Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Trung Quốc và trận chiến sông Phì ngày 30 tháng 11 năm 383

sông Phì [Féi] đã biến mất, tương truyền dòng sông Phì từng chảy qua nơi ngày nay là thành phố Lục An [Lù'An] tỉnh An Huy, ở gần sông Hoài [Huáihé]
ở trận Phì Thuỷ, quân đội nhà Đông Tấn [Jin] đã đánh bại quân đội nhà Cựu Tần (còn gọi là Tiền Tần hay Phù Tần năm 351-394) người-Đê-dẫn-đầu
sau chiến bại sông Phì, nhà Phù Tần [Fu Qin] đã rơi vào nội chiến và bị diệt vong, để lại nhà Đông Tấn tiếp tục tồn tại, và sau đó là những triều đình nhà-Hán kế tục ở phía nam sông Dương Tử

Bối cảnh
thập niên 350 dân tộc Đê [Di] lãnh đạo triều đình Phù Tần đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
sáng lập bởi Phù Kiện [Fu Jiàn] và truyền ngôi cho con là Phù Sinh [Sheng] cai trị bạo ngược chỉ 2 năm, trước khi Phù Kiên [Jian] em họ của Phù Sinh và là cháu của Phù Kiện, đảo chính giết Sinh cướp ngôi
năm 357 Phù Kiên sắc phong con trai cả Phù Phi [Pi] làm công tước của Trường Lạc [Changle]
năm 364 Phù Đằng [Teng] là em Phù Sinh đã nổi loạn, song bị bắt và xử tử; thừa tướng Vương Mãnh [Wang Meng] muốn giết cả 4 anh em khác của Sinh là Phù Ấu [You] công tước của Hoài Nam [Huái'nán ảnh dưới], Phù Liễu [Liu] công tước của Jin, Phù Sưu [Sou] công tước của Wei và Phù Vũ [Wu] công tước của Yan; Phù Kiên từ chối
năm 365 nhiếp chính Mộ Dung Khác [Ke] của nhà Tiền Yên chiếm Lạc Dương của nhà Đông Tấn và sửa soạn tiến đánh Phù Tần; Phù Kiên sẵn sàng tiếp chiến, nhưng chưng hửng vì cuộc tấn công đã không bao giờ xảy ra
cuối năm 365 các tộc trưởng Tào Cốc [Cao Gu] và Lưu Vệ Thần [Liu Weichen] người Hung Nô đã cùng khởi nghĩa; Phù Kiên mang quân đánh dẹp, bắt sống Lưu và buộc Tào ra hàng; Phù Kiên tha cho cả Tào và Lưu, cho quay lại chỉ huy tộc quân cũ
sau đó, vẫn năm 365 Phù Ấu nổi loạn và bị giết khi giao tranh với Lý Uy [Li Wei] ở lại Trường An bảo vệ trữ quân Fu Hong của Phù Kiên
mùa đông năm 367 Phù Liễu ở Bồ Phần [Puban] nay thuộc Vận Thành [Yuncheng ảnh dưới] Sơn Tây, Phù Sưu ở Thiểm Thành [Shancheng] nay thuộc Tam Môn Hiệp [Sanmenxia] Hà Nam, Phù Vũ ở An Định [Anding] nay thuộc Bình Lương [Pingliang] Cam Túc và em Phù Kiên là Phù Song [Shuang] công tước của Zhao ở Thượng Khuê [Shanggui] nay thuộc Thiên Thuỷ [Tianshui] Cam Túc đã cùng khởi binh, quy phục và cầu viện Tiền Yên giúp đỡ
năm 367 Mộ Dung Khác mất, kế nhiệm nhiếp chính là Mộ Dung Bình [Ping] kém cỏi đã từ chối giúp; Phù Kiên cho quân dẹp loạn, Phù Vũ và Phù Song sớm bại và bị xử tử, rồi đến lượt Phù Liễu và Phù Sưu
