngầm; sụt lún có thể khiến nước ngầm bị rò rỉ trong những đường hầm và thậm chí phá vỡ đường ray
sai số chiều dọc tối đa của những đường ray của đường sắt cao tốc là 15 milimet, có nơi con số này chỉ mất 1 năm của quá trình sụt lún
vấn đề chất lượng nước cũng có 2 yếu tố: một là khi tầng ngậm nước bị cạn, chất lượng nước sẽ kém đi; hai là chất thải công nghiệp và xâm nhập mặn sẽ gây ô nhiễm tầng ngậm nước
lũ lụt, nhiều thành phố bị lún nằm ở cạnh sông hoặc biển; người ta phải đầu tư những biện pháp phòng vệ bờ biển, ví dụ tường thành, đê điều
ví dụ thành phố Mexico được xây dựng trên đáy hồ Texcoco cũ, nước sinh hoạt được lấy từ nước ngầm, đã khiến thành phố đang lún nhanh; có nơi đang sụt với tốc độ 500 milimet mỗi năm, gây ra thiệt hại cho hệ thống tàu điện ngầm
hay Jakarta là thành phố sụt lún nhanh nhất thế giới, miền bắc và miền tây đang lún với tốc độ 200-600 milimet mỗi năm; đặt thành phố Jakarta vào tình thế dễ bị lũ lụt, hoặc từ biển Java, hoặc từ một trong số 13 con sông chảy qua
ví dụ nữa là Iran, Băng Cốc ở Thái Lan, Venice ở Ý và các đại đô thị ở Trung Quốc
Lạm dụng nước ngầm
Trung Quốc ngày nay có 1 tỷ dân sống ở thành thị, nhiều đô thị không đủ nước bề mặt và cũng không đủ lượng mưa hoặc tuyết, nhất là ở miền bắc và miền tây bắc
ở đại lục, 15-20% nhu cầu nước là lấy nước ngầm; ví dụ tỉnh Hồ Bắc dân số 75 triệu, tỷ lệ sử dụng nước ngầm là 70%
đến 60% nước ngầm lấy lên phục vụ công nghiệp và nông nghiệp; ví dụ một trong những mục đích sử dụng nước cao nhất Trung Quốc là ngành nhiệt điện, dùng cho mục đích tản nhiệt
nước ngầm ở Tân Cương, Nội Mông, Hà Nam và Hắc Long Giang được khai thác và chuyển đến Bắc Kinh, Quảng Đông và Chiết Giang tiêu thụ
Phân tích InSAR
đo lường sụt lún đất, sử dụng kỹ thuật vệ tinh "rađa khẩu độ tổng hợp giao thoa" [InSAR interferometric synthetic aperture radar] đo lường tốc độ sụt lún của đất theo thời gian, đã được sử dụng ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để xem xét xu hướng lún sụt đất
từ năm 2015 đến 2022 điều tra InSAR 82 thành phố ở Trung Quốc và Đài Loan cho thấy 44% khu vực 'bôi đậm' được điều tra ở những thành phố đã sụt nhanh hơn 3 milimet mỗi năm, 16% sụt nhanh hơn 10 milimet và 5% sụt nhanh hơn 22 milimet xếp hạng những thành phố công nghiệp ở Đài Loan và đại lục, thành phố nông nghiệp Chương Hoá dân số 225000 người có số liệu bi quan nhất, hơn một nửa dân số sống ở nơi đất đang sụt lún 10 milimet mỗi năm Đài Bắc khả quan hơn, hơn 75% khu vực 'bôi đậm' lún chưa đến 3 milimet mỗi năm
Thượng Hải
năm 1921 đất sụt lún đã được phát hiện ở đại đô thị Thượng Hải; Thượng Hải nằm trên 5 tầng ngậm nước, ký hiệu A1 đến A5
trước thập niên 1960 phần lớn nước ngầm bơm từ tầng A2 và A3 dưới khu vực thành thị; bấy giờ, đất đã lún 1.6 mét trung bình
năm 1966 chính quyền bắt đầu quy định những biện pháp tiết kiệm nước, cắt giảm khai thác nước ngầm và tiến hành đổ thêm nước xuống các tầng ngậm nước, gọi là nạp nước nhân tạo
ít thập kỷ sau đó, biện pháp đã phát huy hiệu quả và xuất hiện hiện tượng đắp-cao-lên
thập niên 1990 dân số Thượng Hải bùng nổ 5% mỗi năm, từ năm 1990 đến 2000 dân số tăng từ 5.9 triệu lên thành 14.2 triệu người; thành phố bắt đầu lại lấy nước ngầm, thêm công trình xây dựng, đất sụt lún đã tái diễn
năm 2001 sụt lún đất đã tích luỹ ở Thượng Hải lên đến 2 mét
Tác hại của sụt lún đất
bên cạnh những hố sụt và khe nứt gây mất mỹ quan, một nghiên cứu dài hạn hệ thống tàu điện ngầm Thượng Hải cho thấy đất sụt lún đã khiến 2 trong số 12 tuyến tàu phải được sửa chữa; nghiên cứu như trên đã báo động chính quyền Thượng Hải lại dừng khai thác nước ngầm, động thái đã giúp ổn định lại đất sụt lún những năm gần đây; động thái đã bao gồm cả việc khai thác nước ngầm ở những nơi khác và nhập khẩu đến Thượng Hải, cho nên Thượng Hải vẫn là một trong những nơi tiêu thụ nước ngầm lớn nhất Trung Quốc
Bắc Kinh
Bắc Kinh 21 triệu người và thành phố Thiên Tân láng giềng 14 triệu người nằm ở đồng bằng miền bắc Trung Quốc, là nơi thiếu nước, nhận được dưới 100 mét khối nước kết tủa mỗi người
nghiên cứu mới đây cho thấy 47% dân số Bắc Kinh sống ở nơi sụt lún 3 milimet mỗi năm, 30% sụt lún đất 10 milimet mỗi năm; 19% dân số Thiên Tân sống ở nơi đất sụt 3 milimet mỗi năm, và 66% dân số ở nơi sụt 10 milimet mỗi năm; tính toàn bộ Trung Quốc, ước thấy 38% dân số sống ở nơi đất sụt lún
năm 1935 phát hiện sụt lún đất Bắc Kinh, nhưng 20 năm sau ấy đất chỉ sụt lún thêm 58 milimet
cuối thập niên 1950 sang 1960 Bắc Kinh bắt đầu công nghiệp hoá
từ năm 1955 đến 1983 đất ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh sụt 16-28 milimet mỗi năm
cuối thập niên 1990 biện pháp tiết kiệm nước Bắc Kinh bắt đầu được thực hiện
thập niên 2000 Bắc Kinh hạn hán và tiếp tục tăng nhu cầu nước, giống những thành phố khác ở đồng bằng miền bắc; ví dụ thành phố Bảo Định dân số 11 triệu, Hành Thuỷ 4.2 triệu, Lang Phường 5 triệu và Thạch Gia Trang 11.2 triệu
năm 2013 đồng bằng phía bắc Trung Quốc phát hiện 839 khe nứt liên-quan-đến-nước-ngầm
Đồng bằng Fenwei
đồng bằng Fenwei nằm ở tỉnh Thiểm Tây và Hà Nam, có thành phố Tây An 12 triệu người, Vị Nam 5 triệu, Lạc Dương 6 triệu người; lịch sử từng nềm trải những trận động đất lớn, địa chấn là nguyên nhân lớn thứ nhì làm đất sụt lún
từ năm 1958 đến 2015 xác định được 207 khe nứt dài hơn 1 kilomet, làm rạn nứt nhà cửa, cắt nhỏ đường hầm tàu điện ngầm và làm hư hại đường ống dưới đất
đường sắt cao tốc giữa Đại Đồng ở Sơn Tây và thành Tây An phải vượt qua 24 khe nứt, trong đó có một khe nứt rộng 2.5 mét
Đồng bằng Su Xi Chang
từ năm 1989 Su Xi Chang ở tỉnh Giang Tô là nơi sản xuất dầu khí lớn, đã phát hiện 20 khe nứt
năm 2000 chính quyền bắt đầu cắt giảm sử dụng nước ngầm, giúp giảm tốc độ sụt lún từ 110 milimet mỗi năm xuống còn 10-20 milimet
Dự án dẫn nước Nam thuỷ Bắc điều
dự án chuyển nước Nam-Bắc là dự án 40 tỷ đôla để chuyển nước sông Dương Tử đến thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân thông qua hai kênh đào; một kênh thứ ba sẽ dẫn nước đến các tỉnh nội lục, phần này của dự án chưa hoàn thiện
bên cạnh siêu dự án đã buộc tái định cư 30 vạn người ở trên, chính phủ Trung Quốc công bố hàng chục dự án hạ tầng nước tích-hợp hơn; mục tiêu là một mạng lưới nước quốc gia
từ năm 2008 đến 2019 chi tiêu Trung Quốc vào hạ tầng nước đã tăng gấp 7 lần
tháng 3 năm 2024 bộ trưởng nguồn nước Lý Quốc Anh công bố chính phủ đã chi 166 tỷ đôla năm 2023 cho hạ tầng nước, tăng 10% so với năm 2022
năm 2023 chính phủ liên bang Mỹ chi ước tính 4 tỷ đôla cho hạ tầng nước, trong tổng số 45 tỷ đôla chi tiêu cơ sở hạ tầng liên bang; chưa kể 82 tỷ đôla chuyển cho các chính quyền tiểu bang tự ưu tiên, có thể có nước; và có những pháp chế mới cho những dự án nước
40% chi tiêu chính phủ Trung Quốc cho các dự án nước là dành cho siêu dự án chuyển nước Nam-Bắc; 50% chi cho khống chế lũ lụt và mở rộng hồ lưu trữ nước
có những dự án mục đích kép; ví dụ thuỷ điện tích năng
năm 2014 hoàn thiện giai đoạn thứ nhất dự án chuyển nước Nam-Bắc và đi vào hoạt động đã giúp đa dạng hoá nguồn nước Bắc Kinh và giảm bớt phụ thuộc vào nước ngầm
năm 2018 gần 20% nhu cầu nước Bắc Kinh lấy từ miền nam, tuy đâu đó 30% nguồn nước Bắc Kinh vẫn là nước ngầm
Nhu cầu nước
Mỹ đầu tư dưới-mức vào hạ tầng nước, dẫn đến những thảm hoạ nước ngọt
có một thứ ít được đề cập: những chiến lược để cắt giảm đường cong nhu cầu nước ở những đô thị lớn - ví dụ Singapore và Úc cho thấy tầm quan trọng của việc tác động đến khía cạnh nhu cầu là không kém việc tác động đến khía cạnh nguồn cung; tức là sẽ cần những chính sách để đưa chi phí nước tăng cao, chuyển sang khách tiêu thụ nước; và những dự án tái chế nước, hoặc kể cả thị trường mua-bán-phát-thải nước
giảm nhu cầu nước bởi người tiêu dùng, công nghiệp và nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích dài hạn hơn là chỉ bổ sung đập nước bê tông và kênh đào, những biện pháp sẽ gây ra vấn đề môi trường
sụt lún đất là hiện tượng tự nhiên, nhưng gây ra bởi hoạt động con người, thường là việc lấy đi những chất lỏng - dầu mỏ, nước nóng tự nhiên (địa nhiệt) và nước ngầm - khỏi những tầng ngậm nước
khi lấy nước ra khỏi những tầng ngậm nước, động thái sẽ bỏ lại ứng suất thực trên những hạt đất; những hạt đất sẽ nén vào nhau và đặc hơn, gây ra sụt lún [sink]
bơm thêm nước sẽ gây ra hiện tượng ngược lại - đắp cao lên [uplift] - nhưng chỉ đến mức nhất định; phần lớn đất bị sụt lún là không thể đảo ngược, nén đất và đất sét, cùng với lưu trữ nước bị mất vĩnh viễn
Mô hình
thứ nhất, không dễ mô hình hoá kích thước, hình thù và trữ lượng của những tầng ngậm nước và địa chất của chúng; ví dụ, đất sét sẽ có hạt đất nhỏ hơn, cho nên những yếu tố sụt lún sẽ ảnh hưởng khác với đất thường
hiện tượng sụt lún cũng bị phụ thuộc những yếu tố bên ngoài; ví dụ toà nhà ở San Francisco có thể khiến đất bị sụt
thứ hai, dữ liệu về lượng nước ngầm thực tế được bơm vào hoặc lấy ra khỏi hệ thống là rất thiếu tin cậy; đôi khi, nước được lấy ra một cách mê tín
thứ ba, ta thiếu hiểu biết về quá trình đắp cao hoặc sụt lún đất; mô hình nổi tiếng nhất là MODFLOW của cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, độ chính xác cũng tuỳ; ta không nên kỳ vọng rằng lượng đất sụt lún hoặc đắp cao ở một khu vực sẽ tỷ lệ thuận với lượng nước lấy ra hoặc bơm thêm vào những tầng ngậm nước
Hậu quả
