Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Cơ đốc giáo đã không hợp nhất các bộ lạc Ả-rập được như Hồi giáo đã làm dưới thời Muhammad

Cơ đốc giáo đang chia rẽ các bộ lạc Ả Rập và đặt họ chống lại nhau:
Oreste Papadopol
người Ghassanids là hiệp tính thuyết [myaphysites] và người Lakhmids là Cảnh giáo [Nestorians] và là kẻ thù. Bản thân người Ghassanids cũng phân chia giữa hiệp tính thuyết [myaphisites] và người chính giáo [melkites]. Cho đến ngày nay, các dòng Cơ đốc giáo nhánh của Li Băng và Syria vẫn chia rẽ giữa Chính thống giáo Đông Hy Lạp, Công giáo Maronites và Syriacs.
nhân tiện, Cơ đốc giáo không thích chủ nghĩa bộ lạc, thậm chí năm 1872 đã bị kết tội là một dị giáo được gọi là Phyletism tại hội đồng Constantinople. Vì vậy, người Ả Rập Cơ đốc giáo có các dòng họ [clan] thay vì bộ lạc [tribe]. Các thành viên trong dòng họ có quan hệ huyết thống, trong khi các bộ lạc là các tổ chức chính trị xã hội đa-dòng-họ có thành viên không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống, mặc dù cùng tổ tiên mang tính biểu tượng.
Các cộng đồng Kitô giáo, trong đó có các cộng đồng Ả Rập, tổ chức theo lãnh thổ thay vì bộ lạc, là thừa hưởng từ chính quyền dân sự La Mã, trong các giáo xứ và giáo phận; tức là nếu một nhóm du mục Cơ đốc di chuyển đến một giáo phận khác, họ sẽ tuân theo giáo phận có thẩm quyền [jurisdiction] trong lãnh thổ tương ứng đó.
Điều này không cho phép tổ chức bộ lạc, bởi vì theo định nghĩa, một bộ lạc du mục sẽ duy trì tổ chức của mình ở bất cứ nơi nào họ di chuyển đến; ví dụ bộ lạc Banu Hilal di chuyển từ Najd (Ả-rập) đến Maghreb (châu Phi) và áp đặt thẩm quyền tài phán [jurisdiction] ở đó, bất cứ nơi nào họ định cư, hoặc thậm chí trong khi di chuyển. Banu Hilal có thể làm như thế bởi vì họ là người Hồi giáo, và Hồi giáo cho phép tổ chức bộ lạc như vậy, như Kinh Qur'an nói trong đoạn Qur'an 49:13: "...và đã tạo ra các bạn là các quốc gia và bộ lạc để các bạn có thể nhận biết nhau."
nếu Banu Hilal là người Cơ đốc, họ sẽ mặc địng mất tổ chức bộ lạc của mình khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác vì họ sẽ phải phục tùng về mặt hành chính cho giáo phận của nơi tương ứng đó; như thánh Phao-lô nói, trong Ga-la-ti 3:28: "Không có người Do Thái hay người Hy Lạp... vì tất cả các bạn đều là một, trong Chúa Giê-xu Christ."
không có chỗ cho hai người cùng Cơ đốc giáo ở cùng một nơi và cả hai đều tự nhận là thuộc hai bộ lạc khác nhau. Thập niên 1870 thực tế đã nổ ra tranh chấp giữa tổng trưởng Bulgaria và Thượng phụ Đại kết, cả hai đều ở Constantinople, với việc tổng trưởng Bulgaria nhận quyền tài phán [jurisdiction] với dân tộc Bulgaria như thể người Bulgaria là một bộ lạc khác, dẫn đến Công Nghị đã lên án chủ nghĩa phylet (bộ lạc) là dị giáo.
với người Hồi giáo, chẳng sao cả nếu có nhiều bộ lạc trong cùng một thành phố; ví dụ ở Medina có một số bộ lạc. Đây là dị giáo trong Cơ đốc giáo phương Đông, mặc dù nó xảy ra phổ biến sau sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỷ 19 khi một số Giáo hội quốc gia nhất định đã tuyên bố quyền tài phán đối với một nhóm dân tộc thuộc giáo phận của một giám mục khác.
Điều này cũng phù hợp với chính quyền dân sự La Mã, đã lạc trôi ở phương Tây trong Thời kỳ Di cư Vĩ đại vào đầu thời kỳ Trung cổ (khi mọi người ngừng tự nhận là người La Mã và bắt đầu tự nhận là huyết thống các bộ lạc) nhưng đã được kế thừa ở Đế quốc Đông La Mã [Byzantine], Vương quốc Hồi giáo Seljukid của Rum (đã áp dụng lãnh thổ dân sự La Mã thay vì tổ chức bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ) và ở Đế quốc Ottoman nơi nhà nước không được tổ chức theo bộ lạc.
ví dụ, vào đầu thời kỳ Trung cổ ở phương Tây, không giống như các thế kỷ trước, hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu một người Paris nhận huyết thống với bộ lạc Salian của vương quốc Frank, hay một người khác nhận huyết thống với một bộ lạc Gallic bản địa.
Thậm chí sau đó, cái gọi là gia tộc ở Scotland thực ra là bộ lạc theo định nghĩa, vì các thành viên của nó không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống; nhưng trong Giáo hội Công giáo, nó được phép tồn tại. Nếu kế thừa dân sự của Giáo hội Đông La Mã, điều đó sẽ không được phép

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét