Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka, Ba Rổ Kinh) và những nội dung của Tam Tạng Kinh bằng tiếng Nam Phạn

07:00 thứ năm 20/01/2022 tác giả: luật sư Lê Minh Trường
những lời của Đức Phật nói ra, ban đầu được gọi là Pháp (Dhamma), bao gồm ba phương diện, đó là: Giáo Pháp (Pariyatti), Thực Hành (Patipatti) và Chứng Ngộ (Pativedha). Giáo Pháp được lưu giữ lại trong Kinh Điển được gọi là Tam Tạng Kinh (Tipitaka)
những dịch giả dịch Tam Tạng Kinh qua Anh ngữ đã ước lượng Tam Tạng Kinh lớn hơn khoảng 11 lần so với toàn bộ Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo. Tam Tạng Kinh chứa đựng Những Lời Dạy của Đức Phật do chính Đức Phật nói ra trong 45 năm kể từ sau khi Người Giác Ngộ thành đạo cho đến khi Bát- Niết-bàn
Tipitaka trong tiếng Nam Phạn có nghĩa là ba cái giỏ (Ti = 3, Pitaka = rổ, giỏ, cái sọt). Nó không chỉ mang ý nghĩa là vật chứa đựng mà mang ý nghĩa ‘truyền thừa’ hay chuyền tay cho nhau, giống những người thợ chuyền những rổ đất hay cát từ người này đến người kia theo một hàng dài cho đến cuối cùng để sử dụng, cũng giống như Những Cái Rổ chứa Giáo pháp được chuyền tay, truyền thụ qua nhiều thế kỷ từ người Thầy cho đến những học trò. (ở Việt Nam, chúng ta dùng theo cách gọi của người Trung Quốc, gọi là Tam Tạng Kinh, tức là ba cái ‘sọt’ chứa kinh điển)
“Ba Rổ Kinh” hay ba Tàng Kinh đó là: Luật Tạng (Vinaya Pitaka), bao gồm những luật lệ và quy định của Tăng Đoàn Tu Sĩ (Tăng và Ni); Kinh Tạng (Sutta Pitaka), chứa đựng những bài thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật truyền dạy cho những cá nhân một người hay cho những nhóm người thuộc đủ mọi tầng lớp trong suốt thời gian tại thế sau khi đắc đạo của Người; và Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka), giảng dạy bốn vấn đề tột cùng, rốt ráo: Tâm (Citta), Những Yếu Tố thuộc Tâm hay Danh (Cetasikas), Sắc (Rupa, tức Vật Chất) và Niết-bàn (Nibbana)
theo Đại Đức Sayadaw U Thittila (ảnh trên) chương 1 − “Origin and Expansion of Buddhism” (Nguồn gốc và lan tỏa của Phật giáo), tác giả Trưởng Lão J. Kashyap (ảnh dưới) Chương 2 − “The Fundamental Principles of Theravada Buddhism” (Những Nguyên Lý Cơ Bản của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada), tác giả Trưởng Lão Sayadaw U Thittila. The Path of the Buddha (Con Đường Của Đức Phật), do Kenneth W. Morgan biên soạn, nhà xuất bản Motilal Banarsidass, Delhi, 1986), Ở Miến Điện, những văn bản Kinh Điển bằng tiếng Nam Phạn ở các nước theo Phật Giáo Nguyên Thủy, như Miến Điện, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Thái Lan, về thực chất nội dung, ngữ nghĩa và ngay cả những cụm từ đã được dùng đều hoàn toàn là giống nhau. Tam Tạng Kinh bằng tiếng Nam Phạn là Tipitaka chứa đựng tất cả mọi điều cần thiết để dẫn đến Con Đường dẫn đến mục đích cứu cánh tột cùng là Niết-bàn, sự chấm dứt khổ
(a) mỗi Truyền Thống Có một Phiên Bản Riêng Của Tam Tạng Kinh Điển Tipitaka
có tất cả ba phiên bản Tam Tạng Kinh Điển Tipitaka được chấp nhận bởi ba trường phái Phật Giáo vẫn còn ngày nay
1. Tam Tạng Kinh bằng tiếng Nam Phạn (tiếng Pali) của Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada còn gọi là truyền thống Trưởng Lão Bộ) ở những quốc gia ảnh dưới
2. Đại Tam Tạng Kinh của trường phái Phật Giáo Đại Thừa (mahayana Tipitaka) bằng tiếng Trung và phổ cập ở những quốc gia ảnh dưới là những bản dịch từ kinh điển bằng tiếng Phạn (Sanskrit)
3. Tam Tạng Kinh Tây Tạng (Tibetan Tipitaka) bằng ngôn ngữ Tây Tạng, còn được gọi là Kagyur bao gồm những bản dịch từ kinh điển bằng tiếng Phạn và Bốn Đại Kinh Mật Thừa Tây Tạng (Tantras) và Tangyur (bao gồm những tác phẩm của những học giả, luận sư người Ấn Độ và Tây Tạng)
trường phái Trưởng Lão Bộ hay Phật Giáo Nguyên Thủy là trường phái Phật giáo chính thống, có cội rễ từ thời của Đức Phật, cũng không chấp nhận những kinh điển trong các phiên bản của Đại Thừa và Tây Tạng, vì họ cho rằng đó là những sáng tác sau này, chứ không phản ảnh hay trung thành với bản gốc những “Lời Dạy của chính Đức Phật”
theo học giả Warder (ảnh trên) (“Indian Buddhism” (Phật Giáo Ấn Độ), (Chương 1 & 10), tác giả Anthony Kennedy Warder. nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi năm 2004), mặc dù Phật giáo Đại Thừa khẳng định rằng mình được sáng lập ra bởi chính Đức Phật, nhưng bằng chứng được công nhận là những giáo lý của Đại Thừa có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ, gần Andhra Pradesh vào thế kỷ thứ 1 sau Công Nguyên (CN). Nhiều vị thầy hàng đầu của trường phái này cũng được sinh ra ở miền Nam Ấn Độ, tu học ở đó và sau này lên miền Bắc để giảng dạy, một trong số đó là ngài Nagarjuna (Long Thọ). Ý tưởng cho rằng những tạng Kinh được cất giữ ở miền Nam Ấn Độ là cách thuận tiện để cho những người Đại Thừa giải thích cho những Phật tử ở miền Bắc lý do tại sao những Tỳ kheo ở miền Bắc chưa hề nghe được những Kinh đó từ chính Đức Phật. Và vì vậy, những người Đại thừa ở miền Nam không chấp nhận rằng đó là những sáng tác sau thời Đức Phật tại thế