những hố sụt và khe nứt trên mặt đất sẽ làm mất ổn định nhà cửa, nhưng thường thì mối nguy hiểm cho hạ tầng như đường ống, đường xá, đường ray xe lửa và tàu điện ngầm; sụt lún có thể khiến nước ngầm bị rò rỉ trong những đường hầm và thậm chí phá vỡ đường ray
sai số chiều dọc tối đa của những đường ray của đường sắt cao tốc là 15 milimet, có nơi con số này chỉ mất 1 năm của quá trình sụt lún
vấn đề chất lượng nước cũng có 2 yếu tố: một là khi tầng ngậm nước bị cạn, chất lượng nước sẽ kém đi; hai là chất thải công nghiệp và xâm nhập mặn sẽ gây ô nhiễm tầng ngậm nước
lũ lụt, nhiều thành phố bị lún nằm ở cạnh sông hoặc biển; người ta phải đầu tư những biện pháp phòng vệ bờ biển, ví dụ tường thành, đê điều
ví dụ thành phố Mexico được xây dựng trên đáy hồ Texcoco cũ, nước sinh hoạt được lấy từ nước ngầm, đã khiến thành phố đang lún nhanh; có nơi đang sụt với tốc độ 500 milimet mỗi năm, gây ra thiệt hại cho hệ thống tàu điện ngầm
hay Jakarta là thành phố sụt lún nhanh nhất thế giới, miền bắc và miền tây đang lún với tốc độ 200-600 milimet mỗi năm; đặt thành phố Jakarta vào tình thế dễ bị lũ lụt, hoặc từ biển Java, hoặc từ một trong số 13 con sông chảy qua
ví dụ nữa là Iran, Băng Cốc ở Thái Lan, Venice ở Ý và các đại đô thị ở Trung Quốc
Lạm dụng nước ngầm
Trung Quốc ngày nay có 1 tỷ dân sống ở thành thị, nhiều đô thị không đủ nước bề mặt và cũng không đủ lượng mưa hoặc tuyết, nhất là ở miền bắc và miền tây bắc
ở đại lục, 15-20% nhu cầu nước là lấy nước ngầm; ví dụ tỉnh Hồ Bắc dân số 75 triệu, tỷ lệ sử dụng nước ngầm là 70%
đến 60% nước ngầm lấy lên phục vụ công nghiệp và nông nghiệp; ví dụ một trong những mục đích sử dụng nước cao nhất Trung Quốc là ngành nhiệt điện, dùng cho mục đích tản nhiệt
nước ngầm ở Tân Cương, Nội Mông, Hà Nam và Hắc Long Giang được khai thác và chuyển đến Bắc Kinh, Quảng Đông và Chiết Giang tiêu thụ
Phân tích InSAR
đo lường sụt lún đất, sử dụng kỹ thuật vệ tinh "rađa khẩu độ tổng hợp giao thoa" [InSAR interferometric synthetic aperture radar] đo lường tốc độ sụt lún của đất theo thời gian, đã được sử dụng ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để xem xét xu hướng lún sụt đất
từ năm 2015 đến 2022 điều tra InSAR 82 thành phố ở Trung Quốc và Đài Loan cho thấy 44% khu vực 'bôi đậm' được điều tra ở những thành phố đã sụt nhanh hơn 3 milimet mỗi năm, 16% sụt nhanh hơn 10 milimet và 5% sụt nhanh hơn 22 milimet xếp hạng những thành phố công nghiệp ở Đài Loan và đại lục, thành phố nông nghiệp Chương Hoá dân số 225000 người có số liệu bi quan nhất, hơn một nửa dân số sống ở nơi đất đang sụt lún 10 milimet mỗi năm Đài Bắc khả quan hơn, hơn 75% khu vực 'bôi đậm' lún chưa đến 3 milimet mỗi năm
Thượng Hải
năm 1921 đất sụt lún đã được phát hiện ở đại đô thị Thượng Hải; Thượng Hải nằm trên 5 tầng ngậm nước, ký hiệu A1 đến A5
trước thập niên 1960 phần lớn nước ngầm bơm từ tầng A2 và A3 dưới khu vực thành thị; bấy giờ, đất đã lún 1.6 mét trung bình
năm 1966 chính quyền bắt đầu quy định những biện pháp tiết kiệm nước, cắt giảm khai thác nước ngầm và tiến hành đổ thêm nước xuống các tầng ngậm nước, gọi là nạp nước nhân tạo
ít thập kỷ sau đó, biện pháp đã phát huy hiệu quả và xuất hiện hiện tượng đắp-cao-lên
thập niên 1990 dân số Thượng Hải bùng nổ 5% mỗi năm, từ năm 1990 đến 2000 dân số tăng từ 5.9 triệu lên thành 14.2 triệu người; thành phố bắt đầu lại lấy nước ngầm, thêm công trình xây dựng, đất sụt lún đã tái diễn
năm 2001 sụt lún đất đã tích luỹ ở Thượng Hải lên đến 2 mét
Tác hại của sụt lún đất
bên cạnh những hố sụt và khe nứt gây mất mỹ quan, một nghiên cứu dài hạn hệ thống tàu điện ngầm Thượng Hải cho thấy đất sụt lún đã khiến 2 trong số 12 tuyến tàu phải được sửa chữa; nghiên cứu như trên đã báo động chính quyền Thượng Hải lại dừng khai thác nước ngầm, động thái đã giúp ổn định lại đất sụt lún những năm gần đây; động thái đã bao gồm cả việc khai thác nước ngầm ở những nơi khác và nhập khẩu đến Thượng Hải, cho nên Thượng Hải vẫn là một trong những nơi tiêu thụ nước ngầm lớn nhất Trung Quốc
Bắc Kinh
Bắc Kinh 21 triệu người và thành phố Thiên Tân láng giềng 14 triệu người nằm ở đồng bằng miền bắc Trung Quốc, là nơi thiếu nước, nhận được dưới 100 mét khối nước kết tủa mỗi người
nghiên cứu mới đây cho thấy 47% dân số Bắc Kinh sống ở nơi sụt lún 3 milimet mỗi năm, 30% sụt lún đất 10 milimet mỗi năm; 19% dân số Thiên Tân sống ở nơi đất sụt 3 milimet mỗi năm, và 66% dân số ở nơi sụt 10 milimet mỗi năm; tính toàn bộ Trung Quốc, ước thấy 38% dân số sống ở nơi đất sụt lún
năm 1935 phát hiện sụt lún đất Bắc Kinh, nhưng 20 năm sau ấy đất chỉ sụt lún thêm 58 milimet
cuối thập niên 1950 sang 1960 Bắc Kinh bắt đầu công nghiệp hoá
từ năm 1955 đến 1983 đất ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh sụt 16-28 milimet mỗi năm
cuối thập niên 1990 biện pháp tiết kiệm nước Bắc Kinh bắt đầu được thực hiện
thập niên 2000 Bắc Kinh hạn hán và tiếp tục tăng nhu cầu nước, giống những thành phố khác ở đồng bằng miền bắc; ví dụ thành phố Bảo Định dân số 11 triệu, Hành Thuỷ 4.2 triệu, Lang Phường 5 triệu và Thạch Gia Trang 11.2 triệu
năm 2013 đồng bằng phía bắc Trung Quốc phát hiện 839 khe nứt liên-quan-đến-nước-ngầm
Đồng bằng Fenwei
đồng bằng Fenwei nằm ở tỉnh Thiểm Tây và Hà Nam, có thành phố Tây An 12 triệu người, Vị Nam 5 triệu, Lạc Dương 6 triệu người; lịch sử từng nềm trải những trận động đất lớn, địa chấn là nguyên nhân lớn thứ nhì làm đất sụt lún
từ năm 1958 đến 2015 xác định được 207 khe nứt dài hơn 1 kilomet, làm rạn nứt nhà cửa, cắt nhỏ đường hầm tàu điện ngầm và làm hư hại đường ống dưới đất
đường sắt cao tốc giữa Đại Đồng ở Sơn Tây và thành Tây An phải vượt qua 24 khe nứt, trong đó có một khe nứt rộng 2.5 mét
Đồng bằng Su Xi Chang
từ năm 1989 Su Xi Chang ở tỉnh Giang Tô là nơi sản xuất dầu khí lớn, đã phát hiện 20 khe nứt
năm 2000 chính quyền bắt đầu cắt giảm sử dụng nước ngầm, giúp giảm tốc độ sụt lún từ 110 milimet mỗi năm xuống còn 10-20 milimet
Dự án dẫn nước Nam thuỷ Bắc điều
dự án chuyển nước Nam-Bắc là dự án 40 tỷ đôla để chuyển nước sông Dương Tử đến thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân thông qua hai kênh đào; một kênh thứ ba sẽ dẫn nước đến các tỉnh nội lục, phần này của dự án chưa hoàn thiện
bên cạnh siêu dự án đã buộc tái định cư 30 vạn người ở trên, chính phủ Trung Quốc công bố hàng chục dự án hạ tầng nước tích-hợp hơn; mục tiêu là một mạng lưới nước quốc gia
từ năm 2008 đến 2019 chi tiêu Trung Quốc vào hạ tầng nước đã tăng gấp 7 lần
tháng 3 năm 2024 bộ trưởng nguồn nước Lý Quốc Anh công bố chính phủ đã chi 166 tỷ đôla năm 2023 cho hạ tầng nước, tăng 10% so với năm 2022
năm 2023 chính phủ liên bang Mỹ chi ước tính 4 tỷ đôla cho hạ tầng nước, trong tổng số 45 tỷ đôla chi tiêu cơ sở hạ tầng liên bang; chưa kể 82 tỷ đôla chuyển cho các chính quyền tiểu bang tự ưu tiên, có thể có nước; và có những pháp chế mới cho những dự án nước
40% chi tiêu chính phủ Trung Quốc cho các dự án nước là dành cho siêu dự án chuyển nước Nam-Bắc; 50% chi cho khống chế lũ lụt và mở rộng hồ lưu trữ nước
có những dự án mục đích kép; ví dụ thuỷ điện tích năng
năm 2014 hoàn thiện giai đoạn thứ nhất dự án chuyển nước Nam-Bắc và đi vào hoạt động đã giúp đa dạng hoá nguồn nước Bắc Kinh và giảm bớt phụ thuộc vào nước ngầm
năm 2018 gần 20% nhu cầu nước Bắc Kinh lấy từ miền nam, tuy đâu đó 30% nguồn nước Bắc Kinh vẫn là nước ngầm
Nhu cầu nước
Mỹ đầu tư dưới-mức vào hạ tầng nước, dẫn đến những thảm hoạ nước ngọt
có một thứ ít được đề cập: những chiến lược để cắt giảm đường cong nhu cầu nước ở những đô thị lớn - ví dụ Singapore và Úc cho thấy tầm quan trọng của việc tác động đến khía cạnh nhu cầu là không kém việc tác động đến khía cạnh nguồn cung; tức là sẽ cần những chính sách để đưa chi phí nước tăng cao, chuyển sang khách tiêu thụ nước; và những dự án tái chế nước, hoặc kể cả thị trường mua-bán-phát-thải nước
giảm nhu cầu nước bởi người tiêu dùng, công nghiệp và nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích dài hạn hơn là chỉ bổ sung đập nước bê tông và kênh đào, những biện pháp sẽ gây ra vấn đề môi trường
Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024
sự kiện Thế giới Diễn đàn công nghệ Imec 2024
Imec nổi tiếng là hồ nước của ngành linh kiện bán dẫn, một nơi trung lập cho muôn loài động vật trên sa mạc đến giải quyết những vấn đề lớn
40 năm
năm 2024 mở đầu thế giới diễn đàn công nghệ Imec [ITF Imec technology forum] là một loạt những thuyết trình nóng bỏng, đánh dấu 40 năm hoạt động của Imec kể từ năm 1984 thành lập bữa tối gala diễn ra ở địa điểm tổ chức sự kiện Handelsbeurs Antwerp với màn trình diễn vũ đạo buổi thuyết trình có sự xuất hiện của giám đôc điều hành Lisa Su của AMD và giám đốc điều hành Cristiano Amon của Qualcomm; ở những quầy này, các nhóm trưng bày những công nghệ mới, hầu hết liên quan đến dược phẩm hoặc sinh học Nội dung
nội dung chính của sự kiện là người ta thuyết trình về thời đại mới của tăng quy mô (thu nhỏ thiết bị) [scale]
thập niên 1980 và 1990 ngành linh kiện bán dẫn đã tận hưởng những tiến bộ lớn của kỹ thuật in thạch bản, dễ dàng thu nhỏ những thiết kế vì chỉ cần chuyển sang một bước sóng mới; hiệu quả đến nỗi đã nói đè [drown out] lấn át nhiều lựa chọn khác để tăng quy mô
đầu thập niên 2000 sau công nghệ in thạch bản 193 nanomet, quá trình tiếp tục thu nhỏ bước sóng đã bị làm chậm lại như rùa bò; Intel và các hãng đeo đuổi 157 nanomet một thời gian nhưng không thành công đưa được vào sản xuất hàng loạt
Đóng gói tiên tiến là khả thi, nhưng