năm 368 Phù Phi được giao chức thái thú Yongzhou nay là miền đông nam Trấn Nguyên [Zhenyuan] tỉnh Cam Túc
năm 369 Hoàn Ôn [Huan Wei] công tước Huyền Vũ của quận Nam [duke Xuanwu of Nan commandery] dẫn quân Tấn tiến đánh Tiền Yên, đến Phương Đầu [Fangtou] nay thuộc Hạc Bích [Hebi ảnh dưới] Hà Nam, ở lân cận Nghiệp Thành
Tiền Yên cầu cứu Phù Tần, hứa nếu chịu đem quân giúp thì sẽ cắt Lạc Dương cho; hầu hết chức sắc Phù Tần phản đối, nhưng Vương Mãnh khuyên Phù Kiên không nên để Hoàn Ôn thôn tính Tiền Yên vì thế thì Phù Tần sẽ ở chiếu dưới so với Đông Tấn
Mộ Dung Thuỳ giáng cho Hoàn Ôn một thất bại, sau đó quân Tiền Tần đến và giáng cho Hoàn Ôn một thất bại lớn nữa; nhưng Tiền Yên nuốt lời không nhả Lạc Dương; Mộ Dung Thuỳ đào ngũ sang phe Phù Tần vì lo sợ lòng đố kỵ của Mộ Dung Bình và lòng thù hận của thái hậu Khả Túc Hồn [Kezuhun] mẹ của Mộ Dung Vĩ
mùa xuân năm 370 Vương Mãnh dẫn 6 vạn quân Tần chiếm Lạc Dương, buộc tướng lĩnh trong thành đầu hàng; sau đó tiến đánh Hồ Quan [Hu pass] nay thuộc Trường Trị [Changzhi ảnh dưới] Sơn Tây và đả bại tất cả quân Tiền Yên ngáng đường; sau đó Vương Mãnh chiếm Tấn Dương [Jinyang] nay thuộc Thái Nguyên [Taiyuan] Sơn Tây
Mộ Dung Bình [Ping] dẫn 30 vạn quân chống Tần, nhưng e dè Vương Mãnh nên cho đóng quân ở Lộ Xuyên [Lu River] nay cũng thuộc Trường Trị; nhưng Mộ Dung Bình qúa tham lam, đã cho lính canh giữ các con suối và khu rừng, thu lệ phí tiền mặt hoặc tơ luạ của dân thường và binh lính muốn đi vào đốn củi hoặc bắt cá; Mộ Dung Bình vơ vét đầy túi, song đã khiến quân sĩ mất tinh thần; Mộ Dung Vĩ [Wei] nghe tin đã cử sứ thần đến quở trách và yêu cầu Mộ Dung Bình phân phối lợi lộc ấy cho quân sĩ
mùa đông năm 370 quân Tiền Yên và quân Phù Tần giao chiến; mặc dù lực lượng đông hơn, Mộ Dung Bình thua chạy về Nghiệp Thành; Mộ Dung Vĩ bỏ Nghiệp Thành chạy về cố đô Hà Long [Helong] nay thuộc Cẩm Châu [Jinzhou ảnh trên] Liêu Ninh và bị bắt giữa đường; Tiền Yên diệt vong
ngày 16 tháng 1 năm 371 Mộ Dung Vĩ [Mùróng Wei] cùng hậu phi, vương công Tiền Yên và 4 vạn người Tiên Ti đến sống ở kinh thành Trường An; Mộ Dung Vĩ được phong Tân Hưng hầu và chức Thượng thư
ban đầu Phù Kiên sắc phong Vương Mãnh (ảnh dưới) làm phó vương phụ trách miền đông đế quốc, lãnh thổ Tiền Yên cũ; năm 372 Phù Kiên cho vời Vương Mãnh về kinh nhậm chức thừa tướng, trao cho em trai là Phù Dung [Fu Rong] nhiệm vụ cũ của Vương Mãnh