một cách giải thích khác được ghi chép lại bởi sử gia Taranatha người Tây Tạng cho rằng mặc dù Đức Phật đã giảng dạy các kinh Phật Giáo Đại Thừa, nhưng những kinh đó đã không được cho lưu hành trong thế giới loài người nhiều thế kỷ, bởi vì lúc ấy không có được những người thầy (đạo sư) tài giỏi và cũng không có những học trò (đệ tử) đủ thông minh để triển khai. Những kinh Đại Thừa được giáo truyền một cách bí mật cho nhiều bậc siêu nhiên và được gìn giữ bởi những bậc Trời Thần và những nagas (loài rồng, hay Long Vương). Những giáo lý bí mật này đã được mang ra khỏi nơi cất giấu bởi những đại sư Đại Thừa xuất hiện khoảng thế kỷ 2 sau CN, là những bậc thầy có khả năng diễn dịch những kinh điển thiêng liêng đó. Điều này đã đủ để thừa nhận rằng những kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa đã không bao giờ tồn tại cho đến thế kỷ thứ 2 sau CN
theo quan điểm của học giả Warder, những lý luận kỳ lạ như vậy không thể nào được chấp nhận là một sự thật lịch sử được. Bởi vì tất cả mọi giáo lý của Phật Giáo khởi thủy từ thời Đức Phật chưa bao giờ mang ý nghĩa bí mật, bí truyền gì cả. Khả năng về một số lượng giáo lý đồ sộ được giáo truyền bí mật giống như là một sự bịa đặt hay bôi bác về năng lực của Đức Phật đã không thể thực hiện được những điều mà những người khác có thể thực hiện được 600 năm sau đó. Khó mà tin được rằng chính Đức Phật đã nói các kinh Đại Thừa, nhưng Đức Phật đã không thành công trong việc truyền dạy cho con người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà phải dùng phương cách mật truyền, theo như lý luận của các nhà Đại Thừa. Hơn nữa, trong Kinh Đại Bát-Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta), chính Đức Phật đã tuyên bố rằng: “Chẳng có gì hay giáo pháp bí truyền hay mật truyền nào còn được giấu trong nắm tay của người thầy cả”
kiểu tuyên bố của các nhà Đại Thừa cho rằng không có những người thầy có đủ năng lực cũng như không có những đệ tử đủ thông minh vào thời Đức Phật (để triển khai Phật Giáo Đại Thừa) chỉ nhằm mục đích tự đề caotự đưa mình lên thế thượng phonghạ thấp vị trí và những thành đạt của những Đại Đệ Tử và những bậc A-la-hán lỗi lạc trong thời Đức Phật và sau đó
thực tế, một trong những kinh Đại Thừa sớm nhất, Ratnakuta Sutra (ảnh dưới: Kinh Đại Bảo Tích) đã bác bỏ, lăng mạ những hàng đệ tử Phật Giáo Nguyên Thủy như hàng Thanh Văn (Savakas), A-la-hán (Arahants) không phải là những ‘người con’ của Đức Phật, hay không phải là những Phật tử! Sự thật là trong các kinh Đại Thừa đều có sự bác bỏ, khinh khi về sự ‘tiểu nhược’ (hina) của những đệ tử Đức Phật một cách gây nhiều khó chịu hơn. Điều đó cho thấy Đại Thừa đã thể hiện quan điểm cực kỳ mâu thuẫn, trái ngược lại với những bản chất bao dungthông cảm hiểu biết của hầu hết kinh điển Phật giáo Nguyên thuỷ vốn là tinh thần đích thực của Giáo Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy
(b) độ tin cậy của “Ba Rổ Kinh” (Tipitaka) so với những phiên bản ghi chép của những trường phái khác
trong quyển “Cuộc Đời Của Đức Phật Theo Như Tam Tạng Kinh Pali” của Đại đức Tỳ kheo Nanamoli (“The Life of the Buddha According to the Pali Canon”, tác giả TK Bhikkhu Nanamoli. nhà xuất bản Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka.), đã ghi lại tham luận của tiến sĩ T.W. Rhys Davids, một học giả Pali lỗi lạc, như sau:
“Đức Phật không để lại những lời dạy thâm sâu, vắn tắt nào để rồi từ đó những môn đồ của Người sau này tự do khai triển ra thành một hệ thống hay những hệ thống tư tưởng của riêng mình, nhưng thay vì vậy, chính Đức Phật đã công phu xây dựng học thuyết (tức Giáo Pháp) của mình; và trong suốt 45 năm dài truyền dạy, Người đã có đủ nhiều thời gian để lặp đi lặp lại những nguyên lý và chi tiết của giáo pháp đó nhiều lần cho các môn đồ; và để kiểm tra sự hiểu biết của họ về giáo pháp đó, cho đến khi các đệ tử giỏi giang đã được nhuần nhuyễn trong việc phân biệt, tinh thông những pháp siêu thể, vi diệu nhất, và họ (tức là những đệ tử giỏi giang, những người trước đó là những thầy tu khổ hạnh trước khi gia nhập vào Tăng Đoàn -ND) đã được huấn luyện với trí nhớ mà những thầy tu sa-môn khổ hạnh Ấn Độ có được. Khi có những sự việc, sự thật được yêu cầu đọc lại từ trong trí nhớ (khi kết tập kinh điển - ND), thì họ đều làm được. Điều đó cho thấy sự tin cậy có thể được đặt vào kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy hơn là vào những ghi chép sau này của các giáo phái khác”
tác giả: Chan Khoon San – do Lê Kim Kha biên dịch