có những sản phẩm dịch vụ đáng kể trong ngành dịch vụ đóng gói tiên tiến, ấy là một tiến bộ lớn; nhưng cũng có những khiếm khuyết lớn cần được đánh giá và thiết kế cách khắc phục: một ô [die] silic cũ trên một mặt phẳng duy nhất, chỉ cần nhìn vào, thẩm tra và tản nhiệt
tích hợp 2.5 chiều là khi đặt những thứ lên trên một tấm silic [interposer], đã tiếp tục duy trì hầu hết những công việc trên; nhưng ngành linh kiện bán dẫn đang hướng đến tích hợp 3 chiều, và người ta chưa sẵn sàng xử lý những vấn đề tản nhiệt và thẩm tra liên quan; một số công ty đang cố gắng giải quyết vấn đề ấy, nhưng vẫn sớm
với lý do trên, cùng với việc tích hợp hỗn tạp [heterogenous] làm tăng tính phức tạp, hầu hết ngành cho rằng chỉ có thể có một công cụ, trong số những công cụ khác, sẽ giúp sản xuất chip tốt hơn; nó không phải thuốc chữa bách bệnh [panacea]
Máy học
bùng nổ trí tuệ nhân tạo là thứ thường được nhắc đến làm một động lực nhu cầu lớn của ngành linh kiện bán dẫn, nhưng người châu Âu có vẻ ít bị 'đam mê tăng quy mô' [scale-pilled] như người ở thung lũng Silicon; bất kể là vì ưu tiên vấn đề xã hội hay bảo mật riêng tư, hay vì việc 'tăng quy mô' xảy ra ở xa châu Âu, ta có thể cảm thấy tâm lý bi quan hơn của người châu Âu
học máy đã đưa việc điều chỉnh khoảng cách quang học [OPC optical proximity correction] từ những dấu tick logic được thêm vào thiết kế, trở thành nghệ thuật trừu tượng; mặc dù có lẽ sẽ không có xưởng đúc [foundry] nào sẽ sử dụng GPT-5 vì tâm lý bảo thủ
Chuyển đổi xanh
thứ nhất, sản xuất linh kiện bán dẫn là ngành tiêu tốn điện năng; những xưởng đúc [fab] chạy 24/7
Imec ước tính việc sản xuất linh kiện bán dẫn - những công việc được thực hiện sau khi đã tạo ra đĩa wafer - thâm dụng carbon hơn chăn nuôi bò, hay thậm chí du lịch máy bay; chỉ là ước lượng vì các công ty linh kiện bán dẫn không chia sẻ dữ liệu
Imec đang làm việc để tạo nên một nền tảng mật mã [cryptological platform] để những công ty bán dẫn tự tin chia sẻ thông tin, để xử lý và so sánh mà không cần thực sự tiết lộ dữ liệu
thứ hai, ngành bán dẫn đang chú ý hơn đến những chất hóa học vĩnh cửu [PFAS Per- and polyfluorinated alkyl substances] là những dẫn xuất flo của hidrocacbon
các công ty như ASML đang điều tra chuỗi cung ứng để tìm hiểu mức độ phơi nhiễm của họ với dẫn xuất flo của nhóm akyl này
ChinaTalk xuất bản một bài viết chính sách, trình bày vấn đề này là một cơ hội thương mại cho viện nghiên cứu phát triển linh kiện bán dẫn NSTC [National Semiconductor Technology Center] của Đạo luật CHIPS ở Mỹ
cẩn thận nhầm với hội đồng khoa học công nghệ quốc gia [NSTC national science and technology council] ở Đài Loan, viện những tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia [NIST national standards and technology] ở Mỹ và chuẩn định dạng video NTSC
Dẫn xuất flo của nhóm akyl (hidrocacbon)
thứ nhất, chất cản quang: những chất hóa học được phơi sáng cực tím để chuyển mẫu hình lên trên đĩa wafer
những chất cản quang [photoresist] sử dụng PFAS số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng cho tiến trình bán dẫn
gần đây đã nổi lên những chất cản quang EUV mới như chất cản ôxit kim loại đã lần đầu tiên đưa ra lựa chọn thay thế những hợp chất cũ
thứ hai, những chất hóa học này rất thịnh hành; được sử dụng cho mọi thứ, có hàng tá chất hóa học trong danh mục này; những chất hóa học này có ở khắp nơi, cho nên việc loại bỏ sẽ phải ra quyết định khó khăn, vì có ít lựa chọn thay thế
những tổ chức như SIA đang bắt đầu thu thập thông tin về chất hóa học, có lẽ để gây dựng lộ trình sau này
EUV khẩu độ số cao
cựu chủ tịch và giám đốc công nghệ Martin Van Den Brink của ASML có bài phát biểu ngắn nhưng súc tích về in thạch bản, chỉ nhắn đến EUV khẩu độ cao ở gần cuối bài nói
với High-NA EUV thì khẩu độ số là 0.55; với Hyper-NA EUV thì khẩu độ sẽ tăng thành 0.75
năm ngoái Van den Brink trả lời phỏng vấn một số câu hỏi công nghệ, rằng: "về mặt lý thuyết, nó có thể được thực hiện. Về mặt công nghệ, nó có thể được thực hiện. Nhưng bao nhiêu chỗ trống còn lại trên thị trường, dù chỉ cho thấu kính lớn hơn? Ta thậm chí có thể bán được những hệ thống đó không?" năm 2024 trong bài phát biểu ở sự kiện, Van den Brink đưa Hyper-NA EUV vào lộ trình ra mắt năm 2032; liệu chỉ là cú trêu [troll] cuối cùng vì Van den Brink sắp nghỉ hưu
ASML có thể bán ra hệ thống Hyper-NA EUV, chỉ là liệu có khả thi kinh tế nếu cứ tăng khẩu độ số [NA numerical aperture] như thế; nhưng ở sự kiện, người ta cứ nhắc đi nhắc lại rằng những lựa chọn khác không hay lắm; không có lựa chọn khác cho in thạch bản ánh sáng, 13.5 nanomet là hết
có thể sẽ phải xem xét lại lựa chọn in thạch bản rọi chùm electron [electron beam projection lithography], in thạch bản trùm electron trực tiếp [eletron beam direct lithography]
Quang tử học
ngành quang tử học đang cần tìm ra ứng dụng sát thủ của công nghệ này để gây dựng sản lượng và khuyến khích thêm nghiên cứu trong hệ sinh thái
giống như thịnh hành điện thoại di động và nhu cầu cho những đóng gói hệ-thống-trên-chip mỏng manh đã khuyến khích đầu tư vào những công nghệ đóng gói quy-mô-chip (bao bì tiên tiến IC bán dẫn)
người ta dường như đang cho rằng có tiềm năng ở lĩnh vực dây kim loại [interconnect], từng có tiền lệ khi ánh sáng thay thế kim loại đồng; nhưng cả nghiên cứu phát triển và nhu cầu đều chưa chạm đến
TSMC tiếp tục đầu tư vào công nghệ engine quang tử COUPE
Đạo luật CHIPS châu Âu
đạo luật CHIPS châu Âu phân bổ 2-3 tỷ đôla cho nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu linh kiện bán dẫn tiên tiến, trong đó có Imec
nhận thức phổ biến rằng châu Âu không có nhiều động lực nhu cầu lớn như điện thoại di động hay trung tâm dữ liệu, ngoài ô tô
nhận thức trên, một số người vẫn mong xây dựng những xưởng đúc [fab] bán dẫn tiên tiến riêng cho lý do an ninh quốc gia
Kết
Jade giúp tác giả tham gia sự kiện của Imec
một số người than phiền về châu Âu thiếu tiến bộ bán dẫn, nhưng tác giả thấy châu Âu làm rất tốt ở mặt công nghệ và nghiên cứu; nhiều tài năng đang làm những công nghệ cao siêu, mặc dù hầu hết không bao giờ được thấy ánh sáng mặt trời nhưng đấy là lý do có những tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học và sinh viên làm những dự án ấy, chứ không phải nhân viên nghiên cứu phát triển đắt đỏ của công ty
40 năm
năm 2024 mở đầu thế giới diễn đàn công nghệ Imec [ITF Imec technology forum] là một loạt những thuyết trình nóng bỏng, đánh dấu 40 năm hoạt động của Imec kể từ năm 1984 thành lập bữa tối gala diễn ra ở địa điểm tổ chức sự kiện Handelsbeurs Antwerp với màn trình diễn vũ đạo buổi thuyết trình có sự xuất hiện của giám đôc điều hành Lisa Su của AMD và giám đốc điều hành Cristiano Amon của Qualcomm; ở những quầy này, các nhóm trưng bày những công nghệ mới, hầu hết liên quan đến dược phẩm hoặc sinh học Nội dung
nội dung chính của sự kiện là người ta thuyết trình về thời đại mới của tăng quy mô (thu nhỏ thiết bị) [scale]
thập niên 1980 và 1990 ngành linh kiện bán dẫn đã tận hưởng những tiến bộ lớn của kỹ thuật in thạch bản, dễ dàng thu nhỏ những thiết kế vì chỉ cần chuyển sang một bước sóng mới; hiệu quả đến nỗi đã nói đè [drown out] lấn át nhiều lựa chọn khác để tăng quy mô
đầu thập niên 2000 sau công nghệ in thạch bản 193 nanomet, quá trình tiếp tục thu nhỏ bước sóng đã bị làm chậm lại như rùa bò; Intel và các hãng đeo đuổi 157 nanomet một thời gian nhưng không thành công đưa được vào sản xuất hàng loạt
Đóng gói tiên tiến là khả thi, nhưng
có những sản phẩm dịch vụ đáng kể trong ngành dịch vụ đóng gói tiên tiến, ấy là một tiến bộ lớn; nhưng cũng có những khiếm khuyết lớn cần được đánh giá và thiết kế cách khắc phục: một ô [die] silic cũ trên một mặt phẳng duy nhất, chỉ cần nhìn vào, thẩm tra và tản nhiệt
tích hợp 2.5 chiều là khi đặt những thứ lên trên một tấm silic [interposer], đã tiếp tục duy trì hầu hết những công việc trên; nhưng ngành linh kiện bán dẫn đang hướng đến tích hợp 3 chiều, và người ta chưa sẵn sàng xử lý những vấn đề tản nhiệt và thẩm tra liên quan; một số công ty đang cố gắng giải quyết vấn đề ấy, nhưng vẫn sớm
với lý do trên, cùng với việc tích hợp hỗn tạp [heterogenous] làm tăng tính phức tạp, hầu hết ngành cho rằng chỉ có thể có một công cụ, trong số những công cụ khác, sẽ giúp sản xuất chip tốt hơn; nó không phải thuốc chữa bách bệnh [panacea]
Máy học
bùng nổ trí tuệ nhân tạo là thứ thường được nhắc đến làm một động lực nhu cầu lớn của ngành linh kiện bán dẫn, nhưng người châu Âu có vẻ ít bị 'đam mê tăng quy mô' [scale-pilled] như người ở thung lũng Silicon; bất kể là vì ưu tiên vấn đề xã hội hay bảo mật riêng tư, hay vì việc 'tăng quy mô' xảy ra ở xa châu Âu, ta có thể cảm thấy tâm lý bi quan hơn của người châu Âu
học máy đã đưa việc điều chỉnh khoảng cách quang học [OPC optical proximity correction] từ những dấu tick logic được thêm vào thiết kế, trở thành nghệ thuật trừu tượng; mặc dù có lẽ sẽ không có xưởng đúc [foundry] nào sẽ sử dụng GPT-5 vì tâm lý bảo thủ
Chuyển đổi xanh
thứ nhất, sản xuất linh kiện bán dẫn là ngành tiêu tốn điện năng; những xưởng đúc [fab] chạy 24/7
Imec ước tính việc sản xuất linh kiện bán dẫn - những công việc được thực hiện sau khi đã tạo ra đĩa wafer - thâm dụng carbon hơn chăn nuôi bò, hay thậm chí du lịch máy bay; chỉ là ước lượng vì các công ty linh kiện bán dẫn không chia sẻ dữ liệu
Imec đang làm việc để tạo nên một nền tảng mật mã [cryptological platform] để những công ty bán dẫn tự tin chia sẻ thông tin, để xử lý và so sánh mà không cần thực sự tiết lộ dữ liệu