năm 373 Phù Kiên xâm chiếm lãnh thổ Tấn ở nơi ngày nay là Tứ Xuyên, Trùng Khánh và miền nam Thiểm Tây; đồng thời, chức sắc Phù Tần bắt đầu lo ngại về số lượng lớn người Tiên Ti ở kinh thành, cũng như việc giao quyền hành cho người Tiên Ti và người Khương, nhất là họ Mộ Dung
năm 375 Vương Mãnh bệnh nặng, trước phút lâm chung đã nhắn nhủ Phù Kiên ngừng chiến dịch đánh Đông Tấn và không nên quá tin tưởng bá quan Tiên Ti và Khương
tháng 2 năm 378 Phù Kiên cử Phù Phi dẫn 7 vạn quân đánh Tương Dương tỉnh Hồ Bắc của Đông Tấn, đích thân Phù Kiên dẫn 10 vạn quân ở phía nam, chia 3 hướng cùng đánh Tương Dương
tháng 2 năm 379 quân Phù Tần chiếm được Tương Dương, bắt sống tướng Chu Tự [Zhu Xu] giữ thành
năm 380 anh em họ của Phù Kiên là Phù Lạc [Luo] công tước của Hành Đường [Xingtang ảnh dưới] đã khởi nghĩa vì Phù Lạc cảm thấy bị khinh thường khi không được khen thưởng thích đáng cho chiến công trong chiến dịch diệt nước Đại [Dài] của họ Thác Bạc [Tuoba] người Tiên Ti năm 376; tướng Lã Quang [Lu Guang] đánh bại cuộc nổi loạn và bắt Phù Lạc đưa đi đày
cũng năm 380 Phù Kiên cho vời Phù Dung về kinh nhậm chức thừa tướng thay thế Vương Mãnh mất năm 375; sắc phong Phù Phi làm phó vương các tỉnh miền đông, thế chỗ Phù Dung
tháng 5 năm 383 mười vạn quân Đông Tấn chỉ huy bởi Hoàn Xung [Huan Chong], em trai của Hoàn Ôn, tiến đánh Tương Dương (ảnh dưới) nhưng bị 5 vạn quân Phù Tần đẩy lui
để chống quân Đông Tấn, Phù Kiên ban lệnh tổng động viên: xung quân 6/10 nam có-thể-đi-lính và tập họp 3 vạn quân tinh nhuệ
tháng 8 năm 383 Phù Kiên cử thừa tướng Phù Dung công tước của Dương Bình [Yangping ảnh dưới], bất chấp Phù Dung phản đối chiến dịch, dẫn 30 vạn quân tiên phong
cuối tháng 8 Phù Kiên dẫn 27 vạn kỵ binh và 60 vạn bộ binh xuất phát từ kinh đô Trường An [Chang'an] nay là Tây An [Xi'an]
tháng 9 Phù Kiên đã đến Tương Thành [Xiangcheng] ở Tương Dương tỉnh Hồ Bắc, những đạo quân sẽ cùng tiến từ Tứ Xuyên, nhưng chiến dịch chính sẽ đánh vào Huyện Thọ [Shouchun] trên sông Hoài
Hiếu Vũ đế [Xiaowu] nhà Đông Tấn vội vã sửa soạn phòng thủ, giao cho Hoàn Xung giữ trung lưu sông Dương Tử, giao cho Tạ Thạch [Xie Shi] và Tạ Huyền (Xie Xuan ảnh dưới) và 8 vạn quân Bắc phủ [beifu] trấn thủ sông Hoài, và tể tướng Tạ An (ảnh trên) làm đô đốc chỉ huy chiến dịch
Quân nhà Phù Tần
lực lượng của Phù Kiên bao gồm nhiều đạo quân nhỏ lấy từ lãnh thổ miền bắc đã bị thôn tính, cùng với kỵ binh là dân du mục phương bắc (người Hung Nô và người Tiền Ti) hầu hết ít trung thành với nhà Phù Tần, chỉ là lính đánh thuê; nhiều tiểu đoàn đã gặp khó khăn trong việc tuân lệnh những sĩ quan chỉ huy