Cơ đốc giáo đã không hợp nhất các bộ lạc Ả-rập được như Hồi giáo đã làm dưới thời Muhammad

Cơ đốc giáo đang chia rẽ các bộ lạc Ả Rập và đặt họ chống lại nhau:
Oreste Papadopol
người Ghassanids là hiệp tính thuyết [myaphysites] và người Lakhmids là Cảnh giáo [Nestorians] và là kẻ thù. Bản thân người Ghassanids cũng phân chia giữa hiệp tính thuyết [myaphisites] và người chính giáo [melkites]. Cho đến ngày nay, các dòng Cơ đốc giáo nhánh của Li Băng và Syria vẫn chia rẽ giữa Chính thống giáo Đông Hy Lạp, Công giáo Maronites và Syriacs.
nhân tiện, Cơ đốc giáo không thích chủ nghĩa bộ lạc, thậm chí năm 1872 đã bị kết tội là một dị giáo được gọi là Phyletism tại hội đồng Constantinople. Vì vậy, người Ả Rập Cơ đốc giáo có các dòng họ [clan] thay vì bộ lạc [tribe]. Các thành viên trong dòng họ có quan hệ huyết thống, trong khi các bộ lạc là các tổ chức chính trị xã hội đa-dòng-họ có thành viên không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống, mặc dù cùng tổ tiên mang tính biểu tượng.
Các cộng đồng Kitô giáo, trong đó có các cộng đồng Ả Rập, tổ chức theo lãnh thổ thay vì bộ lạc, là thừa hưởng từ chính quyền dân sự La Mã, trong các giáo xứ và giáo phận; tức là nếu một nhóm du mục Cơ đốc di chuyển đến một giáo phận khác, họ sẽ tuân theo giáo phận có thẩm quyền [jurisdiction] trong lãnh thổ tương ứng đó.
Điều này không cho phép tổ chức bộ lạc, bởi vì theo định nghĩa, một bộ lạc du mục sẽ duy trì tổ chức của mình ở bất cứ nơi nào họ di chuyển đến; ví dụ bộ lạc Banu Hilal di chuyển từ Najd (Ả-rập) đến Maghreb (châu Phi) và áp đặt thẩm quyền tài phán [jurisdiction] ở đó, bất cứ nơi nào họ định cư, hoặc thậm chí trong khi di chuyển. Banu Hilal có thể làm như thế bởi vì họ là người Hồi giáo, và Hồi giáo cho phép tổ chức bộ lạc như vậy, như Kinh Qur'an nói trong đoạn Qur'an 49:13: "...và đã tạo ra các bạn là các quốc gia và bộ lạc để các bạn có thể nhận biết nhau."
nếu Banu Hilal là người Cơ đốc, họ sẽ mặc địng mất tổ chức bộ lạc của mình khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác vì họ sẽ phải phục tùng về mặt hành chính cho giáo phận của nơi tương ứng đó; như thánh Phao-lô nói, trong Ga-la-ti 3:28: "Không có người Do Thái hay người Hy Lạp... vì tất cả các bạn đều là một, trong Chúa Giê-xu Christ."
không có chỗ cho hai người cùng Cơ đốc giáo ở cùng một nơi và cả hai đều tự nhận là thuộc hai bộ lạc khác nhau. Thập niên 1870 thực tế đã nổ ra tranh chấp giữa tổng trưởng Bulgaria và Thượng phụ Đại kết, cả hai đều ở Constantinople, với việc tổng trưởng Bulgaria nhận quyền tài phán [jurisdiction] với dân tộc Bulgaria như thể người Bulgaria là một bộ lạc khác, dẫn đến Công Nghị đã lên án chủ nghĩa phylet (bộ lạc) là dị giáo.
với người Hồi giáo, chẳng sao cả nếu có nhiều bộ lạc trong cùng một thành phố; ví dụ ở Medina có một số bộ lạc. Đây là dị giáo trong Cơ đốc giáo phương Đông, mặc dù nó xảy ra phổ biến sau sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỷ 19 khi một số Giáo hội quốc gia nhất định đã tuyên bố quyền tài phán đối với một nhóm dân tộc thuộc giáo phận của một giám mục khác.
Điều này cũng phù hợp với chính quyền dân sự La Mã, đã lạc trôi ở phương Tây trong Thời kỳ Di cư Vĩ đại vào đầu thời kỳ Trung cổ (khi mọi người ngừng tự nhận là người La Mã và bắt đầu tự nhận là huyết thống các bộ lạc) nhưng đã được kế thừa ở Đế quốc Đông La Mã [Byzantine], Vương quốc Hồi giáo Seljukid của Rum (đã áp dụng lãnh thổ dân sự La Mã thay vì tổ chức bộ lạc Thổ Nhĩ Kỳ) và ở Đế quốc Ottoman nơi nhà nước không được tổ chức theo bộ lạc.
ví dụ, vào đầu thời kỳ Trung cổ ở phương Tây, không giống như các thế kỷ trước, hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu một người Paris nhận huyết thống với bộ lạc Salian của vương quốc Frank, hay một người khác nhận huyết thống với một bộ lạc Gallic bản địa.
Thậm chí sau đó, cái gọi là gia tộc ở Scotland thực ra là bộ lạc theo định nghĩa, vì các thành viên của nó không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống; nhưng trong Giáo hội Công giáo, nó được phép tồn tại. Nếu kế thừa dân sự của Giáo hội Đông La Mã, điều đó sẽ không được phép

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Úc - Hàng chục ngân hàng bị ảnh hưởng bởi làn sóng phần mềm độc hại thế giới

Steven Byerley Ngày 15 tháng 12 năm 2023
năm 2023 Phần mềm độc hại đã nhắm vào 1800 ứng dụng ngân hàng toàn cầu, báo cáo tiết lộ
Theo đăng tin của tờ The Australian, tội phạm mạng đã tăng cường nỗ lực nhắm mục tiêu vào các ngân hàng bằng cách sử dụng một bộ phần mềm độc hại mới được thiết kế đặc biệt để khai thác điện thoại di động và ăn cắp tiền tiết kiệm của các cá nhân
Theo công ty an ninh mạng Zimperium có trụ sở tại Texas, 34 trong tổng số 95 ngân hàng Úc đã trở thành nạn nhân của làn sóng phần mềm độc hại này, thường được gọi là "trojans", làm nổi bật sự tinh vi ngày càng tăng của các tổ chức tội phạm trực tuyến
hôm thứ Sáu, Zimperium đã công bố Báo cáo Mobile Banking Heist hàng năm, tiết lộ rằng 29 bộ phần mềm độc hại khác nhau đã nhắm mục tiêu đến 1800 ứng dụng ngân hàng trên 61 quốc gia chỉ trong năm 2023. Mặc dù báo cáo không tiết lộ tên của các ngân hàng Úc bị ảnh hưởng, nhưng nó nhấn mạnh khả năng của các ngân hàng trong việc chống lại hàng chục triệu cuộc tấn công mạng hàng ngày, tờ The Australian đưa tin
Nhà khoa học trưởng Nicolas Chiaraviglio (ảnh dưới) của Zimperium đã làm sáng tỏ bản chất phát triển của những trojan này, nói rằng chúng liên tục thích nghi để vượt qua các biện pháp bảo mật và trốn tránh bị phát hiện trên thiết bị di động. Với việc tội phạm mạng đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào các cuộc tấn công này, các hoạt động bảo mật truyền thống đang phải vật lộn để bắt kịp với bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng
"Bảo mật ngân hàng di động hiện đang ở trong một kịch bản đặt cược cao, với nhiều tác nhân đe dọa gây ra rủi ro đáng kể," Chiaraviglio nói với The Australian. "Báo cáo này cho thấy sự tinh vi, khả năng thích ứng và khả năng mở rộng của các trojan ngân hàng và tác động rộng rãi của chúng đối với các ứng dụng di động trên toàn cầu ... họ đang tìm cách vượt qua các biện pháp phòng thủ truyền thống, đó là lý do tại sao điều quan trọng là các tổ chức ngân hàng và tài chính phải sử dụng bảo mật di động toàn diện, theo thời gian thực, trên thiết bị để chống lại những kẻ thù thông minh này."
Đọc tiếp theo: Ngân hàng lớn ủng hộ kế hoạch ID quốc gia để dập tắt tội phạm mạng
Zimperium gần đây đã giới thiệu lá chắn phòng thủ đầu tiên của Úc chống lại các mối đe dọa thiết bị di động, The Australian đưa tin. Động thái này phù hợp với chiến lược an ninh mạng bảy năm của chính phủ liên bang, được công bố vào tháng 11, nhằm giải quyết những trở ngại lớn ngăn cản các doanh nghiệp báo cáo các cuộc xâm nhập độc hại và các cuộc tấn công ransomware được dàn dựng bởi cả các tác nhân và tổ chức tội phạm do nhà nước tài trợ
Khi bối cảnh của các mối đe dọa mạng tiếp tục phát triển, các tổ chức tài chính được khuyến khích ưu tiên các biện pháp bảo mật di động để bảo vệ sức khỏe tài chính của khách hàng, The Australian đưa tin
An ninh mạng cũng là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Công ty tổng hợp thế chấp Connective gần đây đã báo cáo rằng họ đã chứng kiến sự gia tăng 50% trong các cuộc tấn công mạng vào các nhà môi giới và khách hàng của mình trong năm 2023