thứ hai, ngành bán dẫn đang chú ý hơn đến những chất hóa học vĩnh cửu [PFAS Per- and polyfluorinated alkyl substances] là những dẫn xuất flo của hidrocacbon
các công ty như ASML đang điều tra chuỗi cung ứng để tìm hiểu mức độ phơi nhiễm của họ với dẫn xuất flo của nhóm akyl này
ChinaTalk xuất bản một bài viết chính sách, trình bày vấn đề này là một cơ hội thương mại cho viện nghiên cứu phát triển linh kiện bán dẫn NSTC [National Semiconductor Technology Center] của Đạo luật CHIPS ở Mỹ
cẩn thận nhầm với hội đồng khoa học công nghệ quốc gia [NSTC national science and technology council] ở Đài Loan, viện những tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia [NIST national standards and technology] ở Mỹ và chuẩn định dạng video NTSC
Dẫn xuất flo của nhóm akyl (hidrocacbon)
thứ nhất, chất cản quang: những chất hóa học được phơi sáng cực tím để chuyển mẫu hình lên trên đĩa wafer
những chất cản quang [photoresist] sử dụng PFAS số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng cho tiến trình bán dẫn
gần đây đã nổi lên những chất cản quang EUV mới như chất cản ôxit kim loại đã lần đầu tiên đưa ra lựa chọn thay thế những hợp chất cũ
thứ hai, những chất hóa học này rất thịnh hành; được sử dụng cho mọi thứ, có hàng tá chất hóa học trong danh mục này; những chất hóa học này có ở khắp nơi, cho nên việc loại bỏ sẽ phải ra quyết định khó khăn, vì có ít lựa chọn thay thế
những tổ chức như SIA đang bắt đầu thu thập thông tin về chất hóa học, có lẽ để gây dựng lộ trình sau này
EUV khẩu độ số cao
cựu chủ tịch và giám đốc công nghệ Martin Van Den Brink của ASML có bài phát biểu ngắn nhưng súc tích về in thạch bản, chỉ nhắn đến EUV khẩu độ cao ở gần cuối bài nói
với High-NA EUV thì khẩu độ số là 0.55; với Hyper-NA EUV thì khẩu độ sẽ tăng thành 0.75
năm ngoái Van den Brink trả lời phỏng vấn một số câu hỏi công nghệ, rằng: "về mặt lý thuyết, nó có thể được thực hiện. Về mặt công nghệ, nó có thể được thực hiện. Nhưng bao nhiêu chỗ trống còn lại trên thị trường, dù chỉ cho thấu kính lớn hơn? Ta thậm chí có thể bán được những hệ thống đó không?" năm 2024 trong bài phát biểu ở sự kiện, Van den Brink đưa Hyper-NA EUV vào lộ trình ra mắt năm 2032; liệu chỉ là cú trêu [troll] cuối cùng vì Van den Brink sắp nghỉ hưu
ASML có thể bán ra hệ thống Hyper-NA EUV, chỉ là liệu có khả thi kinh tế nếu cứ tăng khẩu độ số [NA numerical aperture] như thế; nhưng ở sự kiện, người ta cứ nhắc đi nhắc lại rằng những lựa chọn khác không hay lắm; không có lựa chọn khác cho in thạch bản ánh sáng, 13.5 nanomet là hết
có thể sẽ phải xem xét lại lựa chọn in thạch bản rọi chùm electron [electron beam projection lithography], in thạch bản trùm electron trực tiếp [eletron beam direct lithography]
Quang tử học
ngành quang tử học đang cần tìm ra ứng dụng sát thủ của công nghệ này để gây dựng sản lượng và khuyến khích thêm nghiên cứu trong hệ sinh thái
giống như thịnh hành điện thoại di động và nhu cầu cho những đóng gói hệ-thống-trên-chip mỏng manh đã khuyến khích đầu tư vào những công nghệ đóng gói quy-mô-chip (bao bì tiên tiến IC bán dẫn)
người ta dường như đang cho rằng có tiềm năng ở lĩnh vực dây kim loại [interconnect], từng có tiền lệ khi ánh sáng thay thế kim loại đồng; nhưng cả nghiên cứu phát triển và nhu cầu đều chưa chạm đến
TSMC tiếp tục đầu tư vào công nghệ engine quang tử COUPE
Đạo luật CHIPS châu Âu
đạo luật CHIPS châu Âu phân bổ 2-3 tỷ đôla cho nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu linh kiện bán dẫn tiên tiến, trong đó có Imec
nhận thức phổ biến rằng châu Âu không có nhiều động lực nhu cầu lớn như điện thoại di động hay trung tâm dữ liệu, ngoài ô tô
nhận thức trên, một số người vẫn mong xây dựng những xưởng đúc [fab] bán dẫn tiên tiến riêng cho lý do an ninh quốc gia
Kết
Jade giúp tác giả tham gia sự kiện của Imec
một số người than phiền về châu Âu thiếu tiến bộ bán dẫn, nhưng tác giả thấy châu Âu làm rất tốt ở mặt công nghệ và nghiên cứu; nhiều tài năng đang làm những công nghệ cao siêu, mặc dù hầu hết không bao giờ được thấy ánh sáng mặt trời nhưng đấy là lý do có những tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học và sinh viên làm những dự án ấy, chứ không phải nhân viên nghiên cứu phát triển đắt đỏ của công ty
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024
IBM và ổ đĩa cứng Winchester
năm 1952 IBM mời giáo viên nghỉ hưu Reynold B Johnson nhận lời làm trưởng nhóm một phòng thí nghiệm nghiên cứu mới ở San Jose
thập niên 1930 Johnson phát minh một máy chấm điểm trắc nghiệm có đáp án tô bằng bút chì [máy bubble]
IBM mua bằng sáng chế của máy bubble và tuyển dụng Johnson đi đến San Jose làm một số dự án mới
bấy giờ San Jose là một thị trấn nông nghiệp chỉ có 10 vạn dân, IBM lựa chọn nơi này vì gần Los Angeles và Seattle
Johnson được tuỳ ý tuyển dụng 30-50 nhân viên, một trong số những dự án một hệ thống xử lý truy cập ngẫu nhiên, thay thế một tệp ống [tube file] là một phần của hệ thống thẻ bấm lỗ, giúp người dùng nhanh chóng lấy thông tin mong muốn từ toàn bộ hệ thống; hoạt động không ổn lắm trong một số trường hợp, như hoá đơn [invoicing] và hàng tồn kho [inventory]
tệp ống [tube file] có thể truy cập bất cứ thông tin nào, theo bất cứ trật tự nào, mất thời gian giống nhau; khác biệt với truy cập tuần tự, phải lặp đối tượng [loop through] toàn bộ dãy để tìm
Ổ đĩa
IBM nghiên cứu hệ thống ghi từ để cung cấp năng lực truy cập ngẫu nhiên, lưu trữ dữ liệu dưới dạng phương tiện từ tính [magnetic media]; đầu đọc-viết được gắn sẽ thao tác trên phương tiện [media] ấy
IBM thử nhiều hình thức phương tiện từ tính: băng từ, trống từ, ổ đĩa và dây từ, que từ
Johnson sau rốt sử dụng một chồng [stack] đĩa xoay, mỗi đĩa sử dụng một đầu đọc-ghi được gắn trên một cơ cấu chấp hành; thiết kế này có diện tích bề mặt lớn và khả năng truy cập dữ liệu trên nhiều đĩa cùng một lúc
một mẫu prototype thuở đầu có 120 đĩa nhôm và xếp chồng lên nhau trên một trục truyền (động), mỗi đĩa có đường kính 60 cm và cách nhau 6 cm; toàn bộ mảng [array] xoay 3600 vòng mỗi phút RAMAC
hai trở ngại kỹ thuật: một là phủ [apply] sắt ôxit một cách đồng đều và mượt mà lên bề mặt đĩa; một kỹ sư đề nghị xoay đĩa ở tốc độ cao, và rót sơn, loại sơn sử dụng cho cầu Cổng Vàng, ở giữa; lực ly tâm sẽ lan toả sơn ra toàn bộ bề mặt một cách đồng đều - ngày nay, đây là kỹ thuật xoay-trên [spin-on] hai là sự lắc lư [wobble] khi đĩa xoay: làm thế nào giữ cho các đầu đọc-ghi cách một phần một nghìn inch trên bề mặt đĩa, nếu đĩa lắc lư Bill Goddard (ảnh trên) và John Linet đã tích hợp một ống thổi [air nozzle] vào đầu đọc-ghi, tạo ra một nệm hơi [air cushion] giữ cho đầu đọc-ghi vững vàng; được gắn [mount] trên một cần (trục), đầu đọc-ghi sẽ lên xuống vào đĩa để gắn [stick] đầu vào
năm 1956 IBM trình làng phương pháp truy cập ngẫu nhiên cho kế toán và quản lý 305 [RAMAC random access method of accounting and control] là hệ thống xử lý giao dịch, nổi tiếng trang bị ổ đĩa cứng đầu tiên; ổ đĩa bao gồm 50 đĩa được phủ sắt ôxit, đường kính 61 cm, giá thành 250 000 đôla Mỹ, dung lượng 44 megabyte, to bằng 2 cái tủ lạnh, có khả năng lấy dữ liệu trong vòng chưa đến 1 giây ngày 4 tháng 9 năm 1956 chủ tịch Thomas Watson con (ảnn dưới) công bố sản phẩm RAMAC là ngày trình làng sản phẩm vĩ đại nhất lịch sử IBM hãng đẩy mạnh sản lượng ở nhà máy San Jose, chiếc RAMAC đầu tiên được giao đến công ty giấy Zellerbach cách đó không xa năm 1959 lãnh tụ Nikita Khrushchev (ảnh dưới: giữa) Liên Xô viếng thăm nhà máy RAMAC Ngành công nghiệp mới
hai hãng General Electric và Burroughs bắt đầu sản xuất những ổ đĩa cứng riêng, sau đó xuất hiện những công ty ổ đĩa độc lập, ví dụ Bryant Computer, bắt đầu trình làng sản phẩm máy điện toán và sản phẩm dữ liệu, bán ổ đĩa cứng bên-thứ-ba cho những hàng máy điện toán không có chuyên môn kỹ thuật hoặc vốn đầu tư để tự sản xuất ổ đĩa riêng
giữa thập niên 1960 những công ty NEC, Fujitsu và Hitachi ở Nhật Bản bắt đầu sản xuất ổ đĩa cứng; là những doanh nghiệp được tích hợp dọc, mới đầu những hãng này chỉ sản xuất cho tiêu thụ nội bộ
năm 1966 IBM trình làng cơ sở [facility] tệp 2314 và những gói ổ đĩa [disk pack] định dạng 29 megabyte, tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng hoán đổi dung lượng vào và ra
một loạt các công ty độc lập đã sao chép định dạng gói ổ đĩa và quảng bá những sản phẩm ấy cho khách hàng của IBM là tương thích cắm [plug] với phần cứng của họ
Winchester
thập niên 1960 IBM tiếp tục trình làng những nâng cấp tiên phong lưu trữ ổ đĩa cứng
năm 1973 IBM trình làng ổ đĩa Winchester, sau bình luận của giám đốc Kenneth Haughton (ảnh dưới: phải) chi nhánh San Jose cấu hình ban đầu của dự án sẽ có 2 động cơ trục chính [spindle], mỗi động cơ là 30 megabyte; Haughton nghe mọi người gọi nó là 3030 và nói rằng "nếu nó là một 3030, thì nó hẳn là bì đạn của khẩu Winchester" bấy giờ, những ổ đĩa ở trong những gói [HDD hard disk drive] có thể tháo ra được; khả năng tiếp cận [accessible] này gây ra những vấn đề vấy bẩn hạt 'lạ' cho nên IBM bắt đầu khoá kín những ổ đĩa, cần (trục) [arm] và động cơ, vào bên trong một hộp chứa [container] kháng bụi; cho phép cắt giảm khoảng cách giữa đầu đọc-ghi và bề mặt đĩa, xuống còn một phần một nghìn so với chiếc RAMAC; đầu đọc-ghi càng gần, ổ đĩa càng dày đặc dữ liệu, chiếc Winchester đã giảm giá thành mỗi megabyte, so với những thiết kế của đối thủ cạnh tranh, đi 30%
Shugart