cuối năm 382 Phù Kiên lên kế hoạch đánh Tấn, hầu hết quần thần phản đối trong đó có Phù Dung, người ủng hộ có Mộ Dung Thuỳ và Diêu Trường; được can gián rằng quân Tần ô hợp, Phù Kiên ngạo nghễ: "ta có nhiều binh sĩ đến mức chỉ cần mỗi người quất một roi da là cũng đủ để ngăn dòng chảy sông Dương Tử"

Quân nhà Đông Tấn
quân Bắc phủ của Tạ Huyền tuyển mộ từ những danh gia vọng tộc, và những sĩ quan ứng tuyển sẽ dẫn theo đội quân riêng của gia đình: lực lượng này đã được đào tạo bài bản và có thể coi là lính chuyên nghiệp
Trận chiến sông Phì
tháng 10 năm 383 Phù Dung mang quân chiếm thành Thọ Dương [Shouyang] nay ở Lục An (ảnh dưới) tỉnh An Huy
nhận thấy thời cơ tốc chiến tốc thắng, Phù Kiên bỏ lại quân chủ lực ở Tương Dương và dẫn 8000 kỵ binh hạng nhẹ đi tụ họp với Phù Dung
Phù Kiên lệnh cho hàng tướng Chu Tự làm sứ giả thuyết phục Tạ Thạch đầu hàng, nhưng không ngờ Chu Tự tiết lộ cho Tạ Thạch biết rằng toàn bộ lực lượng Phù Tần chưa đến
Chu Tự khuyên Tạ Huyền: "Nếu để cho quân Tần đến đủ cả trăm vạn thì khó lòng phá nổi. Hãy nhân khi quân nó chưa đến đông đủ mà tấn công thì mới có thể thắng được"
tháng 11 Tạ Huyền ra lệnh cho Lưu Lao Chi [Liu Laozhi] dẫn 5000 quân tinh nhuệ đánh bại quân tiên phong Phù Tần, giết 15000 địch; sau đó, quân Đông Tấn đã dàn đội hình rộng ngang để lừa quân Tần rằng lực lượng hai bên bằng nhau, cùng với thất bại mới đây đã khiến Phù Kiên ước tính quá đà quân số địch
tháng 11 quân Phù Tần cắm trại ờ bờ tây sông Phì, quân Tấn đóng ở phía đông của sông Phì; Tạ Huyền gửi thư cho Phù Dung đề nghị quân Tần rút lui một chút về hướng tây để quân Tấn có thể vượt sông Phì, để hai phe thuận tiện nghênh chiến
Tạ Huyền gửi thư cho Phù Dung: "Ông là người tinh thông binh pháp, vậy lại dàn quân ngay mặt trước, như thế là có ý lưu lại đánh lâu dài. Chi bằng hãy lui lại phía sau một ít để quân tôi qua sông, quyết một trận sống mái cho xong!"
hầu hết các tướng Tần đã phản đối đề nghị, vì di chuyển cả đạo quân lớn theo cách ấy sẽ quá phức tạp so với lợi ích mang lại, đặc biệt với những lính chưa qua huấn luyện; Phù Kiên phớt lờ, tuy nhiên lập kế hoạch tấn công quân Tấn khi địch băng qua sông, để có lợi thế chiến thuật vì quân Tấn sẽ bị tách đôi; Phù Dung đồng ý và ra lệnh lui binh
nhiều lính Tần đã hoang mang 'lệnh rút lui đột ngột' và sau đó hoảng sợ làm loạn đội hình khi Chu Tự hô lớn: "quân Tần thua to rồi!"