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Kỷ niệm 190 năm đấu tranh của Katip Sumat chống triều đình Huế (1833 - 2023)

Putra Podam Trong mục Tin tức 01:51, 10 thg 12, 2023
source
Năm 1832 đánh dấu năm từ trần của Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định Thành. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh xua quân chinh phạt và thống trị toàn bộ lãnh thổ Champa sau đó xóa bỏ danh xưng của vương quốc này ra khỏi bản đồ thế giới, tiếp tục thực hiện chính sách hà khắc như lao động khổ sai, thuế nặng, chính sách đồng hóa xóa bỏ nhiều luật tục, chà đạp tôn giáo, tín ngưỡng của thần dân Champa, … Do đó, nhân dân Champa đã vùng dậy chống lại kẻ xâm lược nhằm giải phóng vương quốc champa khỏi ách thống trị của Minh Mệnh. Khởi đầu cho phong trào này là cuộc khởi nghĩa của Katip Sumat (1833-1834)
Katip Sumat là vị tu sĩ Chăm Hồi Giáo sinh ở Campuchia, sang Makah (tiểu vương quốc Kelantan, Mã Lai) du học về triết lý Hồi Giáo. Ông là một người rất tinh thông về kinh thánh Qu’ran và người Chăm tôn sùng như một vị siêu nhân về quyền năng mầu nhiệm.
Phong trào đấu tranh của Katip Sumat đặt khu trung tâm chỉ đạo và điều hành ở trên hòn núi Aih Amrak (con công) ở Ðồng Nai. Phong trào được sự ủng hộ đông đảo của các thần dân Champa, đặc biệt có một số nhân vật quan trọng như cựu quốc vương Po Phaok The, Po Nyi Liang, Po Ling, Po Ceng, Katip Ja Thak Wa và nhiều tướng lĩnh khác.
Cuộc khởi nghĩa phất cờ với tên gọi là “Po Rasak”, các tướng lĩnh được phân công như Tuan Lik quyền chỉ huy vùng Phan Rí; Kuac Riwa quyền chỉ huy vùng Long Hương và Katip Ja Thak Wa quyền chỉ huy vùng Phan Rang.
Trong cuộc khởi nghĩa này, Katip Sumat dựa vào triết lý Hồi Giáo làm khung cho chủ thuyết đấu tranh, đó là hình thành mặt trận “thánh chiến Hồi Giáo” (Jihad), mà không chuẩn bị chu đáo về khả năng và đường lối quân sự. Hơn nữa các lực lượng chiến binh là người Chăm, Raglai, và Churu luôn luôn tin tưởng vào Đấng Allah sẽ phù hộ bảo vệ tánh mạng và sẽ mang lại chiến thắng do đó cuộc chiến đã bị vua Minh Mệnh đàn áp một cách dã man và tan rã một cách nhanh chóng.
Cuộc khởi nghĩa đã thất bại và Katip Sumat cho lui quân về miền rừng núi ở Đồng Nai Thượng. Vì rằng vua Minh Mệnh đã điều động đội binh hùng hậu và thực hiện kế sách “chiến trường đỏ lửa”, đốt phá tất cả làng mạc người Chăm đặc biệt là các làng người Chăm chạy dọc theo bờ biển. Tiếp đó, binh lính của triều đình Huế tha hồ giết hại người Chăm và thần dân Champa một cách vô tội vạ.
Qua đó cho thấy, phong trào của Katip Sumat tuy đã gây mối đe dọa cho triều đình Huế, nhưng cuộc nổi dậy này cũng đã vô tình biến dân chúng Champa thành nạn nhân của cuộc chiến khi bị Minh Mệnh tiếp tục truy sát.
Trước biến cố về chính sách thảm sát dã man này của vua Minh Mạng, Katip Ja Thak Wa, người Chăm làng Văn Lâm (Phan Rang) một nhân vật quan trọng trong triều đình Champa đã từng tham gia chỉ huy trong phong trào Katip Sumat đã đứng ra lãnh đạo nhân dân Champa, tổ chức mật trận chống triều đình vua Minh Mệnh vào năm 1834.
Trước hết, Ja Thak Wa thành lập một chính phủ Champa lâm thời trên lãnh thổ Champa (Ninh Thuận và Bình Thuận) và Kauthara (Khánh Hòa). Sau đó, triệu tập một hội đồng Champa để tôn vinh Po War Palei làm quốc vương Champa với chức phong là Po Patrai (quốc vương). Po War Palei là gốc người Raglai thuộc làng Cadang, là em rể của phó vương Po Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên). Ja Thak Wa còn chỉ định một nhân vật gốc Churu làm thái tử Champa mang chức phong Yang Harei (hoàng tử mặt trời). Một nhân vật gốc Chăm là Ja Yok Ai mang danh hiệu Panraong Sa-ai, làm đại tướng đặt trách về quân sự và phong chức cho những quan lại khác.
Trong cuộc chiến, Ja Thak Wa đứng ra điều hành trực tiếp phong trào và kêu gọi sự yểm trợ của các dân tộc miền núi như Churu, Raglai, Kaho,… vận động quần chúng Chăm phải tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh nhằm khôi phục lại vương quốc Champa độc lập.
Tháng 7 Chăm lịch (1834) cuộc chiến bắt đầu vô cùng khốc liệt, tất cả làng palei Chăm đã bị lửa thiêng (Apuei Kadhir) thiêu rụi, dân chúng Champa khiếp vía trước chính sách trừng trị của triều đình Huế nhầm ngăn chận những ai theo Ja Thak Wa.
Tháng 10 năm Ngọ Chăm lịch, Ja Thak Wa ra lệnh cho chiến sĩ Churu và Raglai trừng trị thẳng tay những người Chăm không tham gia phong trào kháng chiến.
Đầu năm Ất Vị (1835), phong trào Ja Thak Wa đã giành thắng lợi to lớn, vì quân đội của triều đình Huế đã rút khỏi các huyện An Phước, Hòa Ða, Tuy Tịnh và xung quanh phủ Bình Thuận. Toàn bộ lãnh thổ Champa đã được Katip Ja Thak Wa nắm giữ.
Nhằm dập tan cuộc khởi nghĩa của Ja Thak Wa, vua Minh Mệnh lúc đầu ra chỉ dụ thưởng ba quan tiền mang phù hiệu “phi long” cho những ai giết được một quân phiến loạn hay bắt được một thành viên ủng hộ Ja Thak Wa. Sau đó Minh Mệnh ra lệnh mỗi binh lính người Kinh ở phủ Bình Thuận phải chặt ba cái đầu của người Chăm vào mỗi buổi sáng mới nhận được tiền lương. Từ đó, binh lính của triều đình Huế tha hồ chém giết người dân Chăm vô tội để được nhận tiền thưởng.
Tháng 6 năm Ất Vị (1835) lực lượng của Ja Thak Wa tiếp tục tấn công khu vực Hòa Thuận và Long Bàn, sau đó rút lui về mật khu.
Tháng 7 năm Ât Vị (1835), thành Phiên An ở Gia Ðịnh, nơi trú ẩn cuối cùng của Lê Văn Khôi đã bị thất thủ, đánh dấu cho sự tàn rụi của cuộc khởi nghĩa ở 6 tỉnh miền nam. Kể từ đó Minh Mệnh làm chủ phía nam của vương quốc Việt Nam và tiếp tục trừng trị dân tộc Chăm và thần dân Champa đã tham gia vào các phong trào của Katip Sumat và Katip Ja Thak Wa.
Mặc dù bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã mang và cuộc khởi nghĩa dẫn đến thất bại hoàn toàn nhưng sức mạnh của tinh thần dân tộc và truyền thống đấu tranh chống áp bức của dân tộc Chăm và thần dân Champa thể hiện qua hai phong trào Katip Sumat và Katip Ja Thak Wa đã để lại một dấu ấn lịch sử sâu sắc. Nhất là khi vương triều Champa đã bị lật đổ, vương quốc Champa bị xóa tên và tộc người Champa bị truy sát khắp nơi.
Kỷ niệm 190 năm phong trào khởi nghĩa này, nhắc cho thần dân Champa chúng ta nhớ đến tinh thần bất khuất, kiên cường của Katip Sumat và Katip Ja Thak Wa. Cuộc khởi nghĩa trên một lần nữa đã khẳng định về lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, quyết tranh đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc và mong muốn khôi phục lại vương triều Champa của Katip Sumat và Katip Ja Thak Wa, và họ luôn được thần dân Champa tôn vinh và nhớ ơn như những vị anh hùng dân tộc