Alan Shugart là một trong những người làm việc phát triển Winchester thời kỳ đầu; sinh ra những năm Đại suy Thoái, Shugart tốt nghiệp trường đại học Redlands và làm ở phòng thí nghiệm San Jose của IBM
Shugart dẫn đầu nhiều dự án bộ nhớ, một trong số đó là một thiết bị chỉ-đọc để dịch chuyển những chương trình nhỏ từ máy điện toán này sang máy điện toán khác
năm 1973 IBM trình làng đĩa diskette loại-1 là sản phẩm của đội ngũ Shugart, ngày nay gọi là ổ đĩa mềm IBM thuyên chuyển công tác Shugart đến New York ngoài ý muốn của ông, cứ cuối tuần là Shugart lại về San Jose chơi
năm 1969 Shugart bỏ IBM sang làm cho công ty Memorex chế tạo bộ nhớ băng [tape] trong 3 năm, sau đó Shugart khởi nghiệp công ty riêng Shugart Associates; tranh chấp với những đồng sáng lập về định hướng và vốn chủ sở hữu, Shugart bỏ công ty của mình
sau đó Shugart Associates thống trị thị trường ổ đĩa mềm 8 inch và ổ đĩa mềm 5.25 inch thương mại
năm 1977 Xerox mua lại Shugart Associates với giá 41 triệu đôla
rời bỏ công ty mang tên chính mình, Shugart dấn thân vào một số lĩnh vực; đánh bắt cá hồi, phục vụ quán rượu; sau đó Shagart lại khởi nghiệp một công ty bộ nhớ ở thung lũng Scotts, hạt Santa Cruz; mới đầu tên công ty là Shugart Technology, sau đó Shugart đổi tên công ty thành Seagate Seagate Technology tìm cách tương thích ổ đĩa Winchester cho những vi máy tính [microcomputer], Seagate muốn phát triển một ổ đĩa cứng sẽ chỉ bé như ổ đĩa mềm, nhưng dung lượng cao hơn nhiều
những hãng chế tạo máy tính cá nhân đã tương thích ổ đĩa mềm 5.25 inch của Shugart Associates rồi, sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch là yêu cầu của tiến sĩ An Wang sáng lập công ty Wang Labs; An Wang cho rằng ổ đĩa mềm 8 inch quá to và đắt đỏ, nên muốn một phiên bản rẻ tiền hơn năm 1980 Seagate trình làng ổ đĩa cứng ST506 dung lượng 5 megabyte, vượt lên ổ đĩa mềm có dung lượng chỉ 160 kilobyte, chiếc ST506 được chào bán với giá 1500 đôla, tương đương 5500 đôla năm 2023
năm 1981 Seagate đạt 9.8 triệu đôla doanh thu ST506, hai năm sau đó đạt lần lượt 40 triệu và 110 triệu đôla doanh thu
Thiết kế kỹ thuật của ổ đĩa mềm 5.25 inch
ý tưởng chủ đạo vẫn không thay đổi quá nhiều so với RAMAC, bốn cấu kiện phụ [subcomponent] là đĩa phẳng [platter], động cơ, đầu đọc-ghi và linh kiện điện tử hỗ trợ
những bit dữ liệu được lưu trên những đường [track] được viết lên trên những đĩa hai-mặt, ngày nay làm từ tấm nền kính
gắn những đĩa phẳng này trên động cơ trục chính [spindle] và sử dụng động cơ để quay nó ở tốc độ 3600 hoặc 7200 vòng mỗi phút
đầu đọc-ghi sẽ truy cập dữ liệu, bay bên trên đĩa phẳng, được bố trí bởi cơ cấu chấp hành
thiết bị điện tử sẽ giúp bố trí [position] và hỗ trợ những linh kiện này, giám sát chuyển động của đầu đọc-ghi khi chúng sắp-hàng [aligh] và phá-hàng [un-aligh], và đưa thông tin lại đến cơ cấu chấp hành
phó chủ tịch kỹ thuật Douglas K Mahon của Seagate nói rằng sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch ST506 dung lượng 5 megabyte giống như máy bay Boeing 747 ở tốc độ Mach 4 nhưng chỉ bay la là, cách mặt đất 1 inch
ngày nay, đầu đọc-ghi bay chỉ cách bề mặt đĩa phẳng có 3 nanomet
Hàng hoá hoá
các hãng lắp ráp PC đã lựa chọn hãng chế tạo HDD có giá thành rẻ nhất, với cùng một cấu hình
đầu thập niên 1980 IBM mua ngoài [source] hầu hết linh kiện HDD từ những công ty khởi nghiệp [start-up]
năm 1983 IBM trình làng máy tính cá nhân XT trang bị ổ đĩa cứng 10 maegabyte mua ngoài chủ yếu từ những công ty khởi nghiệp Cate, Miniscribe và IMI
IBM yêu cầu những chương trình kiểm soát chất lượng và nguồn-hai [second-source] ngặt nghèo từ những nhà cung cấp này, IBM cũng từ chối ký hợp đồng dài hạn
Chen lấn xô đẩy [pile in]
HDD là một thiết bị được mô-đun hoá, có 4 cấu kiện được thiết kế chính xác nhưng tách biệt nhau; trong đó, chỉ có 2 cấu kiện là ảnh hưởng đến dung lượng lưu trữ và những thông số hiệu năng, là đĩa phẳng và đầu đọc-ghi
công ty sản xuất HDD mới sẽ có thể tinh chỉnh một trong những linh kiện quan trọng này để tạo ra một cải tiến mới, tích hợp những linh kiện ấy và nhanh chóng trình làng sản phẩm mới ra một thị trường khát khao đổi-mới-sáng-tạo
mới đầu, những doanh nghiệp HDD đã không tự vệ những bí quyết thương mại và cải tiến, bằng cách đăng ký sáng chế [patent]; cộng đồng nghiên cứu HDD là nhỏ, ý tưởng truyên tai tự do giữa các doanh nghiệp; mỗi khi một doanh nghiệp mới vượt lên bằng cách chào bán một định dạng hoặc công nghệ được ưa chuộng, các hãng đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng lắp ráp được một sản phẩm riêng, tương tự
năm 1983 ví dụ công ty Rodime ở Scotland đăng ký sáng chế và mở bán định dạng HDD 3.5 inch
năm 1986 công ty Conner Peripheral mở bán HDD 3.5 inch số lượng lớn cho Compaq
năm 1989 và năm 1991 công ty Rodime hai lần nộp đơn phá sản, tiến triển thành một 'patent troll' là kiểu công ty cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế ví dụ nữa Giant Magneto-resistance là hiệu ứng lượng tử đã giật giải Nobel, được khám phá bởi Albert Fert (ảnh trên) và Peter Grunberg (ảnh dưới) ở Pháp và Đức, cách mạng hoá đầu đọc-ghi HDD, cho phép thêm mật độ diện tích năm 1997 IBM thương mại hoá hiệu ứng GMR với việc trình làng HDD 16.8 gigabyte
năm 1999 các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ là Seagate có những đầu đọc-ghi GMR riêng; các công ty Nhật nhanh chóng đăng ký bản quyền và mua công nghệ GMR năm 1998 Toshiba trình làng HDD trang bị GMR, sau đó một sản phẩm là HDD 1.8 inch của Toshiba được Steve Jobs và Jon Rubinstein (ảnh trên) trang bị máy nghe nhạc iPod của Apple năm 2002
Vốn đầu tư mạo hiểm
cuối thập niên 1970 những thay đổi về thuế suất lãi vốn và quy định đầu tư quỹ hưu trí đã cho phép ra đời những quỹ đầu tư mạo hiểm [VC venture capital] tháng 9 năm 1981 Seagate lên sàn chứng khoán, thu về 26 triệu đôla vốn, được thị trường coi là có hệ số giá tích cực [favorable multiple]
sau thương vụ IPO, quỹ đầu tư mạo hiểm của Seagate thắng lớn; khoản 1 triệu đôla đầu tư của quỹ đã đáng giá 32 triệu đôla
giữa năm 1983 có 12 hãng sản xuất HDD được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn được giao dịch trên sàn chứng khoán, tổng vốn hoá thị trường là 5 tỷ đôla
từ năm 1977 đến 1984 có 43 hãng sản xuất ổ đĩa cứng, gọi vốn 400 triệu đôla
năm 1983 và 1984 thôi đã có 21 công ty khởi nghiệp, gọi vốn 270 triệu đôla sau 51 lượt gây vốn
năm 1983 và 1984 đã có đến 70 doanh nghiệp, thị trường máy tính cá nhân đã lần đầu tiên thoái trào; nhiều công ty khởi nghiệp đã phá sản
năm 1978 các công ty tích hợp dọc cũ đã chiếm 84.8% thị phần HDD thì mười năm sau đó chỉ còn 7.9%
Toàn cầu hoá
bốn công ty máy tính Nhật Bản là Fujitsu, Hitachi, NEC và Toshiba mới đầu sản xuất HDD nội bộ, đã chuyển sang mô hình kinh doanh 'nhà sản xuất linh kiện gốc'
bất chấp một số cải tiến, bốn công ty đã mới đầu thất bại, không vượt lên được trên thị trường; vì các công ty Mỹ tích cực toàn cầu hoá việc sản xuất
năm 1984 Seagate thuê ngoài việc sản xuất HDD sang Singapore, được tạo điều kiện bởi Hội đồng phát triển Kinh tế [EDB]
năm 1990 Singapore chiếm 55% thị phần HDD được sản xuất toàn cầu
lương người lao động Singapore tăng, những công việc giá trị thấp như lắp ráp cánh-tay-đòn [arm] của cơ cấu chấp hành [actuator] nắm giữ đầu đọc-ghi đã chuyển sang Malaysia và Thái Lan; Singapore nhận công việc mới, ví dụ đúc [fabricate] đĩa phẳng [platter], lắp ráp những hệ thống HDD chuyên biệt
đầu thập niên 2000 các hãng Nhật Bản chiếm lại thị phần lớn HDD, sau khi cũng thuê ngoài việc sản xuất; rồi Hitachi sáp nhập IBM, trước khi cạnh tranh và những thương vụ sáp nhập một lần nữa xói mòn lợi thế của họ
Kết quả
từ năm 1976 đến 1987 mật độ dữ liệu HDD tăng 20 lần
năm 1977 một megabyte dữ liệu lưu trữ đã tốn kém 560 đôla, thì năm 1986 chỉ còn 11.89 đôla và đến năm 1998 là 4.3 xu
năm 1990 có 66 doanh nghiệp sản xuất HDD thì đến năm 1994 chỉ còn 33 công ty, có những công ty chìm vào quên lãng như Peripheral Memories, Comport, PrarieTek, Priam và Tulin
năm 1998 chỉ còn 16 doanh nghiệp
từ năm 2006 đến 2015 bốn doanh nghiệp HDD hàng đầu đã chiếm 52.5% thị phần, trung bình
từ năm 2000 đến 2010 thêm bốn doanh nghiệp HDD nữa thoái lui: Quantum, IBM, Maxtor và Fujitsu
mặc dù kiếm tiền cấp giấy phép [license] sáng chế, phân nhánh HDD của IBM chật vật chỉ chiếm 25% thị phần; năm 2002 IBM sáp nhập hoạt động HDD của hãng với của Hitachi
giữa thập niên 1990 không còn nhà máy lắp ráp HDD ở Mỹ; mặc dù những công việc lương cao ở Mỹ trong nghiên cứu phát triển, giám đốc sản xuất và thiết bị chống rung [gimbal] vẫn còn
IBM mua bằng sáng chế của máy bubble và tuyển dụng Johnson đi đến San Jose làm một số dự án mới
bấy giờ San Jose là một thị trấn nông nghiệp chỉ có 10 vạn dân, IBM lựa chọn nơi này vì gần Los Angeles và Seattle
Johnson được tuỳ ý tuyển dụng 30-50 nhân viên, một trong số những dự án một hệ thống xử lý truy cập ngẫu nhiên, thay thế một tệp ống [tube file] là một phần của hệ thống thẻ bấm lỗ, giúp người dùng nhanh chóng lấy thông tin mong muốn từ toàn bộ hệ thống; hoạt động không ổn lắm trong một số trường hợp, như hoá đơn [invoicing] và hàng tồn kho [inventory]
tệp ống [tube file] có thể truy cập bất cứ thông tin nào, theo bất cứ trật tự nào, mất thời gian giống nhau; khác biệt với truy cập tuần tự, phải lặp đối tượng [loop through] toàn bộ dãy để tìm
Ổ đĩa