Tạ Huyền lệnh cho các tướng Tạ Diễm [Xie Yan], Hoàn Y [Huan Yi] băng qua sông và tổ chức tấn công; Phù Dung nỗ lực ổn định đội ngũ nhưng ngựa của ông đột nhiên ngã và Phù Dung bị quân Tấn giết
Phù Kiên chạy về thành Hoài Bắc tỉnh An Huy, vứt bỏ lượng lớn quân nhu và bị quân Đông Tấn truy sát; ước tính 70-80% quân Phù Tần đã bỏ mạng vì chiến sự, chết đói và nguyên nhân khác
Phong thanh hạc lệ, thảo mộc giai binh
Phù Kiên đã được Mộ Dung Thuỳ [Mùróng Chui] chỉ huy 3 vạn quân, là một trong số ít cánh quân đã không loạn, hộ tống về Lạc Dương; bất chấp con Mộ Dung Bảo và em Mộ Dung Đức [Dé] thuyết phục Thuỳ giết vua để tái lập nước Yên
sau chiến bại Phì Thuỷ [Féishui] khởi nghĩa nông dân đã nổi lên khắp nơi; Mộ Dung Thuỳ lấy cớ bình ổn dân miền đông, đã hỏi Phù Kiên cho mình dẫn quân lên phía đông bắc; bất chấp Quyền Dực [Quan Yi] phản đối
khi Mộ Dung Thuỳ đến Nghiệp Thành nay ở huyện Lâm Chương [Linzhang ảnh trên] tỉnh Hà Bắc, Thuỳ và Phù Phi [Fu Pi] đã ngờ vực lẫn nhau, song cả hai đều bác bỏ những đề xuất ám toán phe kia của bọn thuộc hạ
bấy giờ, tộc trưởng Địch Bân [Zhai Bin] tộc Dingling khởi nghĩa chống Phù Tần và được Mộ Dung Phượng [Feng] là cháu của Thuỳ giúp, và tiến đánh Lạc Dương; và Phù Phi cử Mộ Dung Thuỳ tiến về nam, cùng tướng Phù Phi Long [Feilong] người Đê đi giải vây Lạc Dương
trên đường cứu Lạc Dương, Thuỳ phục kích Phi Long và thảm sát quân Đê, song vẫn viết thư giải thích gửi Phù Kiên
mùa xuân năm 384 Thuỳ liên minh với Địch Bân và xưng là vương tử nước Hậu Yên [Yan] sớm sau đó chiếm nhiều thành phố miền đông, bất chấp Nghiệp Thành [Yecheng] và Lạc Dương phản đối
Mộ Dung Hoằng [Mùróng Hóng] là cháu của Thuỳ và cũng là em của Mộ Dung Vĩ [Wei], biết tin Thuỳ khởi nghĩa nên đã tụ hợp quân Tiên Ti nổi dậy ở Quan Trung (bình nguyên Vị Hà) với tước hiệu Tiền Yên cũ là Tế Bắc vương [Jibei] và lập nước Tây Yên
Phù Kiên cử em Phù Duệ [Fu Rui hoặc Phù Tuấn] công tước của Cự Lộc [Julu] được Diêu Trường [Yáo Cháng hoặc Diêu Tràng] trợ giúp đánh Mộ Dung Hoằng
Mộ Dung Hoằng sợ hãi đã định bỏ Quan Trung; và Phù Duệ định cắt đường rút chạy của Mộ Dung Hoằng, bất chấp Diêu Trường muốn để quân Tiên Ti rút đi; tuy nhiên, Mộ Dung Hoằng bị ép phải giao chiến đã giết được Phù Duệ
Diêu Trường cho sứ giả Triệu Đô và Khương Hiệp đưa tin thất bại đến kinh thành, Phù Kiên nổi nóng và giết chết cả hai, khiến Diêu Trường hoảng sợ chạy với người Khương, sau đó tự xưng Vạn Niên vương và lập nước Hậu Tần
trong khi ấy, Mộ Dung Hoằng hợp quân với Mộ Dung Xung (ảnh dưới) tiến đánh Trường An; Hoằng yêu cầu Phù Kiên trao trả anh trai là Mộ Dung Vĩ; sau đó Hoằng bị mưu thần Cao Cái [Gao Gai] oán hận vì hà khắc nên đảo chính giết Hoằng; rồi Mộ Dung Xung lên thay, xưng làm thái tử