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

Nhật Bản vượt qua ngành lặn mò ngọc trai vịnh Ả-rập

cuối thế kỷ 1800 đầu thế kỷ 1900 vịnh Péc-xích cung cấp 80% ngọc trai khai thác tự nhiên toàn cầu: khảo sát đương thời cho thấy 95% nam giới độ tuổi lao động ở Qatar làm trong ngành ngọc trai
năm 1916 con buôn Mikimoto Kōkichi [Ngự Mộc Bản Hạnh Cát] người Nhật Bản: đã tạo được phương pháp nuôi cấy ngọc trai hình-cầu quy mô lớn đầu tiên, và đã khởi nghiệp công ty ngọc trai cao cấp Mikimoto, công ty được trao bằng sáng chế cho việc trồng ngọc trai - năm 1985 để kỷ niệm 100 năm thành lập hệ thống sáng chế, Mikimoto được chọn làm một trong 10 nhà phát minh hàng đầu Nhật Bản
Khởi đầu
vịnh Ba Tư là vành đai nông ở Ấn Độ Dương nằm giữa bán đảo Ả-rập và vùng tây nam Iran: giáp Kuwait và Irắc về phía tây bắc, Ả-rập Xê-út và Qatar về phía tây và tây nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất [UAE United Arab Emirates] và một phần Oman về phía nam và đông nam
người ta tìm thấy bằng chứng khảo cổ cho thấy ngọc trai và trang sức xỏ ngọc trai đã xuất hiện ở những nơi quanh Kuwait từ năm 5000 trước công nguyên (ảnh dưới : vòng cổ Hy Lạp thế kỷ 3 trước công nguyên)
ngoài bằng chứng khảo cổ là những đá khắc chữ tượng hình, năm 400-100 trước công nguyên, các tác giả Hy Lạp đã ghi nhận nghề mò ngọc trai ở Vùng Vịnh (ảnh dưới: sổ tay Ashburnham ghi chép 4 phúc âm của Thiên Chúa)
vịnh Péc-xích có được cuộc bùng nổ kinh tế ngọc trai đầu tiên nhờ đế chế La Mã: tương truyền, nhà độc tài Julius Caesar trả 6 triệu đồng xettec [sertertii] tương đương 650 000 đôla Mỹ mua một viên ngọc trai để làm quà biếu
và nữ hoàng Cleopatra đánh cược với Mark Antony (ảnh dưới) rằng bà có thể thưởng thức một bữa ăn trị giá 60 triệu đồng xettec: nữ hoàng thắng cược nhờ hoà lẫn một viên ngọc trai trong bát dấm
nhiều thành phố Ả-rập đã làm giàu nhờ kết nối đông tây, giao thương hàng hoá như ngọc trai đến những nơi trù phú ở Ấn Độ Dương
nhiều năm Bahrain (ảnh trên) giữ vị thế lớn nhất: thế kỷ 1400 số hạm đội buôn ngọc trai đã lên đến 1000 tàu

Thuộc địa hoá
thế kỷ 1500 người Bồ Đào Nha và các cường quốc châu Âu đã thuộc địa hoá các thành phố quanh Ấn Độ Dương: rời bỏ những con đường tơ lụa cũ, cắt bỏ nguồn thu nhập của Ả-rập (ảnh dưới: vua Francis 1 của Pháp)
ngành thương mại suy giảm, cùng với chuyển dịch xu hướng trong chính trị Vùng Vịnh, đã tạo điều kiện nổi lên những trung tâm ngọc trai khác ngoài Bahrain: ví dụ thành phố Julfar (ảnh dưới) phía bắc thành Ras al-Khaimah hiện đại ở UAE
thế kỷ 1700 ngành ngọc trai đã tăng trưởng đủ lớn để nuôi sống những thành thị đông đúc
thế kỷ 1800 người Anh xuất hiện: bấy giờ, sức mạnh hải quân hàng đầu khu vực là vương triều Al Qasimi ở vịnh Ả-rập có 500 tàu - những tuyến hàng hải thương mại cũ đến Ấn Độ Dương đã xung đột với các công ty thuộc địa châu Âu
năm 1809 và 1819 người Anh mở 2 chiến dịch đánh: coi hải quân Ả-rập là hải tặc - hai chiến dịch đã thắng lợi, dẫn đến những hiệp ước bất công năm 1919 dỡ bỏ những hạm đội Ả-rập, ngoại trừ những tàu mò ngọc trai