IBM nghiên cứu hệ thống ghi từ để cung cấp năng lực truy cập ngẫu nhiên, lưu trữ dữ liệu dưới dạng phương tiện từ tính [magnetic media]; đầu đọc-viết được gắn sẽ thao tác trên phương tiện [media] ấy
IBM thử nhiều hình thức phương tiện từ tính: băng từ, trống từ, ổ đĩa và dây từ, que từ
Johnson sau rốt sử dụng một chồng [stack] đĩa xoay, mỗi đĩa sử dụng một đầu đọc-ghi được gắn trên một cơ cấu chấp hành; thiết kế này có diện tích bề mặt lớn và khả năng truy cập dữ liệu trên nhiều đĩa cùng một lúc
một mẫu prototype thuở đầu có 120 đĩa nhôm và xếp chồng lên nhau trên một trục truyền (động), mỗi đĩa có đường kính 60 cm và cách nhau 6 cm; toàn bộ mảng [array] xoay 3600 vòng mỗi phút RAMAC
hai trở ngại kỹ thuật: một là phủ [apply] sắt ôxit một cách đồng đều và mượt mà lên bề mặt đĩa; một kỹ sư đề nghị xoay đĩa ở tốc độ cao, và rót sơn, loại sơn sử dụng cho cầu Cổng Vàng, ở giữa; lực ly tâm sẽ lan toả sơn ra toàn bộ bề mặt một cách đồng đều - ngày nay, đây là kỹ thuật xoay-trên [spin-on] hai là sự lắc lư [wobble] khi đĩa xoay: làm thế nào giữ cho các đầu đọc-ghi cách một phần một nghìn inch trên bề mặt đĩa, nếu đĩa lắc lư Bill Goddard (ảnh trên) và John Linet đã tích hợp một ống thổi [air nozzle] vào đầu đọc-ghi, tạo ra một nệm hơi [air cushion] giữ cho đầu đọc-ghi vững vàng; được gắn [mount] trên một cần (trục), đầu đọc-ghi sẽ lên xuống vào đĩa để gắn [stick] đầu vào
năm 1956 IBM trình làng phương pháp truy cập ngẫu nhiên cho kế toán và quản lý 305 [RAMAC random access method of accounting and control] là hệ thống xử lý giao dịch, nổi tiếng trang bị ổ đĩa cứng đầu tiên; ổ đĩa bao gồm 50 đĩa được phủ sắt ôxit, đường kính 61 cm, giá thành 250 000 đôla Mỹ, dung lượng 44 megabyte, to bằng 2 cái tủ lạnh, có khả năng lấy dữ liệu trong vòng chưa đến 1 giây ngày 4 tháng 9 năm 1956 chủ tịch Thomas Watson con (ảnn dưới) công bố sản phẩm RAMAC là ngày trình làng sản phẩm vĩ đại nhất lịch sử IBM hãng đẩy mạnh sản lượng ở nhà máy San Jose, chiếc RAMAC đầu tiên được giao đến công ty giấy Zellerbach cách đó không xa năm 1959 lãnh tụ Nikita Khrushchev (ảnh dưới: giữa) Liên Xô viếng thăm nhà máy RAMAC Ngành công nghiệp mới
hai hãng General Electric và Burroughs bắt đầu sản xuất những ổ đĩa cứng riêng, sau đó xuất hiện những công ty ổ đĩa độc lập, ví dụ Bryant Computer, bắt đầu trình làng sản phẩm máy điện toán và sản phẩm dữ liệu, bán ổ đĩa cứng bên-thứ-ba cho những hàng máy điện toán không có chuyên môn kỹ thuật hoặc vốn đầu tư để tự sản xuất ổ đĩa riêng
giữa thập niên 1960 những công ty NEC, Fujitsu và Hitachi ở Nhật Bản bắt đầu sản xuất ổ đĩa cứng; là những doanh nghiệp được tích hợp dọc, mới đầu những hãng này chỉ sản xuất cho tiêu thụ nội bộ
năm 1966 IBM trình làng cơ sở [facility] tệp 2314 và những gói ổ đĩa [disk pack] định dạng 29 megabyte, tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng hoán đổi dung lượng vào và ra
một loạt các công ty độc lập đã sao chép định dạng gói ổ đĩa và quảng bá những sản phẩm ấy cho khách hàng của IBM là tương thích cắm [plug] với phần cứng của họ
Winchester
thập niên 1960 IBM tiếp tục trình làng những nâng cấp tiên phong lưu trữ ổ đĩa cứng
năm 1973 IBM trình làng ổ đĩa Winchester, sau bình luận của giám đốc Kenneth Haughton (ảnh dưới: phải) chi nhánh San Jose cấu hình ban đầu của dự án sẽ có 2 động cơ trục chính [spindle], mỗi động cơ là 30 megabyte; Haughton nghe mọi người gọi nó là 3030 và nói rằng "nếu nó là một 3030, thì nó hẳn là bì đạn của khẩu Winchester" bấy giờ, những ổ đĩa ở trong những gói [HDD hard disk drive] có thể tháo ra được; khả năng tiếp cận [accessible] này gây ra những vấn đề vấy bẩn hạt 'lạ' cho nên IBM bắt đầu khoá kín những ổ đĩa, cần (trục) [arm] và động cơ, vào bên trong một hộp chứa [container] kháng bụi; cho phép cắt giảm khoảng cách giữa đầu đọc-ghi và bề mặt đĩa, xuống còn một phần một nghìn so với chiếc RAMAC; đầu đọc-ghi càng gần, ổ đĩa càng dày đặc dữ liệu, chiếc Winchester đã giảm giá thành mỗi megabyte, so với những thiết kế của đối thủ cạnh tranh, đi 30%
Shugart
Alan Shugart là một trong những người làm việc phát triển Winchester thời kỳ đầu; sinh ra những năm Đại suy Thoái, Shugart tốt nghiệp trường đại học Redlands và làm ở phòng thí nghiệm San Jose của IBM
Shugart dẫn đầu nhiều dự án bộ nhớ, một trong số đó là một thiết bị chỉ-đọc để dịch chuyển những chương trình nhỏ từ máy điện toán này sang máy điện toán khác
năm 1973 IBM trình làng đĩa diskette loại-1 là sản phẩm của đội ngũ Shugart, ngày nay gọi là ổ đĩa mềm IBM thuyên chuyển công tác Shugart đến New York ngoài ý muốn của ông, cứ cuối tuần là Shugart lại về San Jose chơi
năm 1969 Shugart bỏ IBM sang làm cho công ty Memorex chế tạo bộ nhớ băng [tape] trong 3 năm, sau đó Shugart khởi nghiệp công ty riêng Shugart Associates; tranh chấp với những đồng sáng lập về định hướng và vốn chủ sở hữu, Shugart bỏ công ty của mình
sau đó Shugart Associates thống trị thị trường ổ đĩa mềm 8 inch và ổ đĩa mềm 5.25 inch thương mại
năm 1977 Xerox mua lại Shugart Associates với giá 41 triệu đôla
rời bỏ công ty mang tên chính mình, Shugart dấn thân vào một số lĩnh vực; đánh bắt cá hồi, phục vụ quán rượu; sau đó Shagart lại khởi nghiệp một công ty bộ nhớ ở thung lũng Scotts, hạt Santa Cruz; mới đầu tên công ty là Shugart Technology, sau đó Shugart đổi tên công ty thành Seagate Seagate Technology tìm cách tương thích ổ đĩa Winchester cho những vi máy tính [microcomputer], Seagate muốn phát triển một ổ đĩa cứng sẽ chỉ bé như ổ đĩa mềm, nhưng dung lượng cao hơn nhiều
những hãng chế tạo máy tính cá nhân đã tương thích ổ đĩa mềm 5.25 inch của Shugart Associates rồi, sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch là yêu cầu của tiến sĩ An Wang sáng lập công ty Wang Labs; An Wang cho rằng ổ đĩa mềm 8 inch quá to và đắt đỏ, nên muốn một phiên bản rẻ tiền hơn năm 1980 Seagate trình làng ổ đĩa cứng ST506 dung lượng 5 megabyte, vượt lên ổ đĩa mềm có dung lượng chỉ 160 kilobyte, chiếc ST506 được chào bán với giá 1500 đôla, tương đương 5500 đôla năm 2023
năm 1981 Seagate đạt 9.8 triệu đôla doanh thu ST506, hai năm sau đó đạt lần lượt 40 triệu và 110 triệu đôla doanh thu
Thiết kế kỹ thuật của ổ đĩa mềm 5.25 inch
ý tưởng chủ đạo vẫn không thay đổi quá nhiều so với RAMAC, bốn cấu kiện phụ [subcomponent] là đĩa phẳng [platter], động cơ, đầu đọc-ghi và linh kiện điện tử hỗ trợ
những bit dữ liệu được lưu trên những đường [track] được viết lên trên những đĩa hai-mặt, ngày nay làm từ tấm nền kính
gắn những đĩa phẳng này trên động cơ trục chính [spindle] và sử dụng động cơ để quay nó ở tốc độ 3600 hoặc 7200 vòng mỗi phút
đầu đọc-ghi sẽ truy cập dữ liệu, bay bên trên đĩa phẳng, được bố trí bởi cơ cấu chấp hành
thiết bị điện tử sẽ giúp bố trí [position] và hỗ trợ những linh kiện này, giám sát chuyển động của đầu đọc-ghi khi chúng sắp-hàng [aligh] và phá-hàng [un-aligh], và đưa thông tin lại đến cơ cấu chấp hành
phó chủ tịch kỹ thuật Douglas K Mahon của Seagate nói rằng sản phẩm ổ đĩa mềm 5.25 inch ST506 dung lượng 5 megabyte giống như máy bay Boeing 747 ở tốc độ Mach 4 nhưng chỉ bay la là, cách mặt đất 1 inch
ngày nay, đầu đọc-ghi bay chỉ cách bề mặt đĩa phẳng có 3 nanomet
Hàng hoá hoá
các hãng lắp ráp PC đã lựa chọn hãng chế tạo HDD có giá thành rẻ nhất, với cùng một cấu hình
đầu thập niên 1980 IBM mua ngoài [source] hầu hết linh kiện HDD từ những công ty khởi nghiệp [start-up]
năm 1983 IBM trình làng máy tính cá nhân XT trang bị ổ đĩa cứng 10 maegabyte mua ngoài chủ yếu từ những công ty khởi nghiệp Cate, Miniscribe và IMI
IBM yêu cầu những chương trình kiểm soát chất lượng và nguồn-hai [second-source] ngặt nghèo từ những nhà cung cấp này, IBM cũng từ chối ký hợp đồng dài hạn
Chen lấn xô đẩy [pile in]
HDD là một thiết bị được mô-đun hoá, có 4 cấu kiện được thiết kế chính xác nhưng tách biệt nhau; trong đó, chỉ có 2 cấu kiện là ảnh hưởng đến dung lượng lưu trữ và những thông số hiệu năng, là đĩa phẳng và đầu đọc-ghi
công ty sản xuất HDD mới sẽ có thể tinh chỉnh một trong những linh kiện quan trọng này để tạo ra một cải tiến mới, tích hợp những linh kiện ấy và nhanh chóng trình làng sản phẩm mới ra một thị trường khát khao đổi-mới-sáng-tạo
mới đầu, những doanh nghiệp HDD đã không tự vệ những bí quyết thương mại và cải tiến, bằng cách đăng ký sáng chế [patent]; cộng đồng nghiên cứu HDD là nhỏ, ý tưởng truyên tai tự do giữa các doanh nghiệp; mỗi khi một doanh nghiệp mới vượt lên bằng cách chào bán một định dạng hoặc công nghệ được ưa chuộng, các hãng đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng lắp ráp được một sản phẩm riêng, tương tự
năm 1983 ví dụ công ty Rodime ở Scotland đăng ký sáng chế và mở bán định dạng HDD 3.5 inch
năm 1986 công ty Conner Peripheral mở bán HDD 3.5 inch số lượng lớn cho Compaq
năm 1989 và năm 1991 công ty Rodime hai lần nộp đơn phá sản, tiến triển thành một 'patent troll' là kiểu công ty cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế ví dụ nữa Giant Magneto-resistance là hiệu ứng lượng tử đã giật giải Nobel, được khám phá bởi Albert Fert (ảnh trên) và Peter Grunberg (ảnh dưới) ở Pháp và Đức, cách mạng hoá đầu đọc-ghi HDD, cho phép thêm mật độ diện tích năm 1997 IBM thương mại hoá hiệu ứng GMR với việc trình làng HDD 16.8 gigabyte
năm 1999 các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ là Seagate có những đầu đọc-ghi GMR riêng; các công ty Nhật nhanh chóng đăng ký bản quyền và mua công nghệ GMR năm 1998 Toshiba trình làng HDD trang bị GMR, sau đó một sản phẩm là HDD 1.8 inch của Toshiba được Steve Jobs và Jon Rubinstein (ảnh trên) trang bị máy nghe nhạc iPod của Apple năm 2002