Vĩ một mặt thề trung thành với Phù Kiên, mặt khác bí mật cử người đưa thư đến giục Hoằng đánh Trường An; thư viết: "ta như chim trong lồng, không còn mục đích sống nữa. Vả lại, ta mắc tội với Yên, cho nên ngươi không cần lo lắng. Ngươi nên sớm tìm cách giành ngôi vị"
trong khi ấy, Phù Kiên dẫn quân đánh Diêu Trường nhưng thất bại; con Phù Huy [Hui] công tước của Bình Nguyên [Pingyuan ảnh dưới] sau đó bỏ Lạc Dương đi trợ giúp Trường An, và tất cả lãnh thổ miền đông đế quốc đã bị mất, ngoài trừ Nghiệp Thành
cuối năm 384 Mộ Dung Vĩ âm mưu ám sát Phù Kiên ở một bữa tiệc nhưng bị phát giác, khiến Phù Kiên ra lệnh thảm sát Vĩ và dân Tiên Ti ở Trường An; Mộ Dung Xung biết tin, đầu năm 385 xưng đế và đánh Phù Huy nhiều trận tơi tả; bị cha là Phù Kiên quở trách, Phù Huy tức giận tự sát
bị Mộ Dung Xung bao vây, kinh đô Trường An xảy ra nạn đói, Phù Kiên dẫn quân ra khỏi thành tìm lương thảo và để thái tử Phù Hoành [Hong] cai quản Trường An
năm 385 thủ đô Trường An thất thủ, rơi vào tay quân Mộ Dung Vĩnh [Yong] của Tây Yên [Yan] còn Phù Hoành chạy sang Đông Tấn; và Phù Kiên chạy ra núi Ngũ Tương [Wujiang] nay ở thành phố Bảo Kê [Baoji] tỉnh Thiểm Tây, rồi bị quân Hậu Tần bắt giữ
Phù Kiên bị giam ở Tân Bình [Xinping] nay thuộc Hàm Dương [Xianyang ảnh trên] Thiểm Tây, cùng với Trương phu nhân [Zhang], con trai Phù Sân [Shen] công tước của Trung Sơn [Zhongshan], các con gái Phù Bảo và Phù Cẩm [Jin]
Diêu Tràng thử thuyết phục Phù Kiên truyền ngôi, nhưng Phù Kiên tức giận từ chối và tự tay giết hai con gái để quân Hậu Tần không thể làm nhục họ; mùa thu năm 385 Diêu Tràng cho người siết cổ Phù Kiên; Trương phu nhân và Phù Sân tự sát
Tạ Huyền bắc phạt
sau chiến thắng Phì Thuỷ, Tạ Huyền được sắc phong công tước của Khang Lạc [Kangle]
ngày 4 tháng 4 năm 384 tướng Hoàn Xung [Huan Chong] mất, đáng lẽ Tạ Huyền kế vị, nhưng tể tướng Tạ An (ảnh dưới) không muốn phật ý Hoàn gia, nên đã tách tước vụ của Hoàn Xung chia cho 3 người của dòng dõi Hoàn
cuối năm 384 Tạ Huyền được cử làm đô đốc tiên phong, cùng tướng Hoàn Thạch Kiền [Huan Shiqian] đi đánh Tần
quân Đông Tấn chóng vánh chiếm lại lãnh thổ phía nam sông Dương Tử, và 'hoá thù thành bạn' tạm thời giải vây Phù Phi đang nguy khốn ở Nghiệp Thành chống trả quân Hậu Yên non trẻ của Mộ Dung Thuỳ
Tạ Huyền lên kế hoạch đánh tiếp lên phía bắc sông Dương Tử nhưng vì Mộ Dung Thuỳ án ngữ nên kế hoạch khó hiện thực hoá
năm 386 sau khi các tướng Địch Liêu [Zhai Liao] và Zhang Yuan tạo phản, trưng cầu ý kiến đa số cho rằng quân sĩ đã mỏi mệt, Tạ Huyền huỷ kế hoạch và rời bản doanh từ Bành Thành về Hoài Âm [Huaiyin] nay ở Hoài An [Huai'an] tỉnh Giang Tô
kể từ ấy Tạ Huyền lâm bệnh và không thể tiếp tục chiến dịch, ông liên tục viết đơn thoái thác và sau rốt được làm thái thú Cối Kê [Kuaiji] nay ở cầu vịnh Hàng Châu; năm 388 Tạ Huyền mất, hưởng thọ 46 tuổi