Ngọc trai
biển vịnh Péc-xích nông và tĩnh lặng, nhưng cũng ấm: thích hợp nuôi trồng hàu - người ta lặn mò những lúc nước biển ấm (ảnh dưới: vương hậu Isabelle de Valois của vương quốc Anh)
truyền thống cũ là lặn mò 4 tháng mỗi năm, đầu thế kỷ 1900 mùa lặn đã chia ra 3 giai đoạn: một là "lặn lạnh" [Ghaws al-Barid] vào giữa tháng 4 hoặc 5, kéo dài 40 ngày
hai là "lặn quy mô lớn" [Graws al-Kabir] từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9: một tiêu vương [emir] sẽ chỉ định một đô đốc chỉ huy hạm đội bơi thuyền ra thềm lục địa [sea bank] - chuyến đi sẽ được làm lễ rửa tội [christen]
thềm lục địa là sở hữu chung [communal] nên hạm đội có thể chọn địa điểm nào họ nghĩ là hàu xịn nhất: có 271 đáy ngọc trai được vẽ hải đồ ở Vùng Vịnh - nhưng hầu hết các thuyền trưởng ghi nhớ địa điểm ưa thích, nơi có thể trống rỗng năm nay nhưng bội thu năm sau (ảnh dưới: nữ hoàng Maria Theresa của Hungary)
ở đáy ngọc trai, các thợ lặn sẽ kẹp mũi bằng một cái kẹp chuyên dụng làm từ mai rùa hoặc xương cừu: họ lặn sâu 15 mét xuống đáy biển, có hỗ trợ là vật nặng buộc vào chân - dưới đáy biển, họ thu nhặt hàu cho vào túi buộc quanh cổ
kỷ lục nín thở của những thợ lặn là 4 phút: điều kiện làm việc khắc nghiệt và đã có người chết - xong, túi và thợ lặn sẽ được thuỷ thủ trên tàu từ từ kéo lên mặt nước
thợ lặn sẽ nghỉ vài phút trước khi lặn tiếp: nếu thuận lợi, một ngày một thợ lặn có thể thực hiện 50-60 cú lặn như thế - kỷ lục lên đến 100 cuộc (ảnh dưới: bà Abinger, bà Adair, bà Wimborne Hon, bà Renard Greville, Marchioness của Lansdowne, bà Londonderry và nữ nam tước de Forest)
con trai [hàu] sẽ để qua đêm đến khi yếu chết: những nam công nhân sẽ cậy mở trai ra trước mặt các thợ lặn để ngăn khỏi lừa đảo
kết thúc cuộc "lặn lớn", các thuyền trở về sau 3 tuần: cuộc trở về [al-raddah] được liên hoan ăn mừng - ngọc trai sẽ được mua tại chỗ bởi các lái buôn, những thương lái sẽ đưa đến nơi là Mumbai ngày nay, ngọc trai có thể được bán hoặc vận chuyển đến Paris, Luân Đôn, New York... (ảnh dưới: hoàng hậu nước Nga)
hết mùa lặn, các thợ lặn có thể làm nông: nếu thợ lặn thất thu hoặc chịu được lạnh thì có thể trở lại làm chuyến "lặn lạnh"

Xu hướng mới
nửa cuối thế kỷ 1800 xu thế mới đã tạo điều kiện cho một cuộc bùng nổ kinh tế lớn trong ngành ngọc trai Vùng Vịnh: nhờ tầng lớp trung lưu châu Âu đã gia tăng thu nhập khả dụng và trở thành nhóm khách hàng mới, bên cạnh nhóm khách thượng lưu cũ ở Ấn Độ và những nơi khác châu Á
ở Pháp, hoàng hậu Eugenie de Montijo tiên phong đeo ngọc trai đen Tahitian và đã khơi dậy xu hướng thời trang Paris: ngọc trai trở thành biểu tượng của "khẩu vị cao quý"
ở Paris, thợ kim hoàn Leonard Rosenthal nói rằng "vòng cổ ngọc trai đã trở thành một trong những minh chứng của phẩm giá tư sản"
động vật thân mềm ngậm-ngọc có thể tìm thấy khắp thế giới từ sông Mississippi đến Scotland đến Sri Lanka [Ceylon] đến biển Đỏ: nhưng ngọc trai Vùng Vịnh nổi trội vì nhiều lý do
một là ngọc trai Vùng Vịnh sặc sỡ: vàng, hồng, xanh dương... hợp thị hiếu người Pháp - vẻ rực rỡ được lưu giữ lâu bền hơn nếu được chà xát bằng dầu dưỡng da mặt
hai là những thị trường cạnh tranh cung cấp ngọc trai ở Sri Lanka thuộc địa Anh và biển Đỏ đã bị nhiều nhược điểm: Sri Lanka bị thiên tai, còn biển Đỏ bị hải tặc đe doạ - từ cuối thế kỷ 1800 đến đầu 1900 Vùng Vịnh nắm vị thế gần độc quyền ngọc trai tự nhiên

Đỉnh cao ngành ngọc trai
cho đến năm 1870 ngành ngọc trai Vùng Vịnh đã đạt doanh thu 1.4 triệu rupee Ấn Độ; năm 1873 một mình Bahrain đạt doanh thu 1.4 triệu rupee Ấn Độ; các quốc gia Vùng Vịnh của UAE ngày nay đã đạt 1.1 triệu rupee doanh thu thường niên
xuất khẩu ngọc trai Vùng Vịnh - được người Anh ghi nhận theo doanh thu, thay vì doanh số, do đặc thù của ngành kinh doanh đá quý - đã cho thấy gấp đôi doanh thu từ năm 1873 đến 1902
năm 1908 nhà ngoại giao John Lorimer (ảnh dưới) xuất bản công trình khảo sát toàn diện ngành ngọc trai Vùng Vịnh: bấy giờ, ngành mò ngọc trai đã chiếm 75% xuất khẩu Vùng Vịnh Ả-rập
suốt 4 tháng một năm, thành phố sẽ vắng bóng những nam thanh niên lao động: ước tính 4500 thuyền và 74000 người ra biển từ khắp nơi Vùng Vịnh - có năm, con số lên đến 8 vạn người
khảo sát của Lorimer cho thấy 50-70% đàn ông Vùng Vịnh làm việc liên quan đến ngành mò ngọc trai: chính quyền và thống đốc địa phương sẽ lấy 60-80% thu nhập của những công nhân ấy từ buôn bán ngọc trai - động lực cho họ bảo vệ ngành công nghiệp khỏi can thiệp nước ngoài, và chính quyền cũng có nỗ lực quy định để ngăn chặn khai thác quá mức
năm 1877 William Palgrave (ảnh trên) nhớ lại Sheikh Mohammed bin Thani - về sau có con trai là Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani đã thành lập tiểu vương quốc Qatar - đã nói: "tất cả chúng tôi, từ thượng lưu cho đến nô lệ thấp kém, đều phục vụ chủ nhân duy nhất là Ngọc Trai"

Đánh đổi
cuối thế kỷ 1800 nhiều công nhân mò ngọc trai là người nhập cư: mỗi thợ lặn sẽ được trả theo số ngọc trai mò được, bớt chi phí sinh hoạt trên thuyền - bởi vì hầu hết thợ lặn không có tiền trả trước, họ vay mượn thuyền trưởng, và thuyền trưởng vay mượn các thương lái ngọc trai
thuyền trưởng và thợ lặn, nếu sau nhiều mùa ngọc trai thất thu, sẽ tích luỹ nợ: cầu nguyện một mùa ngọc trai bội thu sẽ vớt vát lại - nếu không, tài sản và cả gia đình của họ sẽ bị gán cho chủ nợ