Vốn đầu tư mạo hiểm
cuối thập niên 1970 những thay đổi về thuế suất lãi vốn và quy định đầu tư quỹ hưu trí đã cho phép ra đời những quỹ đầu tư mạo hiểm [VC venture capital] tháng 9 năm 1981 Seagate lên sàn chứng khoán, thu về 26 triệu đôla vốn, được thị trường coi là có hệ số giá tích cực [favorable multiple]
sau thương vụ IPO, quỹ đầu tư mạo hiểm của Seagate thắng lớn; khoản 1 triệu đôla đầu tư của quỹ đã đáng giá 32 triệu đôla
giữa năm 1983 có 12 hãng sản xuất HDD được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn được giao dịch trên sàn chứng khoán, tổng vốn hoá thị trường là 5 tỷ đôla
từ năm 1977 đến 1984 có 43 hãng sản xuất ổ đĩa cứng, gọi vốn 400 triệu đôla
năm 1983 và 1984 thôi đã có 21 công ty khởi nghiệp, gọi vốn 270 triệu đôla sau 51 lượt gây vốn
năm 1983 và 1984 đã có đến 70 doanh nghiệp, thị trường máy tính cá nhân đã lần đầu tiên thoái trào; nhiều công ty khởi nghiệp đã phá sản
năm 1978 các công ty tích hợp dọc cũ đã chiếm 84.8% thị phần HDD thì mười năm sau đó chỉ còn 7.9%
Toàn cầu hoá
bốn công ty máy tính Nhật Bản là Fujitsu, Hitachi, NEC và Toshiba mới đầu sản xuất HDD nội bộ, đã chuyển sang mô hình kinh doanh 'nhà sản xuất linh kiện gốc'
bất chấp một số cải tiến, bốn công ty đã mới đầu thất bại, không vượt lên được trên thị trường; vì các công ty Mỹ tích cực toàn cầu hoá việc sản xuất
năm 1984 Seagate thuê ngoài việc sản xuất HDD sang Singapore, được tạo điều kiện bởi Hội đồng phát triển Kinh tế [EDB]
năm 1990 Singapore chiếm 55% thị phần HDD được sản xuất toàn cầu
lương người lao động Singapore tăng, những công việc giá trị thấp như lắp ráp cánh-tay-đòn [arm] của cơ cấu chấp hành [actuator] nắm giữ đầu đọc-ghi đã chuyển sang Malaysia và Thái Lan; Singapore nhận công việc mới, ví dụ đúc [fabricate] đĩa phẳng [platter], lắp ráp những hệ thống HDD chuyên biệt
đầu thập niên 2000 các hãng Nhật Bản chiếm lại thị phần lớn HDD, sau khi cũng thuê ngoài việc sản xuất; rồi Hitachi sáp nhập IBM, trước khi cạnh tranh và những thương vụ sáp nhập một lần nữa xói mòn lợi thế của họ
Kết quả
từ năm 1976 đến 1987 mật độ dữ liệu HDD tăng 20 lần
năm 1977 một megabyte dữ liệu lưu trữ đã tốn kém 560 đôla, thì năm 1986 chỉ còn 11.89 đôla và đến năm 1998 là 4.3 xu
năm 1990 có 66 doanh nghiệp sản xuất HDD thì đến năm 1994 chỉ còn 33 công ty, có những công ty chìm vào quên lãng như Peripheral Memories, Comport, PrarieTek, Priam và Tulin
năm 1998 chỉ còn 16 doanh nghiệp
từ năm 2006 đến 2015 bốn doanh nghiệp HDD hàng đầu đã chiếm 52.5% thị phần, trung bình
từ năm 2000 đến 2010 thêm bốn doanh nghiệp HDD nữa thoái lui: Quantum, IBM, Maxtor và Fujitsu
mặc dù kiếm tiền cấp giấy phép [license] sáng chế, phân nhánh HDD của IBM chật vật chỉ chiếm 25% thị phần; năm 2002 IBM sáp nhập hoạt động HDD của hãng với của Hitachi
giữa thập niên 1990 không còn nhà máy lắp ráp HDD ở Mỹ; mặc dù những công việc lương cao ở Mỹ trong nghiên cứu phát triển, giám đốc sản xuất và thiết bị chống rung [gimbal] vẫn còn
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024
kim cương 'lắng đọng hơi hoá học' plasma sóng vi ba
những tạp chất hoặc biến dạng mạng (tinh thể) tạo ra màu sắc của kim cương: nguyên tử nitơ bị cô lập sẽ tạo ra màu vàng; cặp nguyên tử nitơ tạo ra màu nâu, xanh lá cây hoặc tím; những biến dạng mạng (tinh thể) tạo ra màu hồng huyền diệu
trong tự nhiên, kim cương được hình thành ở độ sâu 150 - 700 km dưới lòng đất, trong một thời gian dài; kim cương được dềnh lên mặt đất nhờ núi lửa phun trào
từ lâu, cách duy nhất lấy được những viên kim cương lớn là may mắn nhặt ở trên cấu tạo địa chất, tìm kiếm ở bờ sông và hi vọng gặp may
General Electric
năm 1797 phát hiện rằng kim cương chính là cácbon, các nhà khoa học đã thử nung nóng than củi thành kim cương
đầu thập niên 1910 phát hiện rằng cần áp suất cao và nhiệt độ cao để điều chế kim cương năm 1955 GE tiên phong phương pháp áp suất cao nhiệt độ cao [HPHT high pressure high temperature] ở nhiệt độ 2200 độ C và áp suất 1 triệu rưỡi pound mỗi inch vuông thập niên 1990 phương pháp HPHT đã sản xuất những viên kim cương chất-lượng-đá-quý nhiều màu sắc, mặc dù chủ yếu là màu vàng cam bất chấp HPHT vẫn là hiệu quả kinh tế nhất để sản xuất kim cương, tỷ lệ khuyết tật cao và thời gian nấu lâu đã khiến HPHT khó cạnh tranh ngành kim cương tự nhiên
Máy trồng kim cương trong phòng thí nghiệm
'lắng đọng hơi hoá học' là lấy những vật liệu tiền chất ở thể khí và lắng đọng lên trên một chất nền [substrate]
ngành linh kiện bán dẫn có thể sử dụng CVD để lắng đọng những lớp đơn-tinh-thể silic tinh khiết lên trên tấm wafer
chế tạo kim cương CVD, thường bắt đầu với khí methan làm tiền chất cácbon thể khí; khí methan được trộn lẫn với hydro hoặc ôxy để làm ổn định bề mặt của kim cương và ngăn kim cương khỏi biến đổi thành những tạp chất than chì
sau đó, sử dụng năng lượng để phân huỷ khí methan thành những nguyên tử; năng lượng có thể là nhiệt năng, lửa, sóng vi ba...
phân huỷ khí methan, và làm sao để nguyên tử cácbon hoà hợp lại trên tấm nền [substrate] thường là một kim cương hạt mầm [seed] dưới dạng kim cương bùn [mire]
Đầu ra và kinh tế
thập niên 1950 các nhà khoa học bắt đầu thử tăng trưởng tinh thể kim cương với phương pháp CVD; những vấn đề phổ biến là chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất kim cương CVD, chất lượng cao nhất là hạng-quang-học hay gọi là hạng-điện-tử đủ tinh khiết để tận dụng lợi thế của những đặc điểm điện và nhiệt của kim cương
ngày nay HPHT chế tạo được những mạt kim cương hạng-công-nghiệp với giá thành chưa đến 1 đôla một carat
giữa thập niên 1970 nhà khoa học Boris Vladimirovich Derjaguin (ảnh dưới: ngoài cùng bên trái) ở Liên Xô đã thành công lắng đọng kim cương ở tốc độ hơn 1 micromet 1 giờ, sử dụng nhiều phương pháp, khiến Nhật Bản chú ý người Nhật lấy những phương pháp này, sau rốt xác định 2 phương pháp CVD, ngày nay được sử dụng trong ngành công nghiệp trồng kim cương trong phòng thí nghiệm, sợi nóng [filament] và plasma sóng vi ba
CVD sợi nóng
tiêm năng lượng vào hỗn hợp khí tiền chất, sử dụng một sợi wolfram nung nóng đến nhiệt độ 2000 độ C; có nhiều sắp đặt và bố trí của những sợi wolfram này, dẫn đến những thiết kế đa dạng
là phương pháp tiên phong, CVD sợi nóng có một số nhược điểm; một là mặc dù cho thấy bước nhảy vọt về tốc độ lắng đọng, mới đầu CVD sợi nóng vẫn quá chậm thử nghiệm đầu tiên sản xuất ở tốc độ tăng trưởng là 1 micromet; nếu muốn một viên kim cương đá quý cao 5 milimet, tức là 2 carat, sẽ mất 5000 giờ, tương đương 208 ngày
để tăng tốc, các nhà khoa học đưa nitơ vào tiến trình; sản phẩm kim cương màu vàng sẽ không hữu ích cho những ứng dụng điện tử, bằng kim cương khác
hai là những sợi nóng sẽ dần dần bị ảnh hưởng bởi xói mòn cácbon và nhiệt, bắt đầu bị oằn [warp] và bẻ vênh, ảnh hưởng tốc độ lắng đọng; tệ hơn, wolfram có thể nhiễm bẩn kim cương đang tăng trưởng
CVD plasma sóng vi ba
ngày nay, plasma sóng vi ba chiếm một nửa thị phần kim cương được trồng trong phòng thí nghiệm, một lợi thế là tránh được vấn đề nhiễm bẩn vì có sợi nóng bên trong lò phản ứng
bắt đầu, cần một kim cương mầm [seed] nhỏ, nhìn giống những cái đĩa; một buồng máy có thể chứa 18 mầm, những mầm ấy sẽ đi vào bên trong khoang lò phản ứng, trong đó đầy hỗn hợp khí tiền chất [precursor]; sau đó người ta bắn phá [bombard] hỗn hợp ấy bằng sóng vi ba
những mẫu [prototype] mới đầu sử dụng sóng 2.45 gigahertz giống lò vi sóng để trong bếp, chủ yếu vì sẵn có những ống [tube] sóng vi ba sẽ ion hoá những nguyên tử của hỗn hợp khí, bằng cách kích thích những electron và do đó khiến nguyên tử thêm hoặc bớt electron; plasma là khi một số lượng đáng kể những nguyên tử đã bị ion hoá
nếu điều kiện bề mặt tấm nền (kim cương mầm) được nung nóng và giữ ở nhiệt độ đủ cao, những tiền chất sẽ đậu [settle] lên trên và thế là tăng trưởng kim cương
đợi một ít hôm, sản phẩm kim cương sẽ có màu bạc và hình khoanh đĩa; cạnh bên sẽ có những vụn, đều là bột và mạt kim cương; có thể lấy dao lam cắt đĩa kim cương thành những mảnh nhỏ, thành phẩm là những khối vuông thô; sẵn sàng chuyển cho thợ kim hoàn làm việc cắt và đánh bóng, thành viên đá hoàn thiện tốc độ tăng trưởng, nhất là trồng kim cương tinh khiết không-lỗi, vẫn gây vấn đề; nhưng đang nhanh hơn, nhờ những thiết kế lò phản ứng đã được cải tiến; có thể trồng kim cương theo lố [batch] song song
Đá quý
ngày nay, nhẫn kim cương 2 carat có giá 5000 đôla ở Costco; Costco nói rằng sản phẩm kim cương của hãng đều 'tự nhiên' tức là được 'khai thác' năm 2018 uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ [FTC federal trade commission] sửa đổi định nghĩa 'kim cương' trong những hướng dẫn kim hoàn của uỷ ban; trước đó, hướng dẫn có từ 'tự nhiên' trong định nghĩa; nhưng kim cương MPCVD [microwave plasma chemical vepor deposit] và trồng-trong-phòng-thí-nghiệm khác đã đạt được những đặc điểm quang, điện và vật lý sánh ngang kim cương khai thác; cho nên FTC thấy không cần thêm chữ 'tự nhiên' nữa FTC cho phép sử dụng thuật ngữ 'nuôi trồng' [culture] để miêu tả kim cương trồng-trong-phòng-thí-nghiệm; ngành kim cương khai thác đã phản đối, đề nghị rằng FTC chỉ sử dụng thuật ngữ ấy cho ngọc trai; 99% ngọc trai ngày này là 'nuôi trồng' [culture]
kim cương rẻ, hoàn hảo, được nuôi trồng sẽ sớm áp đảo ngành kim cương khai thác và đánh sụt giá bán kim cương