Ngọc trai nhân tạo ở Trung Quốc
người Trung Quốc cổ đại cũng trân trọng ngọc trai: tìm kiếm những vi con trai [mussel] mang-ngọc dưới đáy sông - công việc nguy hiểm, nhiều thợ lặn chết đuối, chết rét hoặc bị sinh vật sông tấn công
thế kỷ 11 nhà Tống đã lần đầu ghi nhận ngọc trai nhân tạo từ động vật thân mềm: lấy vi con trai nước ngọt lớn và đưa nó vào nước sạch, sau đó con trai sẽ há mồm và tạo cơ hội đặt một hạt ngọc trai giả sáng bóng vào nó - sau đó đợi, thường xuyên thay nước để giữ sạch và giữ con trai dưới trăng sáng buổi đêm; sau 2 năm sẽ được một hạt ngọc trai
nhà Tống có chèn những bức tượng điêu khắc Phật vào những con trai nước ngọt: tạo ra viên ngọc trai blister [giộp] - những tạo tác nghệ thuật quý báu mà người châu Âu đã thử bắt chước nhưng thất bại
sau nhiều năm, người Trung Quốc đã rèn rũa kỹ thuật này và gây dựng một ngành ngọc trai nuôi cấy nho nhỏ: tương truyền, ngọc trai Trung Quốc nuôi cấy đã rất ưu việt - khó có thể phân biệt với ngọc tự nhiên - chỉ là quy mô sản xuất chưa lớn
thế kỷ 1700 nhà truyền giáo Pere François Xavier d’Entrecolles người Pháp đã kể chi tiết tiến trình: "lấy nửa chậu nước sạch, đặt vào con trai lớn nhất tìm được, đặt chậu ở một nơi tách biệt mà sương có thể rơi lên, nhưng không được cho phụ nữ lại gần, và phải yên tĩnh không nghe tiếng chó sủa hay tiếng gà kêu"
"tán thành bột những viên ngọc-mầm, như giã bột thuốc, dấp bột này với nước ép vắt từ lá của một loài cây nhựa ruồi, và sau đó cuộn bột đã dấp nước vào thành những viên thuốc tròn có kích thước to bằng hạt đậu Hà Lan"
"phơi khô những viên ấy dưới ánh sáng mặt trời vừa phải, và sau đó chèn cẩn thận vào bên trong những vỏ há miệng của động vật thân mềm"
"đợi 100 ngày, mỗi ngày con trai sẽ được nuôi dưỡng bởi nhân sâm tán thành bột, cây riềng, peki là một loài rễ cây... và pecho là một loài rễ cây thuốc khác, tất cả trộn với mật ong và tạo khuôn hình hạt gạo"

Làm ngọc trai
từ lâu, người ta biết rằng ngọc trai tự nhiên là từ những vật thể lạ bị lọt vào cơ thể của con hàu: sau đó nó phủ trong một chất [substance] tên là lớp xà cừ [nacre] còn gọi là "mẹ của ngọc trai" (ảnh dưới: soi dưới kính hiển vi 30x)
văn học dân gian phương Tây kể rằng con hàu hoặc con trai sẽ tạo ngọc khi chạm với một giọt mưa hoặc sương: đã lưu truyền nhiều thế kỷ - không rõ lý do
đầu thế kỷ 1600 nhà tự nhiên học Anselmus de Boodt người Vlaanderen và thám hiểm gia Pedro Teixeira người Bồ Đào Nha đã chỉ ra rằng ngọc trai và bên trong vỏ của động vật thân mềm là giống nhau thành phần cấu tạo: họ ám chỉ rằng ngọc trai là kết quả một căn bệnh trong con hàu
đầu thế kỷ 1800 các nhà khoa học cắt mở những viên ngọc trai nhỏ và tìm thấy những hạt nhỏ chỉ to bằng trứng hàu: phát triển lý thuyết rằng ngọc trai là từ trứng của con hàu bài tiết ra
các nhà khoa học khác nhận thấy rằng con hàu thường nhiễm ký sinh trùng: thập niên 1850 nhà khoa học Filippo de Filippi ở Ý đã nghiên cứu con trai nước ngọt và kết luật rằng ngọc trai có nguồn gốc ký sinh trùng
suốt thế kỷ 1800 đến đầu thế kỷ 1900 lý thuyết ký sinh trùng đã lan rộng: kể cả ngày nay, trang wikipedia vẫn tuyên bố rằng phần lớn ngọc trai tự nhiên là xuất xứ với ký sinh trùng hoặc vật lạ xâm nhập vào động vật thân mềm
vấn đề với lý thuyết ngọc trai ký sinh trùng là khó nuôi cấy hàng loạt ngọc trai nhân tạo: đầu thế kỷ 1900 các doanh nhân đã khởi nghiệp nhiều thương vụ cấy ghép ký sinh trùng vào những con hàu để làm ngọc - đều thất bại
Nhật Bản
năm 1858 Kokichi Mikimoto sinh ra trong gia đình hiệu mỳ udon; năm 11 tuổi cha bệnh, Mikimoto bỏ học bán rau trên phố; sau này ông đổi nghề sang bán hải sản, thành công đến mức được chỉ định làm chủ tịch hiệp hội cải thiện hải sản [marine products improvement association] địa phương
ở Nhật Bản, lâu đời có nghề nuôi hàu Akoya lấy ngọc trai tinh xảo giá cao: nhưng những năm bùng nổ kinh tế ngọc trai toàn cầu, quần thể hàu đã bị đánh bắt quá mức
năm 1888 Mikimoto thử nghiệm nuôi trồng thuỷ sản hàu ở quần đảo Tahoku vịnh Ago nuôi cấy những hạt ngọc trai tròn
năm 1890 Mikimoto được giới thiệu đến giáo sư Kakichi Mitsukuri ở cơ sở đã trở thành đại học Tokyo ngày nay: nhận được giáo dục toàn diện về lịch sử nuôi cấy hàu phương Tây

Hình thành ngọc tự nhiên
hàu ngọc trai sẽ bắt đầu hình thành ngọc khi chịu một chấn thương vào lớp phủ [mantle lớp bì]: lớp phủ là cơ quan ngoài cùng của hàu, xếp phần bên trong của những van của vỏ [shell] và bao bọc những cơ quan và mô mềm của hàu
một chất kích thích [irritant] ngoại lai, ví dụ ký sinh trùng, xâm nhập vào khoảng trống giữa lớp phủ và lớp vỏ: có thể chỉ là một hạt cát, một viên đá, một vụn vỏ vỡ... không quan trọng
khi hàu cảm nhận được chấn thương, những tế bào từ những lớp bên trên của lớp vỏ sẽ đi vào nó [chấn thương]: sinh sôi nảy nở bằng cách phân chia tế bào - vây quanh chấn thương hoặc thứ kích thích [irritant] để tạo ra một cục u đậu [cyst] gọi là "pearl sac"
năm 1856 nhà khoa học von Hessling phát hiện ra pearl-sac: những tế bào trong pearl-sac bắt đầu sản sinh nhiều lớp vật liệu sẽ tạo ngọc; nếu có ký sinh trùng bên trong pearl-sac thì nó sẽ bị phân huỷ

Đột phá đầu tiên
từ đầu Mikimoto muốn làm ngọc trai hình cầu: thử chèn nhiều vật thể hoặc hạt nhân vào hàu để mô phỏng hàu tạo ra pearl-sac; ông đã thử hạt nhân làm từ san hô, bào ngư, xương, vảy cá tán thành bột... vào hàu
năm 1892 Mikimoto có đột phá: tạo những hột từ vỏ của những hàu khác và chúng đã hình thành ngọc trai hình bán cầu - những mặt phẳng đáy đã giúp những ngọc trai ấy dễ gắn
năm 1893 Mikimoto đăng ký bản quyền và nhân rộng quy mô kinh doanh ngọc trai bán cầu: mở cửa hàng ở quận Ginza và bắt đầu quảng bá ngọc trai nuôi cấy của công ty ra nước ngoài

Đột phá hình cầu
con gái thứ hai của Mikimoto cưới một học trò của ông là Tokichi Nishikawa
năm 1901 Nishikawa ở Úc làm thanh tra thuỷ sản, nơi anh gặp một thanh tra khác là bố vợ của nhà khoa học Tatsuhei Mise: hai thanh tra đã biết đến công trình của nhà sinh vật biển William Saville-Kent (ảnh dưới) người Anh bấy giờ đang ở Úc nghiên cứu san hô
năm 1890-1893 ghi chép cho thấy Saville-Kent thực hiện thí nghiệm hình thành ngọc trai ở eo biển Torres
năm 1902 Nishikawa trở về Nhật Bản cùng với bố dượng của Mise: và có lẽ bố dượng của Mise đã kể cho Mise về phát hiện được ở Úc nên Mise lập tức bắt đầu thí nghiệm nuôi cấy ngọc trai ở tỉnh Mie quê nhà
năm 1907 Mise nộp đơn đăng ký bản quyền cho phương pháp [procedure], trong khi Nishikawa bí mật làm riêng với Mikimoto (ảnh dưới) để nuôi cấy ngọc trai hình cầu
Mikimoto đưa Nishikawa đến một đảo bí mật: nhóm đã thử 27000 con hàu
năm 1905 thuỷ triều đỏ quét qua những hàu của Nishikawa và giết số lớn: kỳ diệu là các công nhân tìm thấy 3 ngọc trai hình cầu sót lại trong những hàu còn sống
năm 1907 Nishikawa cũng nộp đơn đăng ký bản quyền: 2 phương pháp khá giống nhau đã dẫn đến xung đột bản quyền - đều sử dụng hạt nhân tương tự là một hột hạt [bead] và một mảnh nhỏ mô áo [mantle tissue] tên là saibo
saibo đã được chọn kỹ từ một con hàu hiến tặng khác biệt, và được tiếp xúc chắc chắn với hột hạt nhưng không hoàn toàn bao phủ nó [bead] - rất quan trọng
sau đó hạt nhân sẽ được cấy vào con hàu: sử dụng công cụ nha khoa đã chỉnh sửa, hoặc kim khâu
Nishikawa phát minh ra trước nhưng Mise nộp đơn đăng ký bản quyền trước - năm 1908 hai bên hoà giải, Nishikawa chết ung thư và Mise quyết định hoà giải với phần thiệt về phía mình, viết hồi ký rằng: "Tokichi Nishikawa sắp chết vì bệnh và [vấn đề này] phải được dàn xếp càng sớm càng tốt"
năm 1909 Nishikawa chết, hưởng thọ 35 tuổi: hai công trình được hợp thành phương pháp Mise-Nishikawa và phần sở hữu bản quyền của Nishikawa được thừa kế cho con trai Shinkichi Nishikawa, cũng là cháu nội của Mikimoto
các trợ lý Sukeyo và Masayo Fujita của Nishikawa tiếp tục nghiên cứu phương pháp Mise-Nishikawa: anh em Fujita tiếp tục rèn giũa phương pháp, và Mikimoto nhận thấy nó mở rộng quy mô tốt hơn mọi phương pháp ông từng thực hiện trước đó
năm 1916 Mikimoto đăng ký bản quyền và bắt đầu sản xuất hàng loạt

Suy thoái
ngọc trai nuôi cấy Nhật Bản bán giá rẻ bằng 1 phần 3 ngọc tự nhiên: khách hàng cũng chuộng hơn - ngọc nuôi cấy đã lớn hơn, nhất quán và sáng hơn ngọc tự nhiên
năm 1926 Nhật Bản thống trị ngành ngọc trai nuôi cấy: ngoài nông trại ngọc Mikimoto lớn lâu đời nhất, có hơn 30 nông trại khác với 67 vạn hàu ngọc trai
năm 1931 có 51 nông trại làm ra 1 triệu ngọc trai mỗi năm
năm 1929 Đại suy thoái đã đánh sụp thị trường ngọc trai và dẫn đến biến động xã hội: các thợ lặn mò ngọc trai đã vỡ nợ, nhiều người tìm đến người Anh để giải quyết tranh chấp và cơ hội được xoá nợ
thập niên 1930 các thuyền trưởng không còn lãi từ mỗi chuyến mò ngọc trai nữa: nên đã thả hoàn toàn thợ lặn mò ngọc trai - các thợ lặn mất việc
các chính phủ Vùng Vịnh cũng nhận thấy sụp đổ doanh thu ngọc trai: may mắn là họ tìm thấy dầu khí

Kết
tương đồng giữa những phương pháp Mise và phương pháp Nishikawa đã khiến sử gia C. Denis George (ảnh dưới) cho rằng nhà thuỷ sinh san hô Saville-Kent người Anh mới là người thực sự phát minh ra phương pháp: hai người Nhật Bản chỉ lấy về quê và tuyên bố là của mình
ta có thể chắc chắn rằng Saville-Kent phát minh cách nuôi cấy ngọc trai bán-cầu, nhưng ngọc hình-cầu thì không chắc: ghi chép phương pháp của ông rất ít và ông đã mất năm 1909
đầu thập niên 1900 cộng đồng khoa học đã phần lớn biết cái gì tạo nên ngọc trai tự nhiên và thậm chí cả cơ chế diễn ra: người ta khám phá pearl-sac từ năm 1856
câu hỏi là tại sao người Nhật Bản là người đầu tiên kiếm lợi [capitalize] được phương pháp? Nhật Bản lần đầu tiên công nghiệp hoá việc sản xuất ngọc trai nuôi cấy vì phần còn lại của thế giới đã mải gây dựng hoạt động nuôi cấy ngọc trai dựa trên lý thuyết nhiễm ký sinh trùng
mặc dù hàu Akoya không có ký sinh trùng giống với phương Tây, chúng vẫn làm ra ngọc trai giống: đây là kiến thức nội bộ đã khiến các nhà khoa học Nhật Bản và Mikimoto tìm kiếm tác nhân kích thích khác