năm 2022 ngành đá quý thế giới thu được 30 tỷ đôla Mỹ doanh thu, chỉ công ty De Beers đã thu 6 tỷ đôla De Beers đã sớm tìm cách đối phó với nguy cơ của kim cương nuôi trồng, hãng đã dịch chuyển từ một cacten kim cương thô, sang quản lý một thương hiệu trang sức; De Beers mong muốn khách hàng sẽ sẵn lòng bỏ tiền mua vì tên thương hiệu, chứ không phải đá quý
Tản nhiệt
các trường đại học và nhóm công nghiệp đang đầu tư nguồn lực vào sản xuất kim cương; vì cơ hội tận dụng những đặc điểm điện, quang và nhiệt của kim cương
công dụng thương mại đầu tiên của kim cương là bộ tản nhiệt [spread] vì kim cương 'nuôi trồng' đơn tinh thể có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả những chất rắn ở nhiệt độ phòng, có thể gấp 3 lần vật liệu cũ như đồng hoặc silic carbide AT&T lần đầu tiên uỷ thác những bộ tản nhiệt dựa-trên-kim-cương-CVD để làm mát những mảng điốp laser điện-năng-cao gửi tín hiệu qua những cáp quang dưới-biển bộ tản nhiệt kim-cương-CVD giúp thu nhỏ hệ-thống [package] và kéo dài tuổi thọ hoạt động
dự án đã tài trợ việc phát triển những kỹ thuật mới để đánh bóng và cắt kim cương CVD, cũng như kỹ thuật kim-loại-hoá tức là áp [apply] những lớp kim loại lên trên kim cương để gắn [mount] vào thiết bị điện tử
ngành đóng gói tiên tiến linh kiện bán dẫn cũng thảo luận lợi ích tản nhiệt của kim cương CVD, vì những vấn đề nhiệt đang dấy lên ở những chip xếp-chồng-3-chiều Synopsys trả 35 tỷ đôla mua một phần mềm EDA mô hình hoá những tương tác nhiệt trong những chip xếp-chồng-3-chiều
Kết
công ty Ropac ở Đài Trung cho phép tiếp cận thiết bị MPCVD để quay phim chụp ảnh, cũng như đã cởi mở trả lời phỏng vấn kim cương CVD mở ra những tiềm năng cho những linh kiện bán dẫn điện-lực, thấu kính quang học chính xác cho laser, vật liệu bộ phát hiện [detector] cho công cụ đo lường plasma hợp hạch [fusion plasma]
General Electric
năm 1797 phát hiện rằng kim cương chính là cácbon, các nhà khoa học đã thử nung nóng than củi thành kim cương
đầu thập niên 1910 phát hiện rằng cần áp suất cao và nhiệt độ cao để điều chế kim cương năm 1955 GE tiên phong phương pháp áp suất cao nhiệt độ cao [HPHT high pressure high temperature] ở nhiệt độ 2200 độ C và áp suất 1 triệu rưỡi pound mỗi inch vuông thập niên 1990 phương pháp HPHT đã sản xuất những viên kim cương chất-lượng-đá-quý nhiều màu sắc, mặc dù chủ yếu là màu vàng cam bất chấp HPHT vẫn là hiệu quả kinh tế nhất để sản xuất kim cương, tỷ lệ khuyết tật cao và thời gian nấu lâu đã khiến HPHT khó cạnh tranh ngành kim cương tự nhiên
Máy trồng kim cương trong phòng thí nghiệm
'lắng đọng hơi hoá học' là lấy những vật liệu tiền chất ở thể khí và lắng đọng lên trên một chất nền [substrate]
ngành linh kiện bán dẫn có thể sử dụng CVD để lắng đọng những lớp đơn-tinh-thể silic tinh khiết lên trên tấm wafer
chế tạo kim cương CVD, thường bắt đầu với khí methan làm tiền chất cácbon thể khí; khí methan được trộn lẫn với hydro hoặc ôxy để làm ổn định bề mặt của kim cương và ngăn kim cương khỏi biến đổi thành những tạp chất than chì
sau đó, sử dụng năng lượng để phân huỷ khí methan thành những nguyên tử; năng lượng có thể là nhiệt năng, lửa, sóng vi ba...
phân huỷ khí methan, và làm sao để nguyên tử cácbon hoà hợp lại trên tấm nền [substrate] thường là một kim cương hạt mầm [seed] dưới dạng kim cương bùn [mire]
Đầu ra và kinh tế
thập niên 1950 các nhà khoa học bắt đầu thử tăng trưởng tinh thể kim cương với phương pháp CVD; những vấn đề phổ biến là chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất kim cương CVD, chất lượng cao nhất là hạng-quang-học hay gọi là hạng-điện-tử đủ tinh khiết để tận dụng lợi thế của những đặc điểm điện và nhiệt của kim cương
ngày nay HPHT chế tạo được những mạt kim cương hạng-công-nghiệp với giá thành chưa đến 1 đôla một carat
giữa thập niên 1970 nhà khoa học Boris Vladimirovich Derjaguin (ảnh dưới: ngoài cùng bên trái) ở Liên Xô đã thành công lắng đọng kim cương ở tốc độ hơn 1 micromet 1 giờ, sử dụng nhiều phương pháp, khiến Nhật Bản chú ý người Nhật lấy những phương pháp này, sau rốt xác định 2 phương pháp CVD, ngày nay được sử dụng trong ngành công nghiệp trồng kim cương trong phòng thí nghiệm, sợi nóng [filament] và plasma sóng vi ba
CVD sợi nóng
tiêm năng lượng vào hỗn hợp khí tiền chất, sử dụng một sợi wolfram nung nóng đến nhiệt độ 2000 độ C; có nhiều sắp đặt và bố trí của những sợi wolfram này, dẫn đến những thiết kế đa dạng
là phương pháp tiên phong, CVD sợi nóng có một số nhược điểm; một là mặc dù cho thấy bước nhảy vọt về tốc độ lắng đọng, mới đầu CVD sợi nóng vẫn quá chậm thử nghiệm đầu tiên sản xuất ở tốc độ tăng trưởng là 1 micromet; nếu muốn một viên kim cương đá quý cao 5 milimet, tức là 2 carat, sẽ mất 5000 giờ, tương đương 208 ngày
để tăng tốc, các nhà khoa học đưa nitơ vào tiến trình; sản phẩm kim cương màu vàng sẽ không hữu ích cho những ứng dụng điện tử, bằng kim cương khác
hai là những sợi nóng sẽ dần dần bị ảnh hưởng bởi xói mòn cácbon và nhiệt, bắt đầu bị oằn [warp] và bẻ vênh, ảnh hưởng tốc độ lắng đọng; tệ hơn, wolfram có thể nhiễm bẩn kim cương đang tăng trưởng
CVD plasma sóng vi ba
ngày nay, plasma sóng vi ba chiếm một nửa thị phần kim cương được trồng trong phòng thí nghiệm, một lợi thế là tránh được vấn đề nhiễm bẩn vì có sợi nóng bên trong lò phản ứng
bắt đầu, cần một kim cương mầm [seed] nhỏ, nhìn giống những cái đĩa; một buồng máy có thể chứa 18 mầm, những mầm ấy sẽ đi vào bên trong khoang lò phản ứng, trong đó đầy hỗn hợp khí tiền chất [precursor]; sau đó người ta bắn phá [bombard] hỗn hợp ấy bằng sóng vi ba
những mẫu [prototype] mới đầu sử dụng sóng 2.45 gigahertz giống lò vi sóng để trong bếp, chủ yếu vì sẵn có những ống [tube] sóng vi ba sẽ ion hoá những nguyên tử của hỗn hợp khí, bằng cách kích thích những electron và do đó khiến nguyên tử thêm hoặc bớt electron; plasma là khi một số lượng đáng kể những nguyên tử đã bị ion hoá
nếu điều kiện bề mặt tấm nền (kim cương mầm) được nung nóng và giữ ở nhiệt độ đủ cao, những tiền chất sẽ đậu [settle] lên trên và thế là tăng trưởng kim cương
đợi một ít hôm, sản phẩm kim cương sẽ có màu bạc và hình khoanh đĩa; cạnh bên sẽ có những vụn, đều là bột và mạt kim cương; có thể lấy dao lam cắt đĩa kim cương thành những mảnh nhỏ, thành phẩm là những khối vuông thô; sẵn sàng chuyển cho thợ kim hoàn làm việc cắt và đánh bóng, thành viên đá hoàn thiện tốc độ tăng trưởng, nhất là trồng kim cương tinh khiết không-lỗi, vẫn gây vấn đề; nhưng đang nhanh hơn, nhờ những thiết kế lò phản ứng đã được cải tiến; có thể trồng kim cương theo lố [batch] song song
Đá quý
ngày nay, nhẫn kim cương 2 carat có giá 5000 đôla ở Costco; Costco nói rằng sản phẩm kim cương của hãng đều 'tự nhiên' tức là được 'khai thác' năm 2018 uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ [FTC federal trade commission] sửa đổi định nghĩa 'kim cương' trong những hướng dẫn kim hoàn của uỷ ban; trước đó, hướng dẫn có từ 'tự nhiên' trong định nghĩa; nhưng kim cương MPCVD [microwave plasma chemical vepor deposit] và trồng-trong-phòng-thí-nghiệm khác đã đạt được những đặc điểm quang, điện và vật lý sánh ngang kim cương khai thác; cho nên FTC thấy không cần thêm chữ 'tự nhiên' nữa FTC cho phép sử dụng thuật ngữ 'nuôi trồng' [culture] để miêu tả kim cương trồng-trong-phòng-thí-nghiệm; ngành kim cương khai thác đã phản đối, đề nghị rằng FTC chỉ sử dụng thuật ngữ ấy cho ngọc trai; 99% ngọc trai ngày này là 'nuôi trồng' [culture]
kim cương rẻ, hoàn hảo, được nuôi trồng sẽ sớm áp đảo ngành kim cương khai thác và đánh sụt giá bán kim cương
năm 2022 ngành đá quý thế giới thu được 30 tỷ đôla Mỹ doanh thu, chỉ công ty De Beers đã thu 6 tỷ đôla De Beers đã sớm tìm cách đối phó với nguy cơ của kim cương nuôi trồng, hãng đã dịch chuyển từ một cacten kim cương thô, sang quản lý một thương hiệu trang sức; De Beers mong muốn khách hàng sẽ sẵn lòng bỏ tiền mua vì tên thương hiệu, chứ không phải đá quý
Tản nhiệt
các trường đại học và nhóm công nghiệp đang đầu tư nguồn lực vào sản xuất kim cương; vì cơ hội tận dụng những đặc điểm điện, quang và nhiệt của kim cương
công dụng thương mại đầu tiên của kim cương là bộ tản nhiệt [spread] vì kim cương 'nuôi trồng' đơn tinh thể có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả những chất rắn ở nhiệt độ phòng, có thể gấp 3 lần vật liệu cũ như đồng hoặc silic carbide AT&T lần đầu tiên uỷ thác những bộ tản nhiệt dựa-trên-kim-cương-CVD để làm mát những mảng điốp laser điện-năng-cao gửi tín hiệu qua những cáp quang dưới-biển bộ tản nhiệt kim-cương-CVD giúp thu nhỏ hệ-thống [package] và kéo dài tuổi thọ hoạt động
dự án đã tài trợ việc phát triển những kỹ thuật mới để đánh bóng và cắt kim cương CVD, cũng như kỹ thuật kim-loại-hoá tức là áp [apply] những lớp kim loại lên trên kim cương để gắn [mount] vào thiết bị điện tử
ngành đóng gói tiên tiến linh kiện bán dẫn cũng thảo luận lợi ích tản nhiệt của kim cương CVD, vì những vấn đề nhiệt đang dấy lên ở những chip xếp-chồng-3-chiều Synopsys trả 35 tỷ đôla mua một phần mềm EDA mô hình hoá những tương tác nhiệt trong những chip xếp-chồng-3-chiều
Kết
công ty Ropac ở Đài Trung cho phép tiếp cận thiết bị MPCVD để quay phim chụp ảnh, cũng như đã cởi mở trả lời phỏng vấn kim cương CVD mở ra những tiềm năng cho những linh kiện bán dẫn điện-lực, thấu kính quang học chính xác cho laser, vật liệu bộ phát hiện [detector] cho công cụ đo lường plasma hợp hạch [fusion plasma]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)